- 1Decree No. 73/2012/ND-CP of September 26, 2012, on the foreign cooperation and investment in education
- 2Decree No. 141/2013/ND-CP dated October 24, 2013, detailing and guiding implementation of Law on Higher Education
- 3Decree No. 115/2010/ND-CP dated December 24, 2010, defining the responsibility of state mangement on education
- 4Decree No. 124/2014/ND-CP dated December 29, 2014,
- 5Decree No. 37/2014/ND-CP dated May 5, 2014, providing the organization of specialized agencies under people’s committees of districts, towns or provincial cities
- 1Circular No. 42/2015/TT- BLDTBXH dated October 20th, 2015, regulations on basic-level training
- 2Circular No. 05/2017/TT-BLDTBXH dated March 2, 2017,
- 3Circular No. 06/2017/TT-BLDTBXH dated March 8, 2017,
- 4Circular No. 07/2017/TT-BLDTBXH dated March 10, 2017,
- 5Circular No. 08/2017/TT-BLDTBXH dated March 10, 2017, on standards in qualifications of vocational education teachers
- 6Circular No. 03/2017/TT-BLDTBXH dated March 10, 2017, prescribing the procedures for design, evaluation and issuance of the training programs; writing, selection and evaluation of the training materials for intermediate- and college-level vocational education
- 7Circular No. 36/2017/TT-BLĐTBXH dated December 29, 2017 promulgating the list of arduous, hazardous and dangerous occupations of post-secondary education and college levels
- 8Circular No. 21/2018/TT-BLDTBXH dated November 30, 2018 prescribing criteria for determination of high-quality education programs at the intermediate diploma and associate degree level
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2015/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:
1. Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
2. Hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp, gồm: Điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký liên kết đào tạo với nước ngoài; điều kiện, thủ tục cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
1. Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương; các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.
Điều 3. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở địa phương: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của Chính phủ và theo quy định tại Nghị định này.
THẨM QUYỀN VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng trình Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Trình Quốc hội dự án luật, nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo pháp lệnh, nghị quyết;
b) Ban hành nghị định, nghị quyết của Chính phủ.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Ban hành các quyết định, chỉ thị, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; chương trình mục tiêu, các dự án, đề án phát triển giáo dục nghề nghiệp;
b) Tổ chức bộ máy giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương để thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu và các đề án, dự án về giáo dục nghề nghiệp sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu ở mỗi trình độ đào tạo.
8. Quy định cụ thể điều kiện, yêu cầu, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
11. Ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên.
12. Quy định về điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề; danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu đáp ứng yêu cầu đào tạo của từng trình độ đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề; danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu đáp ứng yêu cầu đào tạo cho các nghề trọng điểm quốc gia, nghề chất lượng cao để tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; mức tiêu hao vật tư trong quá trình đào tạo cho từng nghề, từng trình độ đào tạo và cho các nghề trọng điểm quốc gia, nghề chất lượng cao tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế.
14. Quy định điều kiện, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; công nhận kết quả kiểm định của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; cấp và thu hồi giấy chứng nhận, đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên, tổ chức đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; quản lý và cấp thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp; quy định về xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
15. Quản lý, tổ chức hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
16. Quy định trình tự, thủ tục công nhận bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp và công nhận tương đương đối với người tốt nghiệp các trình độ đào tạo nghề nghiệp ở nước ngoài.
17. Hướng dẫn việc xếp hạng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
18. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường cao đẳng công lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài; công nhận trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng và cơ sở giáo dục đại học đào tạo theo chuyên ngành, nghề có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
19. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
20. Chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp.
21. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về giáo dục nghề nghiệp.
22. Định kỳ tổ chức và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hội giảng nhà giáo dạy giỏi, hội thi thiết bị đào tạo tự làm, hội thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho học sinh, sinh viên cấp quốc gia, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tổ chức thi tay nghề quốc gia và tham gia thi tay nghề khu vực ASEAN, quốc tế.
23. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục nghề nghiệp.
24. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
25. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền, bảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ có cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc có trách nhiệm:
a) Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp quốc gia, đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật của ngành và xã hội;
b) Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương;
d) Quyết định công nhận xếp hạng trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc theo quy định của pháp luật; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức đối với hiệu trưởng trường cao đẳng, trường trung cấp, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương và các quy định khác có liên quan;
đ) Tổ chức hội giảng nhà giáo dạy giỏi, hội thi thiết bị đào tạo tự làm, hội thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi tay nghề cấp Bộ theo hướng dẫn;
e) Quản lý và kiểm tra việc thực hiện quy chế tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và việc cấp bằng, chứng chỉ đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật;
g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ, ngành (nếu có) theo quy định của pháp luật; trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Bộ, ngành (nếu có) theo chức năng, nhiệm vụ được phân công;
i) Thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin, công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo theo định kỳ về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ, ngành (nếu có) theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương;
k) Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các khoản thu hợp pháp khác đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc; thực hiện xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền;
m) Kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ về giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật.
3. Bộ quản lý ngành có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương hướng dẫn về chuẩn năng lực của đội ngũ cán bộ, nhà giáo và nội dung chuyên môn, nghiệp vụ trong xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo đối với những ngành, nghề đặc thù thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành mình theo quy định.
Điều 6. Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về giáo dục nghề nghiệp; chương trình, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp của tỉnh phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương; các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp tại địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc cấp tỉnh.
2. Quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc tỉnh và quản lý hành chính theo lãnh thổ đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn theo điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp do cấp có thẩm quyền ban hành và các quy định của pháp luật có liên quan. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thực hiện các hoạt động đào tạo, phổ biến tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
3. Quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh và cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục trên địa bàn theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
4. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện quy chế tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và việc cấp bằng, chứng chỉ đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật.
5. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn, chỉ đạo việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
6. Thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
7. Quyết định công nhận xếp hạng trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh; công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức đối với hiệu trưởng trường cao đẳng, trường trung cấp, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc và công nhận hiệu trưởng trường trung cấp, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
8. Tổ chức hội giảng nhà giáo dạy giỏi, hội thi thiết bị đào tạo tự làm, hội thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi tay nghề cấp tỉnh theo hướng dẫn.
9. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền.
10. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức và nhân sự đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
11. Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp.
12. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục nghề nghiệp; báo cáo định kỳ về giáo dục nghề nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
13. Thực hiện hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền.
14. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định hiện hành.
15. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục nghề nghiệp ở địa phương theo thẩm quyền.
16. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
17. Tổ chức cơ quan chuyên môn để giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan.
18. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn huyện theo quy định tại Nghị định này.
Ủy ban nhân dân cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp trên về phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn xã theo quy định tại Nghị định này.
HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Điều 9. Hình thức liên kết đào tạo
1. Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình của Việt Nam hoặc chương trình do hai bên xây dựng; cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam.
2. Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình đã chuyển giao từ nước ngoài; cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.
3. Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên xây dựng; cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.
4. Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình đào tạo đã chuyển giao từ nước ngoài; cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam và của nước ngoài và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.
5. Đào tạo một phần theo chương trình của Việt Nam hoặc theo chương trình của nước ngoài tại Việt Nam, một phần theo chương trình của nước ngoài tại nước ngoài; cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.
Điều 10. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo
1. Ngành, nghề và trình độ đào tạo
Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài theo các hình thức liên kết đào tạo quy định tại Điều 9 Nghị định này chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành, nghề và trình độ đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thực hiện.
2. Điều kiện của đối tượng tuyển sinh vào học tại các chương trình liên kết đào tạo:
a) Trường hợp cấp bằng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Việt Nam;
b) Trường hợp cấp bằng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài thì phải tuân thủ quy định của nước ngoài. Các điều kiện này phải tương ứng với điều kiện tiếp nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài quy định tại nước sở tại và được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chấp thuận;
c) Trường hợp đồng cấp bằng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này.
3. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
a) Cơ sở vật chất phải phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng chuyên ngành hoặc nghề, cụ thể:
- Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/chỗ học, diện tích phòng học thực hành tối thiểu từ 4 - 6 m2/chỗ thực hành;
- Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình đào tạo;
- Phòng thí nghiệm, thực nghiệm và phòng học lý thuyết chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo.
b) Thiết bị đào tạo phải đáp ứng theo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu đối với chuyên ngành hoặc nghề do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành. Đối với các chuyên ngành hoặc nghề mà cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chưa ban hành danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu thì phải bảo đảm đủ thiết bị đào tạo theo quy định trong chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của chuyên ngành hoặc nghề đó.
4. Chương trình, giáo trình đào tạo
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết đào tạo có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, học liệu phục vụ cho việc học tập của người học;
b) Chương trình đào tạo phải được kiểm định và công nhận đạt chất lượng theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
5. Đội ngũ nhà giáo
a) Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít nhất phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều 54 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;
b) Nhà giáo là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít nhất phải có 05 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy;
c) Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo, trong đó:
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên/nhà giáo tối đa là 25 học sinh, sinh viên/nhà giáo đối với các chuyên ngành hoặc nghề thuộc lĩnh vực nhân văn, kinh tế và dịch vụ; 20 học sinh, sinh viên/nhà giáo đối với các chuyên ngành hoặc nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ; 15 học sinh, sinh viên/nhà giáo đối với các chuyên ngành hoặc nghề yêu cầu về năng khiếu của người học;
- Có số lượng nhà giáo cơ hữu đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành, nghề liên kết đào tạo.
6. Ngôn ngữ giảng dạy và học tập
a) Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài là ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch; đào tạo để cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam có thể là tiếng Việt hoặc giảng dạy thông qua phiên dịch;
b) Nhà giáo giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương;
c) Người vào học chương trình liên kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài ít nhất phải có trình độ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;
d) Căn cứ nhu cầu của người học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp người học đạt trình độ quy định tại Điểm c Khoản 6 của Điều này trước khi tổ chức giảng dạy chính khóa.
7. Quy mô đào tạo của chương trình liên kết được xác định căn cứ các điều kiện bảo đảm chất lượng chương trình quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 của Điều này.
Điều 11. Hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo
1. Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết cùng ký.
2. Báo cáo thực trạng về các điều kiện bảo đảm hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết xây dựng, trong đó nêu rõ: Mục tiêu của chương trình liên kết đào tạo; chuyên ngành, nghề và trình độ đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình và giáo trình giảng dạy; danh sách giáo viên, giảng viên dự kiến (kèm theo giấy tờ chứng minh nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy của nhà giáo); đối tượng và tiêu chí tuyển sinh; quy mô đào tạo; hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; bằng, chứng chỉ sẽ được cấp, tính tương đương của bằng nước ngoài đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; biện pháp bảo đảm chất lượng và quản lý rủi ro; bộ phận phụ trách chương trình liên kết (kèm theo lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tham gia quản lý chương trình); mức học phí, hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nếu có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học.
3. Thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết.
4. Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc các tài liệu tương đương khác của các bên liên kết.
5. Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết.
6. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 12. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo
1. Các bên liên kết đào tạo làm 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này và nộp cho:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương đối với hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo của trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học;
b) Cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đối với hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho các bên liên kết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra trên thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định, lập báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 13 Nghị định này xem xét, quyết định.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, các cấp có thẩm quyền phải có ý kiến trả lời.
5. Trường hợp không đủ điều kiện để hoạt động liên kết đào tạo, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.
6. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo, cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
7. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi thay đổi các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo thì phải đăng ký bổ sung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Điều 13. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học.
2. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo liên kết cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp.
Điều 14. Đình chỉ tuyển sinh và chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ tuyển sinh hoạt động liên kết đào tạo trong các trường hợp sau đây:
a) Tại thời điểm tuyển sinh không đáp ứng các điều kiện bảo đảm cho hoạt động liên kết quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Có hành vi gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo;
c) Tổ chức tuyển sinh khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo.
2. Chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo trong các trường hợp sau đây:
a) Theo đề nghị của các bên liên kết;
b) Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
c) Có hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Không triển khai hoạt động liên kết đào tạo sau thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo.
3. Người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo theo quy định tại Điều 13 Nghị định này thì có quyền đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo theo quy định.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày bị đình chỉ tuyển sinh hoặc bị chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải bồi hoàn kinh phí đào tạo cho người học, thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người học, của nhà giáo, viên chức, người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể; thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản nợ khác (nếu có).
Mục 2. CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 15. Quy trình cho phép thành lập
1. Việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy trình sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
2. Việc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở chính của những cơ sở này thực hiện theo quy trình sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Quyết định cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Việc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong cùng một tỉnh, thành phố thực hiện theo quy trình sau đây:
a) Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp;
b) Quyết định cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Điều 16. Điều kiện cho phép đầu tư
1. Vốn đầu tư:
a) Dự án đầu tư thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có suất đầu tư ít nhất là 60 triệu đồng/người học (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ số lượng người học quy đổi toàn phần thời gian tính tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất;
b) Dự án đầu tư thành lập trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài; dự án đầu tư xin mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài phải có suất đầu tư ít nhất là 100 triệu đồng/người học (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 100 tỷ đồng;
c) Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% các mức quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này.
2. Cơ sở vật chất:
a) Diện tích đất để xây dựng đạt bình quân ít nhất là 25 m2/người học đối với trường trung cấp, trường cao đẳng và 04 m2/người học đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tính tại thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Có đủ số phòng học, hội trường, phù hợp với quy mô đào tạo;
c) Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ, bảo đảm đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, ban, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 04 m2/người đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 06 m2/người đối với trường trung cấp, 08 m2/người đối với trường cao đẳng;
d) Có thư viện, cơ sở thực hành, thực tập, phòng thí nghiệm, xưởng trường, trại trường, vườn thí nghiệm phù hợp với từng chuyên ngành, nghề đào tạo;
đ) Có khu ký túc xá, câu lạc bộ, nhà ăn, các công trình kỹ thuật, y tế, công trình phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và khu vệ sinh phục vụ cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên nhà trường;
e) Có trang thiết bị dạy học, máy móc, phương tiện đào tạo phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng chuyên ngành, nghề cụ thể;
g) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động từ 20 năm trở lên tại Việt Nam phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý về việc giao đất hoặc cho thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Giai đoạn đầu tư tối đa là 05 năm, các cơ sở này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất cần thiết, ổn định để triển khai đào tạo, giảng dạy và phải bảo đảm việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo đúng tiến độ của dự án;
h) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động dưới 20 năm không phải xây dựng cơ sở vật chất riêng, nhưng phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê trường, lớp, nhà xưởng, các diện tích phụ phù hợp và ổn định trong thời gian ít nhất là 05 năm.
3. Chương trình đào tạo:
a) Chương trình đào tạo thực hiện tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam; chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định;
c) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.
4. Đội ngũ nhà giáo:
a) Nhà giáo ít nhất phải có trình độ theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 và Điểm b Khoản 6 Điều 10 Nghị định này;
b) Tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học không ít hơn 15% tổng số nhà giáo của trường trung cấp, trường cao đẳng;
c) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có đủ số lượng nhà giáo cơ hữu để đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi chuyên ngành, nghề đào tạo.
Điều 17. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
a) Có dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Có đề án tiền khả thi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 18 Nghị định này;
c) Có quỹ đất tại địa phương để giao hoặc cho nhà đầu tư thuê hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có theo quy định tại Điểm g và Điểm h Khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
d) Có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
2. Đối với dự án đầu tư mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng:
a) Trường trung cấp, trường cao đẳng có dự án đầu tư mở phân hiệu là trường đã được tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài công nhận về chất lượng;
b) Có quỹ đất tại địa phương để giao hoặc cho nhà đầu tư thuê hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Điểm g và Điểm h Khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
c) Có đề án tiền khả thi thành lập phân hiệu của trường theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 18 Nghị định này;
d) Có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư mở phân hiệu của trường theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Nhà đầu tư là tổ chức cần nộp bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương khác. Nhà đầu tư là cá nhân cần nộp bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân, lý lịch cá nhân; nhà đầu tư là cá nhân người nước ngoài nộp bổ sung lý lịch tư pháp;
c) Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất hoặc thỏa thuận thuê địa điểm, cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật; giải pháp về công nghệ và môi trường; kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có);
d) Đề án tiền khả thi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm các nội dung sau:
- Loại cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề nghị thành lập; sự cần thiết thành lập; sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Tên gọi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành;
- Dự kiến về bằng, chứng chỉ; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo.
đ) Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
2. Đối với dự án đầu tư mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Bản sao có chứng thực Quyết định cho phép thành lập trường trung cấp, trường cao đẳng;
c) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
d) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của trường xin mở phân hiệu hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Giải trình kinh tế - kỹ thuật liên quan đến việc mở phân hiệu, bao gồm các nội dung quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
e) Đề án tiền khả thi đề nghị mở phân hiệu bao gồm các nội dung sau đây:
- Sự cần thiết mở phân hiệu;
- Tên gọi của phân hiệu, phạm vi hoạt động của phân hiệu; kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo tương ứng với từng giai đoạn phát triển của phân hiệu; dự kiến về cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành;
- Dự kiến về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo phù hợp với quy định của Nghị định này.
g) Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
3. Văn bản xác nhận do cơ quan nước ngoài cấp cho nhà đầu tư phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều 19. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương đối với dự án đầu tư thành lập trường cao đẳng và phân hiệu của những cơ sở này;
b) Cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đối với dự án đầu tư thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp và phân hiệu của trường trung cấp.
Điều 20. Điều kiện cho phép thành lập
1. Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Có đề án thành lập đáp ứng các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp về cơ sở vật chất, thiết bị, về chương trình, giáo trình đào tạo, về đội ngũ nhà giáo tham gia giảng dạy theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
Điều 21. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập
Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm:
1. Văn bản đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó xác định rõ:
a) Tên gọi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; mục tiêu, nhiệm vụ; phạm vi hoạt động; bằng, chứng chỉ sẽ cấp; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành;
b) Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 16 Nghị định này.
4. Văn bản chấp thuận giao đất hoặc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất) và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan.
5. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất.
6. Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
Điều 22. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép thành lập
1. Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 21 Nghị định này cho:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng;
b) Cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp và trường trung cấp.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm định, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 của Luật Giáo dục nghề nghiệp xem xét, quyết định.
5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo thẩm định, các cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 của Luật Giáo dục nghề nghiệp xem xét, quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
6. Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày cho phép thành lập. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn, nhưng không quá 70 năm.
Điều 24. Điều kiện cho phép mở phân hiệu
1. Có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gắn với việc mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.
2. Đã được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài công nhận về chất lượng.
3. Có Đề án mở phân hiệu theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
4. Có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư mở phân hiệu theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
Điều 25. Hồ sơ đề nghị cho phép mở phân hiệu
1. Văn bản đề nghị cho phép mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng.
2. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gắn với việc mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.
3. Bản sao có chứng thực giấy tờ kiểm định chất lượng hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
4. Đề án chi tiết đề nghị mở phân hiệu phải xác định rõ:
a) Tên gọi của phân hiệu; mục tiêu, nhiệm vụ; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành và các hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại phân hiệu;
b) Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của phân hiệu trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình đào tạo nghề nghiệp; đội ngũ nhà giáo phù hợp với quy định pháp luật.
5. Văn bản chấp thuận giao đất hoặc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất) và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan.
6. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở vật chất của phân hiệu đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất.
7. Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
Điều 26. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép mở phân hiệu
1. Nhà đầu tư xin mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng làm 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này và nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 6 Điều 18 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm định, trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 6 Điều 18 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo thẩm định, các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng.
6. Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
Điều 27. Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ được tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, quyết định cho phép mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương, cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh phải thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan các thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu, gồm:
1. Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài thông dụng;
2. Giấy chứng nhận đầu tư đối với những trường hợp phải có giấy chứng nhận đầu tư (số, ngày, cơ quan cấp, tổng số vốn đăng ký đầu tư);
3. Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cho phép mở phân hiệu (số, ngày, cơ quan cấp);
4. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp (nếu có);
5. Họ và tên của hiệu trưởng (giám đốc) cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc của người phụ trách phân hiệu;
6. Địa chỉ cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc phân hiệu và các thông tin liên quan: Điện thoại, fax, biểu tượng và trang web (nếu có), e-mail;
7. Số tài khoản tại ngân hàng giao dịch.
Điều 29. Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam;
b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp;
d) Bảo đảm quyền lợi của cán bộ, người lao động, nhà giáo và người học của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
đ) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình sáp nhập, chia, tách phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định này.
2. Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có thẩm quyền cho phép sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Hồ sơ sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Văn bản đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Một trong các loại giấy tờ tương ứng sau đây:
Hợp đồng sáp nhập do người đại diện theo pháp luật của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có liên quan soạn thảo. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị sáp nhập thành phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận sáp nhập thời hạn thực hiện sáp nhập;
Quyết định chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được chủ sở hữu cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua. Quyết định chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và phải có các nội dung về tên, địa điểm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị chia, tách; tên và địa điểm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ thành lập; nguyên tắc và thủ tục chia, tách tài sản; phương án sử dụng lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị chia, tách sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị chia, tách; thời hạn thực hiện chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Quyết định chia, tách phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định.
4. Trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cho phép sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này;
b) Trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 6 Điều 18 của Luật Giáo dục nghề nghiệp xem xét, quyết định.
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Điều 30. Quyền của doanh nghiệp
1. Được thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi có đề án thành lập đáp ứng các điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
2. Được tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên tại nơi làm việc của doanh nghiệp theo quy định sau đây:
a) Đối tượng đào tạo là người lao động tại doanh nghiệp và lao động khác có nhu cầu được đào tạo;
b) Chương trình đào tạo bao gồm: Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 40 của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
c) Người dạy là nhà giáo hoặc nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tương ứng với cấp trình độ được phân công giảng dạy;
d) Thỏa thuận với người học là người lao động của doanh nghiệp về mức tiền lương và phương thức trả lương trong thời gian đào tạo;
đ) Người học sau khi học hết chương trình đào tạo, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu doanh nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo. Chứng chỉ đào tạo phải ghi rõ nội dung và thời gian đào tạo;
3. Được tham gia vào hội đồng trường cao đẳng, trường trung cấp công lập; hội đồng quản trị trường cao đẳng, trường trung cấp tư thục nếu lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến ngành, nghề đào tạo của trường.
4. Được tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo; xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
5. Được phối hợp với các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để tổ chức đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo thường xuyên; được thực hiện đào tạo theo đặt hàng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặt hàng của Nhà nước.
6. Được thực hiện các quyền khác theo quy định tại Điều 51 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp
1. Cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng và tuyển dụng lao động hàng năm của doanh nghiệp theo ngành, nghề, trình độ đào tạo cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
2. Cử người đại diện là chuyên gia, cán bộ kỹ thuật phù hợp tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo; xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
3. Tự tổ chức đào tạo, phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo, đặt hàng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp.
4. Tiếp nhận nhà giáo của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề tại doanh nghiệp, cập nhật, tiếp cận công nghệ mới; trả tiền lương cho nhà giáo trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách bao gồm hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp trên thị trường trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp theo mức do các bên thỏa thuận.
5. Tiếp nhận người học đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề tại doanh nghiệp theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trả tiền lương cho người đến thực tập mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách bao gồm hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp trên thị trường trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp theo mức do các bên thỏa thuận; tiếp nhận người lao động vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì phải ký hợp đồng đào tạo với người lao động và không thu học phí đối với đối tượng này.
6. Trả chi phí đào tạo, trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ đi học theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động theo quy định của pháp luật.
7. Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp.
8. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cam kết đóng góp vào sự phát triển bền vững của giáo dục nghề nghiệp thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, của cộng đồng và xã hội.
9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 52 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
2. Bãi bỏ Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề.
3. Các quy định về: Hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề; giáo dục nghề nghiệp; cơ sở dạy nghề; cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trường cao đẳng; trình độ cao đẳng quy định tại Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và tại Nghị định số 124/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi Khoản 6 Điều 31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
4. Các quy định về trường cao đẳng, chương trình đào tạo trình độ cao đẳng quy định tại Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
5. Thay thế cụm từ “dạy nghề” bằng cụm từ “giáo dục nghề nghiệp” tại Khoản 11 Điều 8 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
6. Các quy định về trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trình độ trung cấp chuyên nghiệp quy định tại Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp Chính phủ thống nhất thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương theo quy định sau đây cho đến khi Chính phủ có quyết định về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương:
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Nghị định này theo nguyên tắc một việc liên quan nhiều hơn đến hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Bộ nào đang quản lý thì Bộ đó chủ trì, Bộ còn lại phối hợp theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, phối hợp ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đối với trình độ trung cấp, cao đẳng quy định tại các Khoản 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 16 và 17 Điều 4 Nghị định này;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đối với trình độ trung cấp, cao đẳng theo các nội dung quy định tại các Khoản 4, 15, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 Điều 4 Nghị định này;
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Decree No. 31/2015/ND-CP dated March 24, 2015, detailing a number of articles of the Law on employment regarding assessment and grant of certificates of National occupational skills
- 2Decree No. 28/2015/ND-CP dated March 12, 2015, detailing the implementation of a number of articles on unemployment insurance of the Law on employment
- 1Decree No. 70/2009/ND-CP of August 21, 2009, defining responsibilities for state management of vocational training
- 2Decree No. 73/2012/ND-CP of September 26, 2012, on the foreign cooperation and investment in education
- 3Decree No. 141/2013/ND-CP dated October 24, 2013, detailing and guiding implementation of Law on Higher Education
- 4Decree No. 115/2010/ND-CP dated December 24, 2010, defining the responsibility of state mangement on education
- 5Decree No. 124/2014/ND-CP dated December 29, 2014,
- 6Decree No. 37/2014/ND-CP dated May 5, 2014, providing the organization of specialized agencies under people’s committees of districts, towns or provincial cities
- 7Decree No. 15/2019/ND-CP dated February 01, 2019 providing guidelines and implementation of the Law on Vocational Education
- 8Decree No. 15/2019/ND-CP dated February 01, 2019 providing guidelines and implementation of the Law on Vocational Education
- 1Circular No. 21/2018/TT-BLDTBXH dated November 30, 2018 prescribing criteria for determination of high-quality education programs at the intermediate diploma and associate degree level
- 2Circular No. 36/2017/TT-BLĐTBXH dated December 29, 2017 promulgating the list of arduous, hazardous and dangerous occupations of post-secondary education and college levels
- 3Circular No. 07/2017/TT-BLDTBXH dated March 10, 2017,
- 4Circular No. 08/2017/TT-BLDTBXH dated March 10, 2017, on standards in qualifications of vocational education teachers
- 5Circular No. 06/2017/TT-BLDTBXH dated March 8, 2017,
- 6Circular No. 05/2017/TT-BLDTBXH dated March 2, 2017,
- 7Circular No. 03/2017/TT-BLDTBXH dated March 10, 2017, prescribing the procedures for design, evaluation and issuance of the training programs; writing, selection and evaluation of the training materials for intermediate- and college-level vocational education
- 8Circular No. 42/2015/TT- BLDTBXH dated October 20th, 2015, regulations on basic-level training
- 9Decree No. 31/2015/ND-CP dated March 24, 2015, detailing a number of articles of the Law on employment regarding assessment and grant of certificates of National occupational skills
- 10Decree No. 28/2015/ND-CP dated March 12, 2015, detailing the implementation of a number of articles on unemployment insurance of the Law on employment
- 11Law No. 74/2014/QH13 dated November 27, 2014, on vocational education
- 12Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
Decree No. 48/2015/ND-CP dated May 15, 2015,
- Số hiệu: 48/2015/ND-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/05/2015
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2015
- Ngày hết hiệu lực: 20/03/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực