Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 158/2005/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2005 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Hộ tịch và đăng ký hộ tịch
1. Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết.
2. Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc;
b) Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.
3. Việc đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Điều 2. Mục đích quản lý hộ tịch
Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Điều 3. Quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch
Cá nhân có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.
Người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đăng ký hộ tịch phải tự giác đăng ký các sự kiện hộ tịch theo quy định của Nghị định này.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm tạo điều kiện thuận tiện để mọi cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.
Điều 4. Nguyên tắc đăng ký và quản lý hộ tịch
1. Mọi sự kiện hộ tịch phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của Nghị định này.
2. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúng thẩm quyền quy định của Nghị định này.
3. Cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo đối với cơ quan quản lý hộ tịch cấp dưới; trường hợp phát hiện thấy sai phạm phải chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
4. Cơ quan đăng ký hộ tịch phải niêm yết công khai, chính xác các quy định về giấy tờ mà người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình hoặc nộp khi đăng ký hộ tịch, thời hạn giải quyết và lệ phí đăng ký hộ tịch.
Điều 5. Giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch
1. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó.
2. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Giấy tờ hộ tịch do Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam) cấp có giá trị như giấy tờ hộ tịch được cấp ở trong nước.
Điều 6. Sử dụng giấy tờ hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp
1. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, khi sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Giấy tờ hộ tịch do Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam cấp cho công dân nước đó để sử dụng tại Việt Nam được miễn hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở nguyên tắc có đi, có lại.
2. Giấy tờ hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều này bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Công dân Việt Nam có giấy tờ hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều này mà về nước thường trú, thì phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch theo quy định tại mục 4 chương III của Nghị định này.
1. Trong trường hợp Nghị định này quy định việc làm chứng, thì người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng.
2. Người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của sự việc mà mình làm chứng.
Điều 8. Xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch
Trong trường hợp Nghị định này quy định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo nơi cư trú, thì thẩm quyền đăng ký hộ tịch được xác định như sau:
2. Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú.
Điều 9. Các giấy tờ cá nhân xuất trình khi đăng ký hộ tịch
Khi đăng ký hộ tịch, nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ Tư pháp hộ tịch) hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp) hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp không biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự, thì yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra:
1. Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó;
2. Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này.
Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch (trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký việc nuôi con nuôi, đăng ký giám hộ, đăng ký việc nhận cha, mẹ, con) hoặc yêu cầu cấp các giấy tờ về hộ tịch mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch, thì có thể uỷ quyền cho người khác làm thay. Việc uỷ quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.
Nếu người được uỷ quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người uỷ quyền, thì không cần phải có văn bản uỷ quyền.
Điều 11. Áp dụng điều ước quốc tế
Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này, thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 12. Lệ phí đăng ký hộ tịch
Cơ quan đăng ký hộ tịch được thu lệ phí theo quy định của pháp luật, trong đó đã bao gồm cả chi phí cho giấy tờ, biểu mẫu hộ tịch.
Mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hộ tịch do Bộ Tài chính quy định.
Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
2. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.
3. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
Điều 14. Thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.
Điều 15. Thủ tục đăng ký khai sinh
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Điều 16. Khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi
1. Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa chỉ của người phát hiện. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản, một bản giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.
3. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi”. Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”; nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu.
4. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì việc lập biên bản và thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khi đăng ký khai sinh, những nội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được, thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi".
Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn.
2. Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ.
Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn
1. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại chương V của Nghị định này.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.
Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
Điều 19. Thẩm quyền đăng ký khai tử
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
2. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Điều 20. Thời hạn đi khai tử và trách nhiệm khai tử
1. Thời hạn đi khai tử là 15 ngày, kể từ ngày chết.
2. Thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử; nếu người chết không có thân nhân, thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử.
Điều 21. Thủ tục đăng ký khai tử
1. Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử. Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của người đi khai tử.
1. Giấy báo tử phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; địa điểm chết và nguyên nhân chết.
2. Thẩm quyền cấp Giấy báo tử:
a) Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế, thì Giám đốc bệnh viện hoặc người phụ trách cơ sở y tế đó cấp Giấy báo tử;
b) Đối với người cư trú ở một nơi, nhưng chết ở một nơi khác, ngoài cơ sở y tế, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết cấp Giấy báo tử;
c) Đối với người chết là quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thì thủ trưởng đơn vị đó cấp Giấy báo tử;
d) Đối với người chết trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc tại nơi tạm giữ, thì Thủ trưởng cơ quan nơi giam, giữ người đó cấp Giấy báo tử;
đ) Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành Công an quản lý, thì Thủ trưởng các cơ quan đó cấp Giấy báo tử;
e) Đối với người chết do thi hành án tử hình, thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp Giấy báo tử;
g) Trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, thì quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Giấy báo tử;
h) Trường hợp người chết có nghi vấn, thì văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử;
i) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử;
k) Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho Giấy báo tử.
3. Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử quy định tại khoản 2 Điều này, được cấp cho thân nhân người chết để đi khai tử. Trong trường hợp người chết không có thân nhân, thì Giấy báo tử được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai tử theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này, để Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký khai tử.
Điều 23. Đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh
Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử. Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ "Trẻ chết sơ sinh".
Điều 24. Đăng ký khai tử cho người bị Toà án tuyên bố là đã chết
1. Việc đăng ký khai tử cho người bị Toà án tuyên bố là đã chết được thực hiện khi quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải thực hiện việc đăng ký khai tử.
2. Trong trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, đã đăng ký khai tử, nhưng sau đó còn sống trở về, được Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai tử căn cứ vào quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, xoá tên người đó trong Sổ đăng ký khai tử và thu hồi lại Giấy chứng tử đã cấp.
MỤC 4: ĐĂNG KÝ VIỆC NUÔI CON NUÔI
Điều 25. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
2. Trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi đăng ký việc nuôi con nuôi; nếu trẻ em đó đã được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng đăng ký việc nuôi con nuôi.
Điều 26. Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi
Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi gồm có:
1. Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi (theo mẫu quy định).
Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải do chính cha, mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đẻ đã ly hôn. Trong trường hợp một bên cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia; nếu cả cha và mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người hoặc tổ chức giám hộ trẻ em thay cha, mẹ đẻ ký Giấy thỏa thuận. Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng mà không xác định được địa chỉ của cha, mẹ đẻ, thì người đại diện của cơ sở nuôi dưỡng ký Giấy thoả thuận.
Nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì trong Giấy thỏa thuận phải có ý kiến của người đó về việc đồng ý làm con nuôi, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trong trường hợp người nhận con nuôi không cư trú tại xã, phường, thị trấn, nơi đăng ký việc nuôi con nuôi nói tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định này, thì Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải có xác nhận của Ủy ban nhân cấp xã, nơi người nhận con nuôi cư trú về việc người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi.
3. Biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi, nếu người được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi.
Điều 27. Trình tự đăng ký việc nuôi con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải trực tiếp nộp hồ sơ nhận con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc nuôi con nuôi.
2. Trước khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ Tư pháp hộ tịch phải kiểm tra, xác minh kỹ các nội dung sau đây:
a) Tính tự nguyện của việc cho và nhận con nuôi;
b) Tư cách của người nhận con nuôi;
c) Mục đích nhận con nuôi.
Thời hạn kiểm tra, xác minh các nội dung trên không quá 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh thêm, thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
Sau thời hạn nói trên, nếu xét thấy việc cho và nhận con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi.
3. Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, bên cho, bên nhận con nuôi phải có mặt; nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì cũng phải có mặt. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi được cấp theo yêu cầu của các bên cho và nhận con nuôi. Bên cho con nuôi có trách nhiệm giao cho cha, mẹ nuôi bản chính Giấy khai sinh của con nuôi.
Điều 28. Bổ sung, sửa đổi Giấy khai sinh của con nuôi
1. Trong trường hợp con nuôi là trẻ bị bỏ rơi mà phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh còn để trống, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi ghi bổ sung các thông tin của cha, mẹ nuôi vào phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, nếu cha mẹ nuôi có yêu cầu. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”.
2. Trong trường hợp giữa cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi có sự thỏa thuận về việc thay đổi phần khai về cha, mẹ từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho con nuôi đăng ký khai sinh lại theo những nội dung thay đổi đó. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”. Việc đăng ký khai sinh lại phải được ghi rõ trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh trước đây. Bản chính và bản sao Giấy khai sinh của con nuôi được cấp theo nội dung mới. Giấy khai sinh cũ phải thu hồi.
Việc thay đổi phần khai về cha, mẹ nói tại khoản 2 Điều này phải được sự đồng ý của con nuôi, nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên.
MỤC 5: ĐĂNG KÝ VIỆC GIÁM HỘ
Điều 29. Thẩm quyền đăng ký việc giám hộ
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người giám hộ hoặc nơi có trụ sở của cơ quan, tổ chức đảm nhận giám hộ thực hiện đăng ký việc giám hộ.
Điều 30. Thủ tục đăng ký việc giám hộ
2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc giám hộ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc giám hộ. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
Khi đăng ký việc giám hộ, người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ phải có mặt. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ và Quyết định công nhận việc giám hộ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người giám hộ và người cử giám hộ mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc giám hộ. Bản sao Quyết định công nhận việc giám hộ được cấp theo yêu cầu của người giám hộ và người cử giám hộ.
Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ. Danh mục tài sản được lập thành 3 bản, một bản lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc giám hộ, một bản giao cho người giám hộ, một bản giao cho người cử giám hộ.
Điều 31. Đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký việc giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt việc giám hộ.
2. Người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), Quyết định công nhận việc giám hộ đã cấp trước đây và xuất trình các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm dứt việc giám hộ theo quy định của Bộ Luật Dân sự.
Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, đã được lập thành danh mục khi đăng ký giám hộ, thì người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp danh mục tài sản đó và danh mục tài sản hiện tại của người được giám hộ.
4. Trong trường hợp người giám hộ đề nghị được thay đổi giám hộ và có người khác có đủ điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt việc giám hộ cũ và đăng ký việc giám hộ mới theo quy định tại Mục này.
MỤC 6: ĐĂNG KÝ VIỆC NHẬN CHA, MẸ, CON
Điều 32. Điều kiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
1. Việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Mục này được thực hiện, nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp.
2. Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định tại Mục này, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp.
Điều 33. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Điều 34. Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.
Điều 35. Bổ sung, cải chính Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con
1. Căn cứ vào Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con ghi bổ sung phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con, nếu phần khai về cha, mẹ trước đây để trống.
Trong trường hợp Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu 1 quyển tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), thì Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để ghi tiếp việc bổ sung.
2. Trong trường hợp phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con đã ghi tên người khác, không phải là cha, mẹ đẻ, thì đương sự phải làm thủ tục cải chính theo quy định tại Mục 7 Chương này.
Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch theo quy định tại Mục này bao gồm:
1. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.
3. Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
4. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
5. Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.
6. Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.
Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.
3. Việc bổ sung hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Nội dung bổ sung được ghi trực tiếp vào những cột, mục tương ứng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần ghi bổ sung. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh phải ghi rõ nội dung bổ sung; căn cứ ghi bổ sung; họ, tên, chữ ký của người ghi bổ sung; ngày, tháng, năm bổ sung. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần đã ghi bổ sung.
Trong trường hợp nội dung Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh trước đây không có cột mục cần ghi bổ sung, thì nội dung bổ sung được ghi vào mặt sau của bản chính Giấy khai sinh và cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh.
Trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch trước đây do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, nhưng sổ hộ tịch chỉ còn lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc bổ sung.
4. Sau khi việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi, cải chính hoặc bổ sung.
5. Trong trường hợp nội dung bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ đã thay đổi do việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con, căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ thực hiện việc điều chỉnh nội dung đó trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con cho phù hợp; nếu Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc điều chỉnh.
Điều 39. Điều chỉnh nội dung trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác
1. Khi cá nhân có yêu cầu điều chỉnh nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký hộ tịch căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh để điều chỉnh những nội dung đó cho phù hợp với nội dung tương ứng trong bản chính Giấy khai sinh.
Nếu việc điều chỉnh nội dung của sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch khác không liên quan đến nội dung khai sinh, thì Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào những giấy tờ có liên quan do đương sự xuất trình để điều chỉnh.
Trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch trước đây do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, nhưng sổ hộ tịch chỉ còn lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc điều chỉnh.
3. Sau khi việc điều chỉnh hộ tịch đã được ghi vào sổ hộ tịch, thì bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch sẽ ghi theo nội dung đã điều chỉnh.
1. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch mà sổ hộ tịch đã chuyển lưu một quyển tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về những nội dung thay đổi để ghi tiếp vào sổ hộ tịch lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký hộ tịch về những nội dung thay đổi để ghi tiếp vào sổ hộ tịch lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
MỤC 8: GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH CÁC THAY ĐỔI HỘ TỊCH KHÁC
Điều 41. Ghi vào sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch khác
1. Các thay đổi hộ tịch khác bao gồm: xác định cha, mẹ, con (do Toà án xác định); thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi phải được ghi vào sổ hộ tịch theo quy định tại Mục này.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi ra Quyết định liên quan đến các thay đổi hộ tịch khác nói tại khoản 1 Điều này, đồng thời gửi một bản sao Quyết định cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nơi trước đây đã đăng ký sự kiện hộ tịch có liên quan đến việc thay đổi để ghi vào sổ hộ tịch.
Điều 42. Cách ghi vào sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch khác
1. Việc ghi vào sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch khác được thực hiện như sau:
a) Việc xác định cha, mẹ, con được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh trước đây của người con;
b) Việc thay đổi quốc tịch được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh trước đây;
c) Việc ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn trước đây;
d) Việc chấm dứt nuôi con nuôi được ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây.
2. Khi ghi vào sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch khác phải ghi rõ các nội dung thay đổi; số, ngày, tháng, năm Quyết định; cơ quan ra Quyết định và người ký Quyết định.
3. Trong trường hợp sổ hộ tịch đã chuyển lưu một quyển tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì sau khi thực hiện việc ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi thông báo những nội dung thay đổi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để ghi tiếp vào sổ hộ tịch lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong trường hợp sổ hộ tịch chỉ còn lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác.
MỤC 9: ĐĂNG KÝ QUÁ HẠN, ĐĂNG KÝ LẠI
Điều 43. Đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
Việc sinh, tử chưa đăng ký trong thời hạn quy định tại Điều 14 và Điều 20 của Nghị định này, thì phải đăng ký theo thủ tục đăng ký quá hạn.
Điều 44. Thẩm quyền đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này thực hiện việc đăng ký khai sinh quá hạn.
Trong trường hợp người đã thành niên đăng ký khai sinh quá hạn cho mình, thì có thể đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai tử theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này thực hiện việc đăng ký khai tử quá hạn.
Điều 45. Thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
1. Người đi đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn phải nộp các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 (nếu là khai sinh) hoặc khoản 1 Điều 21 (nếu là khai tử) của Nghị định này.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký khai sinh quá hạn cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, mà trong các hồ sơ, giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán, thì đăng ký đúng theo nội dung đó. Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai về quê quán được ghi theo địa danh hiện tại.
Phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời điểm đăng ký khai sinh quá hạn. Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì quốc tịch của cha, mẹ vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam; quốc tịch hiện tại của cha, mẹ được ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.
Điều 46. Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại.
Điều 47. Thẩm quyền đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự cư trú hoặc nơi đã đăng ký việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi trước đây thực hiện việc đăng ký lại.
Điều 48. Thủ tục đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
Trong trường hợp đăng ký lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã, không phải nơi đương sự đã đăng ký hộ tịch trước đây, thì Tờ khai phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký hộ tịch về việc đã đăng ký; trừ trường hợp đương sự xuất trình được bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi, nếu người đi đăng ký lại xuất trình bản sao giấy tờ đã cấp hợp lệ trước đây, thì nội dung khai sinh, khai tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi được ghi theo nội dung của bản sao giấy tờ hộ tịch đó.
Trường hợp đăng ký lại việc sinh cho người không có bản sao Giấy khai sinh đã cấp trước đây, nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, mà trong các hồ sơ giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán, thì đăng ký đúng theo nội dung đó. Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai về quê quán được ghi theo địa danh hiện tại.
Phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời điểm đăng ký lại việc sinh. Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì quốc tịch của cha, mẹ vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam; quốc tịch hiện tại của cha, mẹ được ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.
4. Khi đăng ký lại việc kết hôn, nhận nuôi con nuôi, các bên đương sự phải có mặt. Quan hệ hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi được công nhận kể từ ngày đã đăng ký kết hôn hoặc đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây.
ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
MỤC 1: ĐĂNG KÝ KHAI SINH
Điều 49. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
1. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ là người nước ngoài, được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ, nếu họ có yêu cầu.
2. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người mẹ.
3. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam, được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha là công dân Việt Nam.
Điều 50. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn).
Trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì phải có giấy thỏa thuận của cha và mẹ về việc chọn quốc tịch. Giấy thoả thuận về việc chọn quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó.
3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Sở Tư pháp kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
4. Tên của trẻ em là tên Việt Nam hoặc tên nước ngoài theo sự lựa chọn của cha mẹ.
Điều 51. Thẩm quyền đăng ký khai tử
1. Việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam được thực hiện tại Sở Tư pháp tỉnh (thành phố), nơi cư trú cuối cùng của người đó, nếu thân nhân của họ có yêu cầu.
2. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết, thì Sở Tư pháp tỉnh (thành phố), nơi người đó chết, thực hiện việc đăng ký khai tử.
Điều 52. Thủ tục đăng ký khai tử
3. Sau khi đăng ký khai tử, Sở Tư pháp gửi cho Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao bản sao Giấy chứng tử để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân hoặc thường trú.
Điều 53. Thẩm quyền đăng ký giám hộ
Việc đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người giám hộ hoặc người được giám hộ.
Điều 54. Thủ tục đăng ký giám hộ và đăng ký chấm dứt, thay đổi giám hộ
1. Thủ tục đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú ở Việt Nam được áp dụng tương tự quy định tại Điều 30 của Nghị định này.
2. Sau khi đăng ký giám hộ, Sở Tư pháp gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người giám hộ và người được giám hộ bản sao Quyết định công nhận việc giám hộ để giám sát việc giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
3. Thủ tục đăng ký chấm dứt, thay đổi giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam được áp dụng tương tự quy định tại Điều 31 của Nghị định này.
Điều 55. Những trường hợp phải ghi vào sổ hộ tịch và thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch
1. Công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài các việc: khai sinh; kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi khi về nước thường trú phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch theo quy định tại Mục này.
2. Việc công nhận kết hôn; nuôi con nuôi; nhận cha, mẹ, con đã đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng được ghi vào sổ hộ tịch theo quy định tại Mục này.
3. Sở Tư pháp, nơi đương sự cư trú thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch.
Điều 56. Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch
1. Người có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch phải xuất trình bản chính hoặc bản sao giấy tờ hộ tịch cần ghi.
2. Sau khi kiểm tra giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào sổ hộ tịch theo quy định tại Điều 57 của Nghị định này.
Điều 57. Cách ghi vào sổ hộ tịch
1. Việc ghi vào sổ hộ tịch được thực hiện như sau:
a) Việc sinh được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh;
b) Việc kết hôn được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn;
c) Việc nhận cha, mẹ, con được ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con;
d) Việc nuôi con nuôi được ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi.
2. Khi ghi vào sổ hộ tịch phải ghi theo đúng nội dung của giấy tờ hộ tịch mà đương sự xuất trình; những nội dung trong sổ hộ tịch có mà trong giấy tờ hộ tịch không có, thì để trống, những nội dung trong giấy tờ hộ tịch có nhưng trong sổ hộ tịch không có thì ghi vào cột ghi chú của sổ hộ tịch.
3. Đối với những giấy tờ hộ tịch của công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước thường trú, thì sau khi thực hiện việc ghi chú vào sổ hộ tịch, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự bản chính giấy tờ hộ tịch mới. Sổ ghi các sự kiện hộ tịch là căn cứ để cấp bản sao giấy tờ hộ tịch sau này.
Đối với việc công nhận kết hôn; nuôi con nuôi; nhận cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Nghị định này, thì sau khi thực hiện việc ghi chú vào sổ hộ tịch, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự giấy xác nhận về việc đã ghi chú đó.
MỤC 5: ĐĂNG KÝ LẠI VIỆC SINH, TỬ, KẾT HÔN, NHẬN NUÔI CON NUÔI
Điều 58. Điều kiện, thẩm quyền đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
1. Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam, nhưng bản chính giấy tờ hộ tịch và sổ đăng ký hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại.
2. Sở Tư pháp mà trong địa hạt tỉnh (thành phố) đó trước đây đương sự đã đăng ký việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi thực hiện đăng ký lại.
Điều 59. Thủ tục đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
Trong trường hợp việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi trước đây đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi về việc đã đăng ký; trừ trường hợp đương sự xuất trình được bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Việc xác định nội dung khi đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi được thực hiện tương tự như quy định tại khoản 3 Điều 48 của Nghị định này. Trong trường hợp đương sự đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì phần ghi về quốc tịch của người đó trong sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch hiện tại của đương sự được ghi chú vào sổ hộ tịch và mặt sau của giấy tờ hộ tịch.
4. Khi đăng ký lại việc kết hôn, nhận nuôi con nuôi các bên đương sự phải có mặt. Quan hệ hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi được công nhận kể từ ngày đã đăng ký kết hôn hoặc đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây.
CẤP BẢN SAO GIẤY TỜ HỘ TỊCH TỪ SỔ HỘ TỊCH, CẤP LẠI BẢN CHÍNH GIẤY KHAI SINH
Điều 60. Bản sao và thẩm quyền cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch
1. Bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch là bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này, căn cứ vào sổ hộ tịch hiện đang lưu trữ, để cấp cho người có yêu cầu.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Tư pháp, nơi lưu trữ sổ hộ tịch thực hiện cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch.
3. Người yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch có thể gửi đề nghị qua đường bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 61. Nguyên tắc ghi bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch
1. Nội dung của bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch phải ghi theo đúng nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch.
2. Trong trường hợp sổ hộ tịch đã ghi chú việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch, thì bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch được ghi theo nội dung đã được ghi chú.
Điều 62. Cấp lại bản chính Giấy khai sinh và thẩm quyền cấp lại bản chính Giấy khai sinh
1. Trong trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được, thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.
3. Sở Tư pháp tỉnh (thành phố), nơi trước đây đương sự đã đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.
Điều 63. Thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh
3. Nguyên tắc ghi nội dung bản chính Giấy khai sinh khi cấp lại được áp dụng tương tự quy định tại Điều 61 của Nghị định này.
4. Sau khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh để ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký khai sinh lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 64. Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch và cấp lại bản chính Giấy khai sinh cho người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Các quy định về cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch, cấp lại bản chính Giấy khai sinh tại Chương này, cũng được áp dụng cho người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước đây đã đăng ký hộ tịch tại Việt Nam.
Thẩm quyền cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch và cấp lại bản chính Giấy khai sinh trong trường hợp này là Sở Tư pháp, nơi lưu trữ sổ đăng ký hộ tịch.
GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN
Điều 65. Sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Chương này được sử dụng vào việc đăng ký kết hôn hoặc vào các mục đích khác.
Điều 66. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó.
2. Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở trong nước, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú trước khi xuất cảnh, thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
3. Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở nước ngoài, thì Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước mà người đó cư trú, thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Điều 67. Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định).
Trong trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ, có chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trình trích lục Bản án/Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao Giấy chứng tử. Quy định này cũng được áp dụng đối với việc xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định này.
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc viên chức Lãnh sự ký và cấp cho đương sự Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu quy định).
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh là 5 ngày.
2. Việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Chương này phải được ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để theo dõi.
3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.
GHI CHÉP SỔ HỘ TỊCH, BIỂU MẪU HỘ TỊCH;
LƯU TRỮ SỔ HỘ TỊCH, GIẤY TỜ HỘ TỊCH; CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ HỘ TỊCH
MỤC 1: GHI CHÉP SỔ HỘ TỊCH, BIỂU MẪU HỘ TỊCH
Điều 68. Nguyên tắc ghi chép sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch
1. Khi đăng ký hộ tịch, cán bộ Tư pháp hộ tịch, cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp phải tự mình ghi vào sổ hộ tịch và biểu mẫu hộ tịch; nội dung ghi phải chính xác; chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa.
2. Sổ hộ tịch phải viết liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống, phải đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối sổ.
3. Số đăng ký trong sổ hộ tịch được ghi liên tục từ số 01 cho đến hết năm. Đối với sổ hộ tịch được sử dụng tiếp cho năm sau, thì số thứ tự của năm sau sẽ bắt đầu từ số 01, không lấy số thứ tự tiếp theo của năm trước.
4. Số ghi trong biểu mẫu hộ tịch là số tương ứng với số thứ tự ghi trong sổ hộ tịch.
Điều 69. Sửa chữa sai sót do ghi chép
1. Trong khi đăng ký, nếu có sai sót do ghi chép trong sổ hộ tịch, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch, cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp phải trực tiếp gạch bỏ phần sai sót, viết lại xuống dòng phía dưới, không được chữa đè lên chữ cũ, không được tẩy xóa để viết lại. Cột ghi chú của sổ hộ tịch phải ghi rõ nội dung sửa; họ, tên, chữ ký của người đã sửa và ngày, tháng, năm sửa chữa. Cán bộ Tư pháp hộ tịch cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp đóng dấu vào phần đã sửa chữa. Nếu có sai sót trong các giấy tờ hộ tịch, thì hủy giấy tờ hộ tịch đó và viết lại giấy tờ hộ tịch khác.
2. Nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung đã ghi trong sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch.
MỤC 2: LƯU TRỮ SỔ HỘ TỊCH, GIẤY TỜ HỘ TỊCH; BÁO CÁO SỐ LIỆU THỐNG KÊ HỘ TỊCH
1. Sổ hộ tịch phải được lưu trữ, bảo quản để sử dụng lâu dài; phục vụ cho hoạt động quản lý của Nhà nước.
2. Mỗi loại việc hộ tịch phải được đăng ký vào 2 quyển sổ (đăng ký kép), 1 quyển lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký hộ tịch; 1 quyển chuyển lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Những việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì chỉ đăng ký vào 1 quyển và lưu tại Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Đối với sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, thì chỉ cần lập 1 quyển và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 71. Khóa sổ hộ tịch và lưu sổ hộ tịch
1. Khi sử dụng hết sổ hộ tịch, thì thực hiện việc khóa sổ. Khi khóa sổ hộ tịch, cán bộ Tư pháp hộ tịch, cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp phải ghi rõ vào trang cuối tổng số trang và tổng số sự kiện hộ tịch đã đăng ký; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Giám đốc Sở Tư pháp ký xác nhận và đóng dấu.
Đối với những sổ hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã, thì sau khi xác nhận và đóng dấu, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển quyển sổ thứ hai cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện việc lưu trữ.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tư pháp có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản sổ hộ tịch; phải thực hiện các biện pháp an toàn: phòng chống bão lụt, cháy, ẩm ướt, mối mọt.
Điều 72. Lưu trữ giấy tờ hộ tịch
Các giấy tờ đương sự đã nộp khi đăng ký hộ tịch phải được lưu trữ, bảo quản tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong thời hạn 5 năm. Việc lưu trữ tiếp theo sau thời hạn 5 năm được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 73. Số liệu thống kê hộ tịch
1. Số liệu thống kê hộ tịch phải được lập (theo mẫu quy định) theo định kỳ 6 tháng và 1 năm. Số liệu thống kê hộ tịch phải bảo đảm chính xác và phải gửi báo cáo theo đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
Số liệu thống kê hộ tịch 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 01 tháng 0l hàng năm đến hết ngày 30 tháng 6 của năm đó; số liệu thống kê hộ tịch 1 năm được tính từ ngày 01 tháng 0l hàng năm đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó.
2. Thời hạn gửi báo cáo số liệu thống kê hộ tịch được thực hiện như sau:
a) Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, báo cáo số liệu thống kê hộ tịch 6 tháng đầu năm phải gửi cho Phòng Tư pháp trước ngày 10 tháng 7 hàng năm; báo cáo 1 năm phải gửi trước ngày 15 tháng 01 của năm sau;
b) Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, báo cáo số liệu thống kê hộ tịch 6 tháng đầu năm phải gửi cho Sở Tư pháp trước ngày 31 tháng 7 hàng năm; báo cáo 1 năm phải gửi trước ngày 31 tháng 01 của năm sau;
c) Đối với Sở Tư pháp, báo cáo số liệu thống kê hộ tịch 6 tháng đầu năm phải gửi cho Bộ Tư pháp trước ngày 31 tháng 8 hàng năm; báo cáo 1 năm phải gửi trước ngày 01 tháng 3 của năm sau.
Các quy định về lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; báo cáo số liệu thống kê hộ tịch tại Mục này cũng được áp dụng đối với các Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH, CÁN BỘ TƯ PHÁP HỘ TỊCH
MỤC 1: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
Điều 75. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về hộ tịch
Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hộ tịch trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch;
2. Hướng dẫn, chỉ đạo chung việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch;
3. Ban hành, hướng dẫn việc sử dụng thống nhất các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch;
4. Kiểm tra, thanh tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch;
5. Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Chính phủ theo định kỳ hàng năm;
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch theo thẩm quyền;
7. Nghiên cứu việc áp dụng công nghệ tin học trong đăng ký, quản lý hộ tịch;
8. Hợp tác quốc tế về hộ tịch.
Điều 76. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về hộ tịch
Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch của các Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam;
2. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho viên chức Lãnh sự của các Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam;
3. Lưu trữ sổ hộ tịch do các Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam chuyển về;
4. Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
5. Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam gửi cho Bộ Tư pháp theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch theo thẩm quyền.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch;
d) Kiểm tra, thanh tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch trong phạm vi địa phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền;
đ) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
e) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
g) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
h) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo cáo Bộ Tư pháp theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
i) Hàng năm bố trí kinh phí cho việc mua và in các sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch, đáp ứng yêu cầu đăng ký hộ tịch ở địa phương; trang bị cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch;
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm g, khoản 1 Điều này (riêng việc giải quyết tố cáo tại điểm d, khoản 1 Sở Tư pháp chỉ thực hiện khi được giao), thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức thuộc Sở Tư pháp trong đăng ký và quản lý hộ tịch, thì Giám đốc Sở Tư pháp phải chịu trách nhiệm.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý hộ tịch ở tại địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm.
Điều 78. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong quản lý nhà nước về hộ tịch
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Thực hiện giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;
c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho cán bộ Tư pháp hộ tịch;
d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch;
đ) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
e) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
g) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
h) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền;
2. Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch theo quy định tại khoản 1 Điều này (riêng việc giải quyết tố cáo tại điểm i khoản 1 chỉ thực hiện khi được giao). Đối với việc giải quyết khiếu nại quy định tại điểm i khoản 1 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách nhiệm.
Điều 79. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước về hộ tịch
1. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Nghị định này;
b) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
c) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
d) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
đ) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
e) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.
2. Cán bộ Tư pháp hộ tịch có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều này (trừ trường hợp giải quyết tố cáo tại điểm g khoản 1 Điều này).
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm.
Điều 80. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam trong quản lý nhà nước về hộ tịch
1. Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam thực hiện việc quản lý nhà nước về hộ tịch, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch cho công dân Việt Nam ở nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao;
b) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
c) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
d) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
đ) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Bộ Ngoại giao theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.
2. Viên chức Lãnh sự làm công tác hộ tịch có trách nhiệm giúp Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều này (trừ trường hợp giải quyết tố cáo tại điểm e khoản 1 Điều này).
Điều 81. Cán bộ Tư pháp hộ tịch
1. Cán bộ Tư pháp hộ tịch là công chức cấp xã, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Đối với những xã, phường, thị trấn có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều, thì phải có cán bộ chuyên trách làm công tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác.
2. Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải có đủ các tiêu chuẩn của cán bộ công chức cấp xã theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và phải có thêm các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp luật trở lên;
b) Được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch;
c) Chữ viết rõ ràng.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ Tư pháp hộ tịch được thực hiện theo quy định chung của pháp luật đối với công chức cấp xã.
4. Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải thực hiện những nghĩa vụ và được hưởng những quyền lợi của cán bộ, công chức mà pháp luật quy định đối với công chức cấp xã.
Điều 82. Nhiệm vụ của cán bộ Tư pháp hộ tịch trong đăng ký và quản lý hộ tịch
Trong đăng ký và quản lý hộ tịch, cán bộ Tư pháp hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Thụ lý hồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này;
2. Thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng ký kịp thời các sự kiện hộ tịch. Đối với những khu vực người dân còn bị chi phối bởi phong tục, tập quán hoặc điều kiện đi lại khó khăn, cán bộ Tư pháp hộ tịch phải có lịch định kỳ đến tận nhà dân để đăng ký những sự kiện hộ tịch đã phát sinh.
Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã về những sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã, phường, thị trấn mà không được đăng ký.
3. Sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
4. Tổng hợp tình hình và thống kê chính xác số liệu hộ tịch để Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
5. Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
6. Giữ gìn, bảo quản, lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi giữ nhiệm vụ phải bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm.
Điều 83. Những việc cán bộ Tư pháp hộ tịch không được làm
1. Cán bộ Tư pháp hộ tịch không được làm những việc sau đây:
a) Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi đăng ký hộ tịch;
b) Nhận hối lộ;
c) Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc tự ý đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch;
d) Tự đặt ra những thủ tục, giấy tờ trái với quy định của Nghị định này khi đăng ký hộ tịch;
đ) Làm sai lệch các nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch;
e) Cố ý cấp các giấy tờ hộ tịch có nội dung không chính xác.
2. Những quy định tại khoản 1 Điều này, cũng được áp dụng đối với cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp và cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp.
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Mục 1: KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Điều 84. Quyền khiếu nại của cá nhân, tổ chức liên quan đến việc đăng ký và quản lý hộ tịch
Cá nhân, tổ chức (sau đây gọi là người khiếu nại) có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những quyết định hành chính của cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch hoặc hành vi hành chính trong đăng ký và quản lý hộ tịch của cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Điều 85. Giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình hoặc hành vi hành chính của cán bộ Tư pháp hộ tịch trong đăng ký và quản lý hộ tịch.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại phải thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, cụ thể như sau:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết.
Trong trường hợp khiếu nại không được thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp , thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày.
Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
3. Việc giải quyết khiếu nại phải thể hiện bằng quyết định giải quyết khiếu nại.
Trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 của Điều này, mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyền khiếu nại lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, thì thời hạn nói trên được kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
Điều 86. Giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thụ lý và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; hành vi hành chính của cán bộ Phòng Tư pháp trong đăng ký và quản lý hộ tịch; giải quyết khiếu nại về hộ tịch mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã giải quyết, nhưng còn có khiếu nại.
2. Thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện tương tự theo quy định tại Điều 85 của Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần tiếp theo phải thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, cụ thể như sau:
a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết.
Trong trường hợp khiếu nại không được thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Việc giải quyết khiếu nại phải thể hiện bằng quyết định giải quyết khiếu nại.
Người giải quyết khiếu nại lần tiếp theo phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại trong trường hợp cần thiết.
b) Thời hạn giải quyết khiếu nại lần tiếp theo không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết lần tiếp theo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 86 mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại lên người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, trừ trường hợp đó là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. Đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
4. Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết.
Điều 87. Giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp
1. Giám đốc Sở Tư pháp thụ lý và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; hành vi hành chính của cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp trong đăng ký và quản lý hộ tịch.
2. Thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại thực hiện tương tự theo quy định tại Điều 85 của Nghị định này.
Điều 88. Giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thụ lý và giải quyết khiếu nại về hộ tịch mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết, nhưng còn có khiếu nại.
2. Thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tương tự theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 86 của Nghị định này.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Điều 89. Giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thụ lý và giải quyết khiếu nại về hộ tịch mà Giám đốc Sở Tư pháp đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại; xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức theo kiến nghị của Tổng thanh tra.
2. Trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện tương tự theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 86 của Nghị định này.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định giải quyết cuối cùng.
MỤC 2: TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Công dân (sau đây gọi là người tố cáo) có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của chính mình hoặc của người khác.
Người tố cáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Trong đơn tố cáo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và người bị tố cáo, cơ quan bị tố cáo, nội dung tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận việc tố cáo và phải ghi rõ nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và người bị tố cáo, cơ quan bị tố cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải được người tố cáo ký xác nhận.
Điều 92. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong đăng ký và quản lý hộ tịch của cán bộ Tư pháp hộ tịch.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thụ lý và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong đăng ký và quản lý hộ tịch của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ Phòng Tư pháp cấp huyện được phân công phụ trách công tác hộ tịch.
3. Giám đốc Sở Tư pháp thụ lý và giải quyết việc tố cáo đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong đăng ký và quản lý hộ tịch của cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thụ lý và giải quyết việc tố cáo đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong đăng ký và quản lý hộ tịch của lãnh đạo Sở Tư pháp, lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao phụ trách công tác hộ tịch.
5. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo thụ lý giải quyết tiếp theo trong trường hợp tố cáo đã được giải quyết nhưng người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo đó không đúng pháp luật và tố cáo tiếp.
Điều 93. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo
Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
MỤC 3: XỬ LÝ VI PHẠM TRONG ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH
Điều 94. Xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức có thẩm quyền đăng ký và quản lý hộ tịch
1. Người có thẩm quyền đăng ký và quản lý hộ tịch mà do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý làm trái với các quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác về hộ tịch, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý kỷ luật và xác định trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức do vi phạm pháp luật trong đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện theo quy định chung của pháp luật về phân cấp quản lý cán bộ; về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức; về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức.
3. Trường hợp đã xử lý kỷ luật, nhưng xét thấy nếu để cán bộ, công chức đã bị kỷ luật tiếp tục làm công tác hộ tịch không bảo đảm uy tín của cơ quan, thì phải bố trí cán bộ, công chức đó làm công việc khác.
4. Trong quá trình xem xét kỷ luật cán bộ, công chức mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 95. Xử lý vi phạm đối với người yêu cầu đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch mà gian dối trong việc đăng ký hộ tịch, thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải đi đăng ký hộ tịch mà không thực hiện đúng các quy định của Nghị định này, thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 96. Áp dụng Nghị định trong một số trường hợp đặc biệt
a) Trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
b) Trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam;
d) Trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam, còn người kia là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
đ) Trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới.
2. Các quy định về đăng ký khai tử tại Mục 3 Chương II của Nghị định này cũng được áp dụng đối với những trường hợp người chết là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam.
3. Các quy định về thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch tại Mục 7 Chương II của Nghị định này cũng được áp dụng đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, mà trước đây đã đăng ký hộ tịch trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Các quy định về cải chính hộ tịch, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch tại Mục 7 Chương II của Nghị định này cũng được áp dụng đối với người nước ngoài trước đây đã đăng ký hộ tịch trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Sở Tư pháp mà trong địa hạt của tỉnh (thành phố) đó trước đây đương sự đã đăng ký hộ tịch có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch trong những trường hợp nói trên.
Riêng đối với việc giải quyết cải chính hộ tịch, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho người nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam mà đã đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Nghị định này, thì được thực hiện như đối với công dân Việt Nam ở trong nước.
4. Các quy định về đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký lại việc nuôi con nuôi tại Mục 9 Chương II của Nghị định này, cũng được áp dụng để giải quyết đăng ký lại việc kết hôn, nhận nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam mà việc kết hôn, nuôi con nuôi trước đây đã được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Điều 97. Áp dụng Nghị định đối với việc đăng ký và quản lý hộ tịch ở các huyện đảo
Đối với các huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã, thì ngoài việc thực hiện chức năng đăng ký và quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân huyện đảo còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký và quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Nghị định này.
Phòng Tư pháp của huyện đảo có trách nhiệm cử cán bộ chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký và quản lý hộ tịch theo quy định của Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2006 và thay thế Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch. Các quy định về đăng ký, quản lý hộ tịch trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm ban hành chế độ thu, miễn, giảm, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký hộ tịch và hỗ trợ kinh phí mua sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch đối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn những vấn đề có liên quan đến ngành mình được quy định tại Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Decree of Government No. 83/1988/ND-CP of October 10, 1998 on civic status registration
- 2Decree No. 19/2011/ND-CP of March 21, 2011, providing in detail for implementation of a number of articles of the Law on Adoption
- 3Decree No. 06/2012/ND-CP of February 2, 2012, amending and supplementing a number of articles of the decrees on civil status, marriage and family and certification
- 4Decree No. 123/2015/ND-CP dated November 15, 2015, on guidelines for law on civil status
- 5Decree No. 123/2015/ND-CP dated November 15, 2015, on guidelines for law on civil status
- 1Joint circular No. 06/2012/TTLT-BTP-BNG of June 19, 2012, amending and supplementing a number of provisions of the Joint Circular No. 11/2008/ TTLT-BTP-BNG dated December 31, 2008 of the Ministry of Justice and the Ministry of Foreign Affairs guiding the Decree No. 158/2005/ND-CP of December 27, 2005 of the Government on civil status registration and management at overseas diplomatic missions and consulates of Vietnam.
- 2Joint Circular 11/2008/TTLT-BTP-BNG of December 31, 2008, guiding the implementation of the Government''s Decree No. 158/2005/ND-CP of December 27, 2005 on civil status registration and management at overseas diplomatic missions and consulates of Vietnam
- 3Circular No. 01/2008/TT-BTP of June 2, 2008, guiding the implementation of a number of provisions of The Government's Decree No. 158/2005/ND-CP of December 27,2005, on civil status registration and management
- 4Law No. 33/2005/QH11 of June 14, 2005 to promulgate The Civil Code
- 5Decree of Government No.68/2002/ND-CP of July 10, 2002 detailing the implementation of a number of articles of The Marriage and Family Law on the marriage and family relations involving foreign elements
- 6Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
- 7Law No. 22/2000/QH10, on the Marriage and Family, passed by the National Assembly
Decree No.158/2005/ND-CP of December 27, 2005, on civil status registration and management
- Số hiệu: 158/2005/ND-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/12/2005
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra