Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/BKHCN-TĐC | Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2005 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Bộ Khoa học và Công nghệ xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý chất lượng ô tô, xe máy trong thời gian qua như sau:
1. Về quản lý chất lượng xe máy, động cơ, phụ tùng xe máy nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước:
- Căn cứ Quyết định số 147/2002/QĐ-TTg ngày 25/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế Điều hành quản lý xuất nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy và phụ tùng giai đoạn 2003 - 2005, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 01/2003/QĐ-BKHCN ngày 30/1/2003 quy định về quản lý chất lượng, sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ đối với xe máy, động cơ và phụ tùng xe máy sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp khi nhập khẩu phải có xác nhận chất lượng của Cục Đăng kiểm Việt Nam đối với xe máy, động cơ nguyên chiếc và của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phụ tùng.
Sau một thời gian thực hiện thẩm xét hồ sơ, cấp giấy xác nhận chất lượng cho phụ tùng nhập khẩu, Bộ Khoa học và Công nghệ nhận thấy cần có Điều chỉnh thích hợp, đảm bảo Mục tiêu quản lý nhưng giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 37/2003/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2003 thay thế Quyết định số 01/2003/QĐ-BKHCN. Theo quyết định này, chỉ tập trung kiểm soát chất lượng đối với phụ tùng nhập khẩu thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam ban hành theo Quyết định số 13/2003/QĐ-BKHCN ngày 26/5/2003. Đồng thời, ngày 25/3/2004, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn số 600/BKHCN-TĐC gửi Tổng cục Hải quan để cho phép doanh nghiệp thực hiện cơ chế đăng ký trước, kiểm tra sau, tạo Điều kiện để doanh nghiệp đưa hàng về kho của mình, lấy mẫu thử nghiệm, tránh phải lưu kho, lưu bãi.
Để tiếp tục tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, ngày 21/9/2004 Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn số 2412/BKHCN-TĐC gửi Tổng cục Hải quan để áp dụng phương thức mới thay thế cho phương thức quy định tại công văn số 600/BKHCN-TĐC. Theo tinh thần công văn này, các doanh nghiệp sẽ giảm thiểu thủ tục phải đăng ký kiểm tra trước mới được đưa hàng về kho để lấy mẫu thử nghiệm. Tiếp theo đó, để đảm bảo tính khả thi trong quá trình phối hợp quản lý, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn số 3209/BKHCN-TĐC ngày 30/11/2004 gửi Tổng cục Hải quan để thay thế cho cơ chế quản lý theo công văn số 2412/BKHCN-TĐC.
Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) đã tổ chức đánh giá, công nhận phòng thử nghiệm của Công ty Sanyang (Đài Loan), Thai Honda, Thai Suzuki, Thai Yamaha. Hàng hóa do các doanh nghiệp nhập khẩu nếu cung cấp các phiếu thử nghiệm của các tổ chức này sẽ được Hải quan giải quyết việc thông quan, không cần có văn bản xác nhận chất lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với các Bộ ngành liên quan xem xét, giải quyết một số trường hợp ngoại lệ áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam đối với các Liên doanh (ví dụ Công ty Honda Việt Nam, Yamaha Việt Nam), tạo Điều kiện đảm bảo sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tiếp tục giải quyết triệt để những khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo tính khả thi trong phối hợp quản lý giữa các Cơ quan hữu quan, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn số 3209/BKHCN-TĐC ngày 30/11/2004 gửi Tổng cục Hải quan phối hợp quản lý.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải trong những phần việc liên quan để đảm bảo tính thống nhất, khả thi.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo để rà soát lại toàn bộ hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam về xe máy, phụ tùng xe máy, bổ sung, sửa đổi trong thời gian tới để kịp thời phục vụ công tác.
Từ năm 2003 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thẩm xét 585 hồ sơ nhập khẩu của doanh nghiệp và cấp phép nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhập khẩu để kinh doanh, nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp. Cho đến nay chưa xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Theo thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Công nghiệp, báo chí, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy ở Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Sản phẩm đảm bảo chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam quy định.
2. Về quản lý chất lượng ô tô sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam:
- Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) đã phối hợp với các Bộ xây dựng và ban hành Quyết định số 17/TĐC-QĐ ngày 17/2/1992 Quy định các loại hình lắp ráp ô tô, làm cơ sở cho các doanh nghiệp thực hiện việc nhập khẩu linh kiện để lắp ráp, tính thuế nhập khẩu và công tác quản lý của các cơ quan liên quan.
- Đánh giá và xác nhận Điều kiện kỹ thuật, công nghệ của dây chuyền lắp ráp ô tô phù hợp với loại hình lắp ráp theo đề nghị của doanh nghiệp.
- Giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện quyết định trên (Toyota Việt Nam, Merceders - Benz, một số doanh nghiệp Việt Nam…).
- Cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra liên Bộ do Bộ công nghiệp chủ trì kiểm tra tình hình hoạt động và thực hiện chương trình nội địa hóa trong sản xuất, lắp ráp ô tô của 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ về sản xuất lắp ráp ô tô ở Việt Nam liên quan đến Hiệp định Thương mại ký kết giữa Việt Nam với các nước.
- Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 20/2003/QĐ-BKHCN ngày 31/7/2003 quy định các loại hình lắp ráp ô tô thay thế cho Quyết định số 17/QĐ-TĐC của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô và Quyết định số 38/2004/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2004 sửa đổi, bổ sung quyết định này để thay thế Quyết định số 20/2003/QĐ-BKHCN.
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính trong việc hoạch định chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, tính thuế nhập khẩu linh kiện lắp ráp theo phụ tùng.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng khác (Công an, Hải quan…) giải quyết các vụ việc liên quan đến ô tô.
3. Về công tác quản lý sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ trong sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy:
- Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành thẩm xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng ly xăng nhãn hiệu hàng hóa hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, hoặc tra cứu nhãn hiệu, kiểu dáng ô tô, xe máy cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô, xe máy, phục vụ kịp thời sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hai năm 2003-2004, riêng lĩnh vực xe máy đã cấp các văn bằng bảo hộ cho 46 sáng chế, 03 giải pháp hữu ích, 75 kiểu dáng công nghiệp, 356 nhãn hiệu hàng hóa; cấp đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng cho 04 kiểu dáng công nghiệp, 116 nhãn hiệu hàng hóa; cấp kết quả tra cứu cho 09 sáng chế/giải pháp hữu ích, 407 kiểu dáng công nghiệp.
- Tổ chức để phổ biến tới các doanh nghiệp hiểu biết về lĩnh vực sở hữu công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.
- Tổ chức hướng dẫn, phê duyệt hoặc đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ cho các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các vi phạm về sở hữu công nghiệp.
Bộ Khoa học và Công nghệ xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ |
- 1Quyết định 28/2004/QĐ-BKHCN về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ôtô do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 20/2003/QĐ-BKHCN Quy định phân loại sản xuất, lắp ráp ôtô do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Quyết định 38/2004/QĐ-BKHCN sửa đổi Quyết định 28/2004/QĐ-BKHCN về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hoá đối với ôtô do Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ ban hành
- 4Công văn 14232/BGTVT-VT năm 2013 báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả đánh giá công tác quản lý và hỗ trợ thay thế xe công nông; xe lôi máy; xe cơ giới ba bánh; xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Quyết định 28/2004/QĐ-BKHCN về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ôtô do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Công văn số 2412/BKHCN-TĐC ngày 21/09/2004 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phối hợp quản lý chất lượng xe máy
- 3Quyết định 147/2002/QĐ-TTg về cơ chế điều hành quản lý xuất nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy và phụ tùng giai đoạn 2003-2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 01/2003/QĐ-BKHCN quy định về quản lý chất lượng, sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ đối với xe hai bánh gắn máy, động cơ và phụ tùng xe hai bánh gắn máy được sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Quyết định 13/2003/QĐ-BKHCN ban hành Danh mục xe máy và động cơ, phụ tùng xe máy phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Quyết định 20/2003/QĐ-BKHCN Quy định phân loại sản xuất, lắp ráp ôtô do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Quyết định 37/2003/QĐ-BKHCN Quy định về quản lý chất lượng, Sở hữu công nghiệp chuyển giao công nghệ đối với xe máy hai bánh, động cơ và phụ tùng được sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Quyết định 38/2004/QĐ-BKHCN sửa đổi Quyết định 28/2004/QĐ-BKHCN về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hoá đối với ôtô do Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ ban hành
- 9Công văn 14232/BGTVT-VT năm 2013 báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả đánh giá công tác quản lý và hỗ trợ thay thế xe công nông; xe lôi máy; xe cơ giới ba bánh; xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Công văn số 87/BKHCN-TĐC về việc báo cáo tình hình quản lý chất lượng ô tô, xe máy do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 87/BKHCN-TĐC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 14/01/2005
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: Bùi Mạnh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra