BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2742/TC-TCT | Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2000 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 2742/TC-TCT NGÀY 26 THÁNG 6 NĂM 2000 VỀ VIỆC PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ THEO BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
Bộ Tài chính nhận được Công văn số 54/XNK ngày 8/5/2000 của Công ty thương mại dịch vụ nhựa số 1 về việc xác định mã số và thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng chất trợ dùng cho ngành dệt, nhuộm, về vấn đề này Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Căn cứ Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định số 1803/1998/QĐ-BTC ngày 11/12/1998. Quyết định số 67/1999/QĐ-BTC ngày 24/6/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 37/1999/TT-BTC ngày 7/4/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn cách phân loại hàng hoá theo Danh mục biểu thuế thuế xuất khẩu, Biểu thuế thuế nhập khẩu; tham khảo bản giải thích Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của Hội đồng Hợp tác Hải quan Thế giới, thì:
- Mặt hàng, Chất tải nhuộm, chương 38, nhóm 3809, mã số 38099100, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 1% (một phần trăm).
- Mặt hàng: Chất hoạt động bề mặt hữu cơ, chương 34, nhóm 3402, mã số 34021100 hoặc 34021200 hoặc 34021300 hoặc 34021900, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 20% (hai mươi phần trăm).
Do hồ sơ không đủ căn cứ để kết luận mã số chính xác (không nêu rõ thành phần đặc diểm tính chất), vì vậy để giải quyết khiếu nại của đơn vị. Bộ Tài chính đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo hải quan các địa phương kiểm tra, xác định mặt hàng có tên thương mại FORYLALLIN, ALBEGALFFA JNVADINE EXTRA là Chất tải nhuộm hay Chất hoạt động bề mặt hữu cơ, để tính thu thuế theo đúng quy định.
Tiêu chuẩn để phân biệt hai chất này như sau:
1. Chất tải nhuộm
Là chất được sử dụng để gia tăng các quá trình nhuộm và các quá trình in bằng cách gây phồng sợi tổng hợp, chúng bao gồm các chế phẩm dựa trên Bipenyl hoặc dựa trên các dẫn xuất của Benzen, phenol hoặc hydroxytoluic axit, chẳng hạn như triclorobenzen bipenyl 1-2ml, methylhydroxytoluat và các chất tương tự có hoặc không chứa các tác nhân hoạt động bề mặt. Mặc dù chất tải nhuộm có thể có chứa chất tác nhân hoạt động bề mặt nhưng không cản chức năng tẩy rửa hoặc chỉ mang tính phụ trợ đối với chức năng chính của chế phẩm là chất tải nhuộm.
2. Chất hoạt động bề mặt hữu cơ: (dạng anion)
Là các sunphát và sunphonát của mỡ, dầu thực vật (triglyceride) hoặc axit resin; sunphát và sunphonát được chiết ra từ alcool béo; sunphonát dầu, ví dụ như của các kim loại kiềm (kể cả các chất có chứa một phần dầu khoáng), của amonium hoặc của ethanolamines; sun-fat polyeste kiềm, sunphonát kiềm hay sunphonát phê-nin-ête kiềm, sun fat kiềm, sunphonát an-ki-lari, ví dụ dodecylbenzen esulphonetes (kỹ thuật). Các chất tác nhân tẩy rửa bề mặt này có thể chứa số lượng nhỏ tạp chất từ quá trình sản xuất, từ cồn béo, alkylate hoặc các nguyên liệu thô hyđro phôbic khác được tạo ra từ quả trình sunphát và sunphonát hoá. Các chất này cũng bao gồm sunphát natri hoặc muối vô cơ còn lại khác với tỷ lệ không quá 15%, khi thể hiện như muối anhyđrít. Chất này dùng để làm sạch, để loại bỏ chất dầu và chất bẩn trong quá trình sản xuất và hoàn thiện vải.
Bộ Tài chính có ý kiến để Tổng cục Hải quan được biết và chỉ đạo thực hiện.
| Trương Chí Trung (Đã ký)
|
- 1Thông tư 37/1999/TT-BTC hướng dẫn cách phân loại hàng hoá theo danh mục biểu thuế thuế xuất khẩu, biểu thuế thuế nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 1803/1998/QĐ-BTC về Biểu thuế thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành
- 3Công văn 7751/TC/TCT của Bộ Tài chính về việc phân loại hàng hoá
- 4Công văn 3445/TCHQ-KTTT về phân loại hàng hoá theo Biểu thuế nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn về việc phân loại hàng hoá theo Biểu thuế nhập khẩu
- Số hiệu: 2742/TC-TCT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 26/06/2000
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trương Chí Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/06/2000
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết