- 1Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
- 2Decision No. 490/QD-TTg of May 5, 2008, approving the planning on construction of hanoi capital region up to 2020, with a vision toward 2050.
- 3Decision No. 1259/QD-TTg of July 26, 2011, approving the general planning on construction of Hanoi capital up to 2030, with a vision toward 2050
- 4Law No. 25/2012/QH13 of November 21, 2012, on the capital
- 5Law No. 50/2014/QH13 dated June 18, 2014 on the construction
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 130/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2015 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050;
Căn cứ Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai Luật Thủ đô;
Căn cứ Khoản 1 Điều 9 và Khoản 4 Điều 15 Luật Thủ đô: Ban hành Biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong khu vực nội thành Hà Nội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi, đối tượng và tiêu chí di dời
1. Phạm vi:
- Phạm vi áp dụng đối với các cơ sở cần phải di dời trong khu vực nội thành Hà Nội, bao gồm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Long Biên, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
2. Đối tượng di dời:
Đối tượng di dời là các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở điều trị có mức độ ô nhiễm, truyền nhiễm lây nhiễm cao, sử dụng quá tải; các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị nằm trong khu vực nội thành Hà Nội không phù hợp các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, gây mất cân đối về hạ tầng xã hội và kỹ thuật, giao thông, ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội.
Điều 2. Lộ trình và biện pháp di dời
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị nằm ở nội thành Hà Nội trong danh mục cần phải di dời ra ngoài nội thành.
- Lộ trình và biện pháp di dời cụ thể được xác định phù hợp với điều kiện, địa điểm cụ thể và đặc điểm của từng cơ sở cần phải di dời, đảm bảo tính khả thi. Quá trình thực hiện di dời phải hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến hoạt động của các đối tượng, không ảnh hưởng tới môi trường đô thị và hoạt động xã hội của nhân dân.
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Thủ đô có liên quan chuẩn bị quỹ đất xây dựng nơi được di dời đến phải phù hợp với vị trí, quy mô, chức năng theo quy hoạch xây dựng. Có cơ chế chính sách phù hợp với các đối tượng, đảm bảo tính khả thi để thực hiện việc di dời.
Điều 3. Sử dụng quỹ đất sau khi di dời
- Việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, cơ quan đơn vị được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị; không làm tăng chất thải cho khu vực nội thành, đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật và môi trường đô thị, không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.
- Quỹ đất sau khi di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, cơ quan đơn vị được đấu giá công khai theo quy định để tạo kinh phí tái đầu tư cho doanh nghiệp bị di dời. Sử dụng hiệu quả quỹ đất còn lại sau khi di dời đúng mục đích, chức năng và các chỉ tiêu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, tuân thủ Luật Thủ đô và quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc của thành phố Hà Nội. Căn cứ vào từng vị trí địa điểm cụ thể cần xem xét đánh giá để sử dụng hiệu quả quỹ đất và công trình cho các chức năng đào tạo nghiên cứu khoa học, bố trí cơ sở hạ tầng và công cộng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
- Đối với những công trình xây dựng có giá trị về lịch sử, văn hóa và kiến trúc cần được thực hiện bảo tồn, phục chế tôn tạo theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Ưu tiên sử dụng các công trình này cho các mục đích công cộng.
- Việc sử dụng và cải tạo xây dựng các cơ sở bệnh viện cũ cho khám chữa bệnh hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học phải đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có. Tiến tới xóa bỏ các công trình cơi nới, công trình xây dựng tạm, ảnh hưởng tới chất lượng môi trường và mỹ quan khu vực bệnh viện, đảm bảo diện tích đất cây xanh sân vườn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của bệnh viện.
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc vùng Thủ đô có liên quan:
- Lập danh mục, xác định các tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Tổ chức lập, phê duyệt các đồ án quy hoạch có liên quan làm căn cứ cho việc sử dụng các quỹ đất sau khi di dời và xác định bố trí quỹ đất và hạ tầng các cơ sở mới trước khi phải di dời ra khỏi khu vực nội thành Hà Nội.
- Đề xuất phương án sử dụng quỹ đất sau khi di dời được cụ thể hóa trong quy hoạch được duyệt. Đề xuất cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ khuyến khích thực hiện di dời, khai thác sử dụng quỹ đất tạo nguồn vốn tái đầu tư cho các cơ sở phải di dời.
2. Giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các Bộ, ngành có liên quan:
- Lập danh mục, cụ thể hóa tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời các cơ quan, đơn vị (các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương) cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Giám sát việc tổ chức thực hiện, quản lý và xây dựng theo quy hoạch, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Thủ đô có liên quan trong quá trình thực hiện việc di dời.
3. Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Thủ đô có liên quan:
Lập danh mục, cụ thể hóa tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể các cơ sở Bệnh viện, cơ sở y tế cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Thủ đô có liên quan:
Lập danh mục, cụ thể hóa tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể các cơ sở giáo dục đại học cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Thủ đô có liên quan:
Lập danh mục, cụ thể hóa tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Thủ đô có liên quan:
- Xây dựng cơ chế chính sách về tài chính để khuyến khích, khai thác quỹ đất có hiệu quả, đảm bảo theo tiến độ và lộ trình di dời của thành phố Hà Nội và từng Bộ, ngành liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Đề xuất phương án tài chính để đầu tư xây dựng trụ sở các Bộ, ngành tại địa điểm mới đảm bảo tính khả thi.
7. Các Bộ, ngành khác liên quan có các cơ sở đào tạo, công nghiệp, y tế cần phải di dời cần chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện di dời các đơn vị cơ sở trực thuộc, đảm bảo tiến độ, lộ trình và kế hoạch thực hiện di dời của thành phố Hà Nội và của từng Bộ, ngành liên quan.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc vùng Thủ đô có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
- 1Circular No. 28/2017/TT-BLDTBXH dated December 15, 2017
- 2Decision No. 56/2014/QD-TTg dated October 6, 2014, on management and use of state-owned houses and land for foreign relation activities of the stated
- 3Law No. 50/2014/QH13 dated June 18, 2014 on the construction
- 4Law No. 25/2012/QH13 of November 21, 2012, on the capital
- 5Decision No. 1259/QD-TTg of July 26, 2011, approving the general planning on construction of Hanoi capital up to 2030, with a vision toward 2050
- 6Decision No. 490/QD-TTg of May 5, 2008, approving the planning on construction of hanoi capital region up to 2020, with a vision toward 2050.
- 7Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
- 8Law No. 28/2001/QH10 of June 29, 2001, on Cultural Heritage.
Decision No. 130/QD-TTg dated January 23th, 2015, on the solution and schedule for relocation of industrial factories, hospitals, tertiary and vocational education institutions and other facilities out of urban areas of Ha Noi and use of unoccupied land areas thereof
- Số hiệu: 130/QD-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/01/2015
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực