Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/ĐA-UBND

Ninh Bình, ngày 03 tháng 10 năm 2013

 

ĐỀ ÁN

VỀ VIỆC CHUYỂN ĐỔI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BÁN CÔNG THÀNH PHỐ NINH BÌNH SANG LOẠI HÌNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP

Phần 1.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN ĐỔI

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về Giáo dục;

- Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/05/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.

2. Căn cứ thực tiễn

2.1. Thực trạng trường THPT bán công thành phố Ninh Bình

a) Lịch sử hình thành: Trường Trung học phổ thông (THPT) Bán công thành phố Ninh Bình được thành lập theo Quyết định số 606/QĐ-UB ngày 10/8/1993 của UBND tỉnh Ninh Bình. Sao 20 năm thành lập, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được các cấp lãnh đạo ghi nhận, nhân dân và học sinh trên địa bàn thành phố Ninh Bình tin tưởng.

b) Quy mô trường lớp: Hằng năm nhà trường tuyển sinh theo đúng kế hoạch, mỗi năm tuyển mới 6 lớp tương ứng với 300 học sinh. Quy mô ổn định toàn trường là 18 lớp với 900 học sinh (riêng năm học 2013-2014 tuyển 5 lớp 10)

c) Đội ngũ hiện có

- Ban giám hiệu: 03 người gồm: Hiệu trưởng và 2 Phó hiệu trưởng.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước, gồm 8 biên chế sự nghiệp và 01 hợp đồng dài hạn theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP (trong đó giáo viên: 06, hành chính: 03).

- Cán bộ, giáo viên hợp đồng và thỉnh giảng: 42 (Hợp đồng có đóng BHXH, hưởng lương từ học phí: 14 người; Hợp đồng thỉnh giảng: 28 người).

d) Cơ sở vật chất

- Tổng diện tích đất: 950 m²

- Phòng học: 10 phòng kiên cố

- Các phòng chức năng: 11 phòng;

- Lán xe: 04 gian mái tôn

- Khu vệ sinh: 02

- Trang thiết bị phục vụ dạy và học gồm có: Bàn ghế học sinh: 210 bộ (loại 4 chỗ ngồi); Bảng chống lóa: 16; Bàn ghế giáo viên: 12 bộ; Bàn làm việc: 40 bộ; Máy tính: 11 (trong đó máy tính xách tay: 5); Máy in: 06; Máy điều hòa: 05; Máy chiếu đa năng: 03; Máy Foto copy: 01; Ổn áp: 06; Ti vi, đầu đĩa: 04; Đài catset: 01

Số nợ của nhà trường đến tháng 6/2013 là: 0 triệu đồng (không có nợ)

2.2. Khả năng chuyển đổi loại hình trường THPT bán công TP Ninh Bình

Theo quy định tại Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định trường THPT hiện nay chỉ có hai loại hình là công lập hoặc tư thục; vì vậy trường THPT Bán công thành phố Ninh Bình chỉ có thể chuyển đổi thành trường THPT Tư thục hoặc công lập.

- Trên địa bàn thành phố Ninh Bình hiện nay chưa có cá nhân hoặc doanh nghiệp nào đủ tiềm năng và nguyện vọng đầu tư chuyển đổi trường THPT Bán công thành phố Ninh Bình thành trường THPT tư thục.

- Kinh tế và đời sống của nhân dân thành phố Ninh Bình không đồng đều, còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt khu vực 6 xã thuộc huyện Hoa Lư chuyển về thành phố. Học sinh của Trường đa số thuộc khu vực nông thôn, miền núi, kinh tế khó khăn. Do đó khi chuyển đổi thành trường THPT công lập sẽ giảm bớt được nhiều khó khăn cho nhân dân địa phương.

Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được HĐND tỉnh phê duyệt tại Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 20/7/2013 đã quyết nghị "chuyển đổi trường THPT bán công Ninh Bình thành trường THPT công lập".

2.3. Nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn

Bảng số liệu học sinh lớp 10 trên địa bàn huyện Hoa Lư và TP Ninh Bình

TT

Khu vực

Dự kiến quy mô học sinh lớp 10 theo năm học

Trung bình

2013-2014

2014-2015

2015-2016

2016-2017

2017-2018

2018-2019

2019-2020

2020-2021

HS

Lớp

HS

Lớp

HS

Lớp

HS

Lớp

HS

Lớp

HS

Lớp

HS

Lớp

HS

Lớp

HS

Lớp

1

H. Hoa Lư

786

20

824

21

885

22

791

20

762

19

886

22

786

20

899

22

835

21

2

TP. Ninh Bình

1.134

28

1.193

30

1.336

33

1.175

29

1.333

33

1.751

44

1.518

38

1.560

39

1.360

34

 

Tổng

1.920

48

2.017

51

2.221

 55

1.966

49

2.095

52

2.637

66

2.304

58

2.459

61

2.195

55

Với nhu cầu bình quân 55 lớp 10 mỗi năm, địa bàn huyện Hoa Lư và TP Ninh Bình có 3 trường THPT tuyển sinh ổn định 29 lớp 10 công lập/năm (Hoa Lư A: 9 lớp, Đinh Tiên Hoàng: 10 lớp, Trần Hưng Đạo: 10 lớp), tỷ lệ tuyển công lập mới đạt 52,7% (trung bình toàn tỉnh tuyển sinh vào lớp 10 công lập là 68% so với số học sinh lớp 9 tốt nghiệp). Như vậy, khu vực huyện Hoa Lư và TP Ninh Bình cần thành lập thêm 01 trường THPT công lập để nâng tỷ lệ học sinh trong khu vực được học THPT hệ công lập. Quy mô của trường công lập mới cần đạt 8 lớp/khối để đạt tỷ lệ học sinh trong khu vực được học THPT công lập bằng với trung bình toàn tỉnh.

Phần 2.

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. Tên trường sau khi chuyển đổi: Trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu.

2. Loại hình trường: Trường công lập.

3. Cơ quan quản lý trực tiếp: Sở Giáo dục tỉnh Ninh Bình.

4. Địa điểm đặt trường

- Giai đoạn đầu: Giữ nguyên vị trí của trường THPT Bán công thành phố Ninh Bình hiện nay tại số 60 đường Hải Thượng Lãn Ông, phố Phúc Hải, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

- Giai đoạn tiếp theo: Dự kiến tiếp nhận cơ sở vật chất của trường THPT chuyên Lương Văn Tụy khi trường THPT chuyên tỉnh Ninh Bình được thành lập và chuyển địa điểm mới.

5. Quy mô trường lớp, học sinh

Dự kiến quy mô trường lớp, học sinh các năm học tiếp theo:

Năm học

Khối 10

Khối 11

Khối 12

Tổng cộng

Số lớp CL

Số lớp

Số H/S

Số lớp

Số H/S

Số lớp

Số H/S

Số lớp

Số H/S

2013-2014

5

200

6

267

6

254

17

721

5

2015-2016

5

200

5

200

5

200

15

600

15

2016-2017

6

240

5

200

5

200

16

640

16

2017-2018

7

280

6

240

5

200

18

720

18

2018-2019

8

320

7

280

6

240

21

840

21

2019-2020

8

320

8

320

7

280

23

920

23

2020-2021

8

320

8

320

8

320

24

960

24

6. Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy: Thực hiện theo Điều lệ trường THPT hiện hành (Nhà trường đã và đang có đủ các tổ chức đoàn thể hoạt động theo quy định hiện hành của Nhà nước) và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

7. Nhiệm vụ, quyền lợi của học sinh.

- Nhiệm vụ, quyền lợi và những quy định cụ thể về học sinh thực hiện theo quy định tại Chương V, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Trong thời gian chuyển đổi, những học sinh được tuyển sinh vào trường theo hệ nào (công lập hay bán công) sẽ được hưởng chế độ đóng góp tương ứng theo quy định của UBND tỉnh Ninh Bình.

8. Đội ngũ cán bộ, giáo viên (theo số liệu trong bảng dưới đây)

Năm học

Số lớp công lập

Nhu cầu đội ngũ

Giám hiệu

Giáo viên + Bí thư Đoàn

Nhân viên

Tổng

Cần

Hiện có

C.đối

Cần

Hiện có

C.đối

Cần

Hiện có

C.đối

Cần

Hiện có

C.đối

2013-2014

5

2

3

1

12

6

-6

5

2

-3

19

11

-8

2014-2015

10

2

3

1

23

12

-11

5

5

0

30

20

-10

2015-2016

15

2

3

1

35

23

-12

5

5

0

42

31

-11

2016-2017

16

2

3

1

37

35

-2

5

5

0

44

43

-1

2017-2018

18

2

3

1

42

37

-5

5

5

0

49

45

-4

2018-2019

21

3

3

0

48

42

-6

5

5

0

56

50

-6

2019-2020

23

3

3

0

53

48

-5

5

5

0

61

56

-5

Ghi chú: Số liệu ghi ở bảng trên là số hiện có của năm học 2013-2014 chưa kể 01 lao động hợp đồng làm Kế toán (hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Như vậy, khi chuyển đổi, việc tuyển dụng thực hiện trong 3 năm liên tục, số viên chức thiếu so với yêu cầu hàng năm không nhiều, thuận lợi cho việc bố trí sắp xếp (năm học 2013-2014 bổ sung 8 biên chế; năm học 2014-2015 bổ sung 10 biên chế, năm học 2015-2016 bổ sung 11 biên chế). Những năm nhà trường còn học sinh hệ bán công thì nhà trường tiếp tục được hợp đồng thỉnh giảng hoặc hợp đồng ngắn hạn với những giáo viên có đủ chuẩn nghề nghiệp, đồng thời dùng kinh phí thu từ nguồn học phí để trang trải.

Số lao động hợp đồng tại trường có đóng Bảo hiểm xã hội hiện có 15 người, trong đó giáo viên 13 người hành chính 2 người. Số lao động trên được tiếp tục ký kết hợp đồng lao động hoặc tham gia tuyển dụng theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Danh sách cán bộ, giáo viên, nhân viên hưởng lương từ ngân hàng nhà nước và hợp đồng dài hạn, hưởng lương từ nguồn thu học phí của trường (tính tại thời điểm tháng 9/2013) gửi kèm Đề án này.

9. Cơ sở vật chất và tài chính

a) Số hiện có

- Tài sản hiện có diện tích đất: 950 m2, có 10 phòng học kiên cố và 11 phòng chức năng. Giá trị tài sản khoản 3.005.760.007 đồng (Có Biên bản kiểm kê định giá tài sản kèm theo).

- Kinh phí hoạt động (tính đến 30/6/2013): Còn 1.041.336.700 đồng (Có Biên bản kiểm kê kinh phí hoạt động kèm theo).

Tài sản và kinh phí hoạt động của nhà trường hoàn toàn do nhà nước đầu tư và thu từ nguồn thu học phí của học sinh, không có sự đóng góp và hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân. Sau khi chuyển đổi trường THPT Ninh Bình-Bạc Liêu tiếp nhận toàn bộ cơ sở vật chất của trường THPT bán công thành phố Ninh Bình.

b) Dự kiến kinh phí (do nhà nước cấp) chi lương, tiền công cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và chi thường xuyên hàng năm cho các năm học tiếp theo.

Năm học 2012-2013: Ngân sách Nhà nước cấp 822.800.000 đồng (đã quyết toán).

Năm học 2013-2014, chuyển đổi thành trường công lập nhà trường được giao bổ sung biên chế sự nghiệp và lao động. Vì vậy, nhà nước sẽ cấp bổ sung kinh phí tương ứng với số biên chế sự nghiệp và lao động tăng lên.
Theo định mức hiện hành, kinh phí chi khác cho 01 người khoảng 10 triệu đồng/năm. Kinh phí chi lương cho 01 viên chức ở trình độ đại học, mới tuyển dụng khoảng 50 triệu đồng/người/năm. Tổng chi phí khoảng 60 triệu đồng/người/năm (chưa tính tiền lương tối thiểu tăng lên do nhà nước điều chỉnh). Với quy định hiện hành thì kinh phí nhà nước cấp bổ sung theo từng năm học như sau:

Năm học

Số viên chức tăng thêm

Kinh phí tăng thêm hằng năm (đv; triệu đồng)

2013-2014

8

480

2014-2015

10

600

2015-2016

11

660

2016-2017

1

60

2017-2018

4

240

2018-2019

6

360

2019-2020

5

300

c) Kinh phí chi xây dựng, mua sắm, tu bổ cơ sở vật chất, thiết bị trường học

Hằng năm, nhà trường lập dự toán kinh phí sửa chữa, tu bổ cơ sở vật chất, trang thiết bị và duyệt với các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

10. Thời điểm chuyển đổi: Từ năm học 2013-2014.

Phần 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Chỉ đạo xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu theo đúng điều lệ của Trường THPT công lập;

- Tổng hợp kết quả chuyển đổi trường THPT bán công thành phố Ninh Bình thành Trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu loại hình công lập, báo cáo UBND tỉnh.

2. Trách nhiệm của Sở Nội vụ: chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo xây dựng Kế hoạch biên chế và lao động của Trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu trình cấp có thẩm quyền quyết định giao biên chế và lao động phù hợp cho từng năm học; hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng viên chức và ký kết hợp đồng với người lao động theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Trách nhiệm của Sở Tài chính: chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch kinh phí tổ chức thực hiện Đề án của UBND tỉnh và Nghị quyết của HĐND tỉnh, hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định; cấp kinh phí hằng năm để cấp thực hiện Đề án; quyết toán kinh phí thực hiện hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách.

Trên đây là Đề án về việc chuyển đổi Trường trung học phổ thông Bán công thành phố Ninh Bình thành Trường trung học phổ thông Ninh Bình - Bạc Liêu, loại hình công lập. Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết nghị./.

 

 

Nơi nhận:
- Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các vị Đại biểu HĐND tỉnh;
- Sở Nội vụ; Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu. VT, VP2, VP4, VP5, VP6, VP7.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Dung

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Đề án 08/ĐA-UBND năm 2013 về chuyển đổi trường Trung học phổ thông bán công thành phố Ninh Bình sang loại hình trường Trung học phổ thông công lập do tỉnh Ninh Bình ban hành

  • Số hiệu: 08/ĐA-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 03/10/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Lê Văn Dung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản