- 1Law No.21/2004/QH11 of June 15, 2004 on bankruptcy
- 2Law No. 33/2005/QH11 of June 14, 2005 to promulgate The Civil Code
- 3Law No. 22/2000/QH10, on the Marriage and Family, passed by the National Assembly
- 4Law No. 65/2006/QH11 of June 29, 2006 on lawyers
- 5Law No. 69/2006/QH11 of June 29, 2006 on legal aid
- 6Law No. 24/2008/QH12 of November 13, 2008, on Vietnamese Nationality
- 7Law No. 26/2008/QH12 of November 14, 2008, on Enforcement of Civil Judgments
- 8Law No. 82/2006/QH11 of November 29, 2006, on notarization
- 9Law No. 28/2009/QH12 of June 17, 2009, on judicial records
- 10Law No. 52/2010/QH12 of June 17, 2010, on adoption
- 11Law No. 54/2010/QH12 of June 17, 2010, on commercial arbitration
- 12Law No. 14/2012/QH13 of June 20, 2012, on legal popularization and education
- 13Law No. 13/2012/QH13 of July 20, 2012, on judicial expertise
- 1Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
- 2Decree No. 77/2008/ND-CP of July 16, 2008, on Legal consultancy.
- 3Decree No. 78/2008/ND-CP of July 17, 2008, on management of legal cooperation with foreign partners.
- 4Decree No. 17/2010/ND-CP of March 04, 2010, on property auction
- 5Decree No. 83/2010/ND-CP of July 23, 2010, on registration of secured transactions
- 6Decree No. 05/2012/ND-CP of February 02, 2012, amending and supplementing a number of articles of the Decrees on secured transaction registration, legal aid, lawyers and legal counseling
- 7Decree No. 06/2012/ND-CP of February 2, 2012, amending and supplementing a number of articles of the decrees on civil status, marriage and family and certification
- 8Law No. 15/2012/QH13 of June 20, 2012, on handling administrative violations
- 9Law No. 20/2012/QH13 of November 20, 2012, amending and supplementing a number of articles of the Law on Lawyers
- 10Decree No. 24/2013/ND-CP of March 28, 2013, detailing the implementation of a number of articles of the Marriage and Family Law regarding the marriage and family relations involving foreign elements
- 11Decree No.158/2005/ND-CP of December 27, 2005, on civil status registration and management
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 110/2013/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2013 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Luật phá sản ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật công chứng ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật trọng tài thương mại ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
Căn cứ Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật; Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 78/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bản đấu giá tài sản;
Căn cứ Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm;
Căn cứ Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã,
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây:
a) Bổ trợ tư pháp, bao gồm: Luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại;
b) Hành chính tư pháp, bao gồm: Chứng thực; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế về pháp luật; trợ giúp pháp lý; đăng ký giao dịch bảo đảm;
c) Hôn nhân và gia đình;
d) Thi hành án dân sự;
đ) Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến các lĩnh vực quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị định này.
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này bao gồm:
b) Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; văn phòng con nuôi nước ngoài; tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành thủ tục phá sản;
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
e) Các tổ chức khác không phải là cơ quan nhà nước vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị định này.
Điều 3. Biện pháp khắc phục hậu quả
1. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định thêm các biện pháp khắc phục hậu quả khác áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Chương II, III, IV, V và VI của Nghị định này, bao gồm:
a) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản;
b) Hủy bỏ giấy tờ giả;
c) Buộc thu hồi các khoản đã thanh toán hoặc bù trừ không đúng quy định của pháp luật;
d) Buộc thu hồi tài sản đã bị tẩu tán, chuyển nhượng không đúng quy định của pháp luật.
2. Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này mà người có thẩm quyền xử phạt không có thẩm quyền hủy bỏ thì kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V và VI của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại Khoản 2 Điều này; trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động hành nghề luật sư
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Thành lập hoặc tham gia thành lập từ hai tổ chức hành nghề luật sư trở lên.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam khi giấy phép hành nghề đã hết hạn;
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Mạo danh luật sư để hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào;
c) Cố ý trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước;
đ) Hành nghề luật sư khi không có chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc chưa gia nhập Đoàn luật sư;
e) Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam trong trường hợp không đủ điều kiện hành nghề.
a) Thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký hợp đồng bằng văn bản hoặc ký hợp đồng thiếu một trong các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 26 của Luật luật sư;
b) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc;
c) Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật;
d) Xúi giục khách hàng khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo trái pháp luật;
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Điểm d Khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động;
d) Không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu về tổ chức và hoạt động luật sư.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
đ) Không cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư;
e) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình;
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý tại văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư;
e) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định về phạm vi hành nghề quy định tại Điều 70 của Luật luật sư;
g) Hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Không phải là tổ chức hành nghề luật sư mà hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư.
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các Điểm c, d và h Khoản 3, Điểm d Khoản 4, Điểm a Khoản 6 Điều này,
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
Điều 8. Hành vi vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về trung tâm tư vấn pháp luật
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động;
d) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động;
đ) Thực hiện tư vấn pháp luật khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy đăng ký hoạt động;
d) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy đăng ký hoạt động.
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động tư vấn pháp luật
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung thẻ tư vấn viên pháp luật;
b) Đòi hỏi tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao mà trung tâm tư vấn pháp luật đã thu;
d) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật;
đ) Sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật giả.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả thẻ tư vấn viên pháp luật;
c) Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;
d) Cố ý tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc;
Tước quyền sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật, chứng chỉ hành nghề luật sư từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, các Điểm b, c, d và đ Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;
b) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng;
c) Xác nhận không đúng thời gian công tác pháp luật, thời gian và kết quả tập sự hành nghề công chứng để đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;
b) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Gian dối, không trung thực khi yêu cầu công chứng hoặc làm chứng;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ để được công chứng hợp đồng, giao dịch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để được công chứng hợp đồng, giao dịch.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ hoặc mạo danh chủ thể để được công chứng hợp đồng, giao dịch.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản không đúng quy định của Luật công chứng;
Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về công chứng viên
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định tại Điều 39 của Luật công chứng;
b) Công chứng không đúng thời hạn quy định;
c) Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định;
d) Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
đ) Từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch mà không có căn cứ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
đ) Lời chứng của công chứng viên trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 5 của Luật công chứng.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng không đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 của Luật công chứng;
c) Cho người khác sử dụng thẻ công chứng viên của mình để hành nghề công chứng;
d) Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch không đúng quy định tại Điều 44 của Luật công chứng;
e) Công chứng hợp đồng, giao dịch có nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
g) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung thẻ công chứng viên.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng thẻ công chứng viên giả;
b) Sử dụng thẻ công chứng viên của người khác để hành nghề công chứng.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả thẻ công chứng viên;
Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;
Điều 15. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lưu trữ hoặc lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;
b) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng mẫu quy định;
c) Hoạt động không đúng nội dung đăng ký hoạt động.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký hoạt động hoặc đăng ký không đúng thời hạn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động;
đ) Sử dụng quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động giả.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về người yêu cầu giám định tư pháp
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo hoặc có hành vi làm sai lệch đối tượng giám định;
b) Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện giám định đúng thời hạn yêu cầu mà không có lý do chính đáng;
b) Không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản;
c) Thực hiện giám định khi không đủ điều kiện giám định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đánh tráo hoặc có hành vi làm sai lệch đối tượng giám định;
b) Không bảo quản các mẫu vật, tài liệu có liên quan đến vụ việc giám định;
d) Không lập, lưu giữ hồ sơ giám định;
đ) Không thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
e) Không tuân thủ quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn trong quá trình thực hiện giám định;
g) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung văn bản giám định;
h) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên;
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc giám định của mình để trục lợi;
c) Từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng;
d) Cố ý kết luận giám định sai sự thật;
đ) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên;
g) Giám định trong trường hợp phải từ chối giám định;
h) Không ghi nhận trung thực kết quả trong quá trình giám định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 18. Hành vi vi phạm quy định về văn phòng giám định tư pháp
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động;
d) Không lập, lưu giữ hồ sơ giám định;
đ) Tiếp nhận và tổ chức việc giám định trong trường hợp phải từ chối giám định;
e) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy đăng ký hoạt động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá;
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề đấu giá;
d) Cản trở, gây khó khăn đối với người tham gia đấu giá trong quá trình bán đấu giá tài sản;
đ) Điều hành cuộc bán đấu giá không đúng trình tự;
e) Chống đối, cản trở việc niêm yết, thông báo bán đấu giá tài sản;
g) Sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá của người khác để điều hành cuộc bán đấu giá;
h) Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá để điều hành cuộc bán đấu giá.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá giả;
b) Thông đồng, dìm giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 20. Hành vi vi phạm quy định về người tham gia đấu giá tài sản
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 21. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức hoạt động bán đấu giá tài sản
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thu phí, tiền đặt trước, chi phí dịch vụ bán đấu giá, các khoản tiền khác không đúng quy định;
b) Không bảo quản tài sản bán đấu giá đúng quy định khi được giao;
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Không ban hành nội quy, quy chế bán đấu giá tài sản;
đ) Cử người không phải là đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản;
e) Cho cá nhân, tổ chức khác tiến hành hoạt động bán đấu giá tài sản dưới danh nghĩa của mình;
g) Cấp thẻ đấu giá viên cho người không đủ tiêu chuẩn, người không làm việc tại tổ chức mình;
h) Thẩm định giá và bán đấu giá đối với cùng một tài sản.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động;
c) Cho tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động;
đ) Không lưu trữ hồ sơ trọng tài hoặc lưu trữ không đúng quy định tại Điều 64 của Luật trọng tài thương mại;
h) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động;
i) Hoạt động theo điều lệ sửa đổi, bổ sung khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động giả;
b) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động của tổ chức khác.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Đòi hỏi khách hàng đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản phí trọng tài;
c) Không đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm trọng tài viên mà hoạt động trọng tài;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực;
b) Sử dụng giấy tờ giả là bản sao có chứng thực; giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ để làm thủ tục yêu cầu chứng thực;
b) Làm giả bản sao có chứng thực.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 25. Hành vi vi phạm quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 26. Hành vi vi phạm quy định về chứng thực chữ ký người dịch
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người dịch có một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ để đủ điều kiện chứng thực chữ ký người dịch;
b) Đòi hỏi tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao dịch thuật đã thỏa thuận;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều này;
Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm chứng sai sự thật về việc sinh;
b) Cố ý khai không đúng sự thật về nội dung khai sinh;
c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Điều 28. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn và môi giới kết hôn
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
c) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi môi giới kết hôn trái pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động;
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động;
b) Khai không đúng sự thật trong tờ khai đăng ký hoạt động;
c) Cung cấp giấy tờ chứng minh về địa điểm đặt trụ sở không đúng sự thật;
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả;
c) Hoạt động vượt quá phạm vi, nội dung ghi trong giấy đăng ký hoạt động;
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy đăng ký hoạt động;
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại Khoản 3, Điểm c và Điểm d Khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 30. Hành vi vi phạm quy định về cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
b) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
Điều 31. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký khai tử cho người đang sống;
b) Cố ý không đăng ký khai tử cho người chết để trục lợi.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
Điều 32. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giám hộ
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký giám hộ;
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký giám hộ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
Điều 33. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con;
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con;
c) Ép buộc người khác nhận cha, mẹ, con.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
Điều 34. Hành vi vi phạm quy định về thay đổi, cải chính hộ tịch
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch;
c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch;
d) Nhờ người làm chứng không đúng sự thật để thay đổi, cải chính hộ tịch.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Điều 35. Hành vi vi phạm quy định về xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
Điều 36. Hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng giấy tờ hộ tịch
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả về hộ tịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều này.
Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về quản lý quốc tịch
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ về quốc tịch;
c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục về quốc tịch;
d) Sử dụng giấy tờ giả về quốc tịch.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hủy hoại giấy tờ về quốc tịch;
b) Làm giả giấy tờ về quốc tịch.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2, Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều này.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung phiếu lý lịch tư pháp;
c) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả phiếu lý lịch tư pháp;
b) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Điểm c Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều này.
Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; cản trở hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Truyền đạt sai lệch nội dung pháp luật được phổ biến;
Tước quyền sử dụng thẻ báo cáo viên pháp luật từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 41. Hành vi vi phạm quy định về hợp tác quốc tế về pháp luật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế không xin phép; không đúng chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không gửi báo cáo sau khi tổ chức hội nghị, hội thảo.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tuân thủ quy định về trình cơ quan có thẩm quyền khi sửa đổi, bổ sung chương trình, dự án hợp tác làm thay đổi mục tiêu của chương trình, dự án hợp tác đó;
b) Không theo dõi, đánh giá chương trình, dự án trong quá trình thực hiện;
c) Ký kết các thỏa thuận hợp tác không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Triển khai thực hiện hoặc cho phép thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật khi không có văn bản ký kết hoặc có văn bản ký kết nhưng chưa có hiệu lực pháp luật;
b) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật mà không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 42. Hành vi vi phạm quy định về người được trợ giúp pháp lý
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Điều 43. Hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng hoặc cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi;
d) Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý;
e) Không từ chối hoặc tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý đối với các trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật trợ giúp pháp lý.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
đ) Thực hiện trợ giúp pháp lý mà không đủ điều kiện của người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Tước quyền sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3, các điểm a, b và c Khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
Điều 44. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Không thực hiện việc thông báo theo quy định khi chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng quy định của pháp luật;
c) Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăng ký;
đ) Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp không đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thành lập tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trái pháp luật;
b) Sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý giả.
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Điều 45. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm
3. Phải tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo;
b) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm;
c) Sử dụng giấy chứng nhận giả, văn bản cung cấp thông tin giả, đơn yêu cầu có chứng nhận giả.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm;
b) Làm giả giấy chứng nhận, văn bản cung cấp thông tin.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Điều 46. Hành vi vi phạm quy định về khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch hoặc hủy hoại thông tin về giao dịch bảo đảm bằng giấy hoặc dữ liệu điện tử.
Điều 47. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
Điều 49. Hành vi vi phạm quy định về giám hộ
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc đăng ký giám hộ để trục lợi;
b) Lợi dụng việc đăng ký giám hộ để xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 50. Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai báo gian dối để đăng ký việc cho, nhận con nuôi;
b) Làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi;
c) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi trái pháp luật;
d) Lợi dụng việc nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao động.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này;
Điều 51. Hành vi vi phạm quy định về văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thay đổi người đứng đầu khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Sử dụng giấy phép hoạt động giả của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;
c) Giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật;
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Làm giả giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Điểm c và Điểm d Khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 52. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin, không giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền thi hành án mà không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;
d) Cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan Thi hành án dân sự.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên;
c) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc trừ vào thu nhập.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
c) Hủy hoại tài sản đã kê biên;
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều này.
Điều 53. Hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền nộp đơn
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền nộp đơn của những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Điều 54. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ nộp đơn
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thời hạn quy định.
Điều 55. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ cung cấp tài liệu, xuất trình giấy tờ
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có một trong các hành vi sau:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không kịp thời tài liệu do pháp luật quy định theo yêu cầu của Tòa án nhân dân;
b) Không sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu hoặc quá hạn trong việc sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu theo yêu cầu của Tòa án nhân dân.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có hành vi không xuất trình cho Tòa án nhân dân các giấy tờ, tài liệu trong thời hạn quy định.
Điều 56. Hành vi vi phạm trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không tham gia hoặc không cử người tham gia tổ quản lý, thanh lý tài sản trong thời hạn yêu cầu của Tòa án nhân dân.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản mà có một trong các hành vi sau khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán:
a) Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản;
b) Nhận tài sản từ hợp đồng chuyển nhượng;
c) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
d) Vay tiền;
đ) Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản;
e) Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã nhận được quyết định mở thủ tục phá sản mà có một trong các hành vi sau:
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Thanh toán nợ không có bảo đảm;
c) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
d) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 58. Hành vi vi phạm quy định về thời hạn và nghĩa vụ kiểm kê tài sản
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không thực hiện việc kiểm kê tài sản theo bảng kê chi tiết đã nộp cho Tòa án nhân dân và không xác định giá trị các tài sản đó trong thời hạn quy định.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án nhân dân áp dụng thủ tục thanh lý mà vẫn thực hiện việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã đó, trừ trường hợp việc thanh toán được thẩm phán phụ trách tiến hành phá sản đồng ý bằng văn bản.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án nhân dân áp dụng thủ tục thanh lý mà thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm bù trừ hoặc thanh toán các khoản doanh nghiệp, hợp tác xã vay của tổ chức tín dụng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi các khoản đã thanh toán hoặc bù trừ không đúng quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 60. Hành vi vi phạm quy định về thông báo về tình trạng phá sản
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không thông báo công khai cho nhân viên và người lao động của mình biết sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với nhân viên, người lao động có hành vi che giấu tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi được thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã đã nhận được quyết định mở thủ tục phá sản.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với nhân viên, người lao động có hành vi tẩu tán, chuyển nhượng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi được thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã đã nhận được quyết định mở thủ tục phá sản.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi tài sản đã bị tẩu tán, chuyển nhượng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 62. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không thực hiện việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh theo nghị quyết của hội nghị chủ nợ lần thứ nhất và không nộp cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền trong thời hạn quy định.
Điều 63. Hành vi vi phạm quy định về giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền trong thời hạn quy định.
Điều 64. Hành vi vi phạm quy định về tham gia hội nghị chủ nợ
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông công ty cổ phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhưng không tham gia hội nghị chủ nợ, không ủy quyền cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng.
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 65. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
c) Tước quyền sử dụng thẻ báo cáo viên pháp luật cấp huyện có thời hạn;
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
Điều 67. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra Tư pháp
1. Thanh tra viên Tư pháp đang thi hành công vụ có quyền:
2. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp có quyền:
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền:
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền:
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Chương II, III, IV và V của Nghị định này.
Điều 68. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thi hành án dân sự
1. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền:
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có quyền:
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương V của Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương VI của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu có quyền:
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương V của Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có quyền:
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương V của Nghị định này.
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Nghị định này.
Điều 70. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
1. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương VI của Nghị định này.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương VI của Nghị định này.
Điều 71. Thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm của tổ chức
Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 của Điều 66; Điểm b và Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 của Điều 67; Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Điểm b Khoản 4 và Điểm b Khoản 5 của Điều 68; Khoản 2 Điều 69; Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 của Điều 70 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với hành vi vi phạm của tổ chức, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 72. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại các Điều 24, 25, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 66 của Nghị định này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 66 của Nghị định này;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại Chương II, Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IV của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 66 của Nghị định này.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra:
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự:
Điều 73. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 11 năm 2013 và thay thế Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp; Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; Nghị định số 10/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.
2. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định này có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.
3. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; Nghị định số 10/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Decree No. 119/2013/ND-CP of October 09, 2013, on sanctioning of administrative violations in the domains of veterinary medicine, livestock breeds, and livestock feeds
- 2Decree No. 109/2013/ND-CP of September 24, 2013, on penalties for administrative violations against the law on pricing, fee management, and invoicingtructures
- 3Decree No. 108/2013/ND-CP of September 23, 2013, providing for the sanctioning of administrative violations in the domains of securities and securities market
- 1Decree no. 87/2001/ND-CP of November 21, 2001 on sanctions against administrative violations in the field of marriage and family
- 2Decree no. 60/2009/ND-CP of July 23, 2009, on sanctioning of administrative violations in the judicial domain
- 3Decree no. 60/2009/ND-CP of July 23, 2009, on sanctioning of administrative violations in the judicial domain
- 1Decree No. 119/2013/ND-CP of October 09, 2013, on sanctioning of administrative violations in the domains of veterinary medicine, livestock breeds, and livestock feeds
- 2Decree No. 109/2013/ND-CP of September 24, 2013, on penalties for administrative violations against the law on pricing, fee management, and invoicingtructures
- 3Decree No. 108/2013/ND-CP of September 23, 2013, providing for the sanctioning of administrative violations in the domains of securities and securities market
- 4Decree No. 24/2013/ND-CP of March 28, 2013, detailing the implementation of a number of articles of the Marriage and Family Law regarding the marriage and family relations involving foreign elements
- 5Law No. 20/2012/QH13 of November 20, 2012, amending and supplementing a number of articles of the Law on Lawyers
- 6Law No. 13/2012/QH13 of July 20, 2012, on judicial expertise
- 7Law No. 14/2012/QH13 of June 20, 2012, on legal popularization and education
- 8Law No. 15/2012/QH13 of June 20, 2012, on handling administrative violations
- 9Decree No. 05/2012/ND-CP of February 02, 2012, amending and supplementing a number of articles of the Decrees on secured transaction registration, legal aid, lawyers and legal counseling
- 10Decree No. 06/2012/ND-CP of February 2, 2012, amending and supplementing a number of articles of the decrees on civil status, marriage and family and certification
- 11Decree No. 83/2010/ND-CP of July 23, 2010, on registration of secured transactions
- 12Law No. 52/2010/QH12 of June 17, 2010, on adoption
- 13Law No. 54/2010/QH12 of June 17, 2010, on commercial arbitration
- 14Decree No. 17/2010/ND-CP of March 04, 2010, on property auction
- 15Law No. 28/2009/QH12 of June 17, 2009, on judicial records
- 16Law No. 26/2008/QH12 of November 14, 2008, on Enforcement of Civil Judgments
- 17Law No. 24/2008/QH12 of November 13, 2008, on Vietnamese Nationality
- 18Decree No. 78/2008/ND-CP of July 17, 2008, on management of legal cooperation with foreign partners.
- 19Decree No. 77/2008/ND-CP of July 16, 2008, on Legal consultancy.
- 20Law No. 82/2006/QH11 of November 29, 2006, on notarization
- 21Law No. 65/2006/QH11 of June 29, 2006 on lawyers
- 22Law No. 69/2006/QH11 of June 29, 2006 on legal aid
- 23Decree No.158/2005/ND-CP of December 27, 2005, on civil status registration and management
- 24Law No. 33/2005/QH11 of June 14, 2005 to promulgate The Civil Code
- 25Law No.21/2004/QH11 of June 15, 2004 on bankruptcy
- 26Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
- 27Law No. 22/2000/QH10, on the Marriage and Family, passed by the National Assembly
Decree No.110/2013/ND-CP of September 24, 2013, regulation on sanction of administrative violation in the field of judicial assistance, judicial administration, marriage and family, civil judgment enforcement, enterprise and cooperative bankruptcy
- Số hiệu: 110/2013/ND-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 24/09/2013
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/11/2013
- Ngày hết hiệu lực: 01/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực