Hệ thống pháp luật

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 678BKH/LĐVX
V/v: Hướng dẫn một số điểmn về triển khai thực hiện các CTMTQG, CTMT trong KH năm 2000

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2000

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan quản lý chương trình ở Trung ương
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Căn cứ Quyết định số 240/1999/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch và dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2000.
Căn cứ Chỉ thị số 01/2000/CT-TTg ngày 12/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường điều hành kế hoạch đầu tư phát triển năm 2000.
Căn cứ Quyết định số 123/1999/QĐ-BKH, ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch Nhà nước năm 2000.
Trong khi chờ Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số Điều của QĐ 531/TTg, ngày 08/8/1996 về quản lý các chương trình quốc gia, để giúp các Bộ, ngành ở TW và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động triển khai thực hiện việc phân bổ, lồng ghép các chương trình nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 2000, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điểm về tổ chức triển khai thực hiện việc giao chỉ tiêu kế hoạch và điều hành thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia và Chương trình mục tiêu như sau:

I. VỀ CHỈ TIÊU GIAO KẾ HOẠCH NĂM 2000 CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA (CTMTQG) VÀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU (CTMT).

Tại Quyết định số 240/1999/QĐ-TTg, ngày 29/12/1999 của thủ tướng chính phủ đã giao Tổng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, trong đó chi đầu tư xây dựng CSHT các xã nghèo đặc biệt khó khăn.

Tại Quyết định số 123/1999/QĐ-BKH, ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho các Bộ, nghành TƯ và UBND các tỉnh thành phố 2 loại chỉ tiêu của các Chương trình mục tiêu quốc gia và CTMT như sau:

1- Về các chỉ tiêu CTMTQG, CTMT đã được giao cho UBND các tỉnh, thành phố.

a) Về chỉ tiêu tổng kinh phí của các chương trình:

- Chỉ tiêu Tổng kinh phí của các chương trình đã được giao cho UBND các tỉnh, thành phố tại Quyết định số 123/1999/QĐ-BKH: Bao gồm toàn bộ kinh phí của tất cả các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu thực hiện trên địa bàn do địa phương quản lý (Bao gồm chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp). Riêng 3 chương trình: Chương trình giải quyết Việc làm (Vốn bổ sung mới); chương trình Thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm, chương trình phòng chống HIV/AIDS có ghi kinh phí cụ thể của từng chương trình, các chương trình còn lại do UBND tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình và kết qủa đã thực hiện thời gian qua, các nhiệm vụ, mục tiêu và các danh mục chương trình đã thông báo để chủ động lồng ghép, bố trí sát với thực tế của địa phương.

- Trong chỉ tiêu tổng kinh phí được giao không bao gồm kinh phí chi quản lý chương trình. Kinh phí quản lý các chương trình do Ngân sách địa phương đảm bảo.

- Vốn bổ sung mới của chương trình Việc làm, bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển, nhưng khoản vốn này là để cho vay các dự án nhỏ tạo việc làm, thu hút lao động như lâu nay địa phương vẫn thực hiện (không phải vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình). Ngoài nguồn vốn bổ sung mới, UBND các tỉnh, thành phố cần đôn đốc thu hồi đầy đủ nguồn vốn đã cho vay đến hạn trả để tiếp tục cho vay các dự án mới tạo việc làm.

- Tổng nguồn vốn được giao kế hoạch tại Quyết định số 123/1999/QĐ-BKH, ngày 29/12/1999 là nguồn từ Ngân sách Trung ương hỗ trợ Ngân sách địa phương để chi cho tất cả danh mục các chương trình và các nhiệm vụ mục tiêu, đã được giao và được thanh quyết toán trong Ngân sách của địa phương. UBND các tỉnh, thành phố hoàn toàn chủ động trong việc lồng ghép, phân bổ kinh phí cho từng chương trình, không phải chờ đợi sự hướng dẫn thêm về phân bổ kinh phí của các Bộ, ngành Trung ương.

b) Về chỉ tiêu danh mục và mục tiêu của các chương trình được giao trên địa bàn:

- Tất cả các danh mục và mục tiêu của các chương trình được ghi trong kế hoạch đã giao cho các địa phương đều đã được cân đối kinh phí trong tổng nguồn kinh phí nói trên và sẽ do UBND bố trí cụ thể cho từng chương trình, từng mục tiêu. Đảm bảo tất cả các chương trình có tên trong danh mục và các mục tiêu nhiệm vụ đã gaio đều được bố trí kinh phí và phải được tổ chức thực hiện tốt, nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu của các chương trình đã được giao trên địa bàn.

- Một số chương trình, dự án lượng hóa được các mục tiêu, nhiệm vụ như: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình 773, chương trình việc làm, chương trình XĐGN, ... thì cần bố trí đủ vốn để thực hiện cho được các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra trong chỉ tiêu hướng dẫn.

- Những chương trình chưa lượng hóa được các mục tiêu cụ thể, hoặc chưa đủ căn cứ để bố trí cho các mục tiêu cụ thể, vì vậy chỉ ghi danh mục các chương trình. Khi bố trí kinh phí cho từng chương trình, UBND các tỉnh, thành phố cần phải ghi rõ kinh phí cho từng nội dung hoạt động của chương trình như các năm trước đã thực hiện. Tuy nhiên, căn cứ tình hình thực tế của địa phương mình, các tỉnh, thành phố cần cụ thể hóa thành các mục tiêu, để giao cùng với kinh phí. Đặc biệt là các mục tiêu về giảm số người mắc và chết vì các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, và tăng tỷ lệ số hộ ở nông thôn được dùng nước sạch v.v....

2. Về chỉ tiêu của các chương trình MTQG, CTMT đã giao tại QĐ số 123/1999/QĐ - BKH, ngày 29/12/1999 cho các Bộ, ngành TW.

a) Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan ở Trung ương quản lý chương trình (gọi chung là Bộ) đã được giao các chỉ tiêu:

- Tổng kinh phí và các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình do Bộ quản lý để điều hành thực hiện.

- Kinh phí của dự án do Bộ trực tiếp thực hiện. Trên cơ sở kinh phí đã được giao, Bộ chủ động phân bổ cho các chủ dự án và tổ chức thực hiện.

- Kinh phí và danh mục các chương trình hoặc mục tiêu của các chương trình khác do Bộ tham gia thực hiện. Dựa vào danh mục các chương trình hoặc các mục tiêu, nhiệm vụ đã được giao, Bộ tiến hành phân bổ nguồn kinh phí này cho các dự án, đảm bảo tất cả các chương trình, dự án Bộ tham gia thực hiện đều được phân bổ kinh phí để thực hiện.

b) Đối với các Bộ, ngành không phải là cơ quan quản lý chương trình nhưng có tham gia thực hiện các chương trình đã được giao các chỉ tiêu:

- Kinh phí (Bao gồm cả kinh phí đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp) của tất cả các chương trình mà Bộ, ngành tham gia thực hiện;

- Danh mục các chương trình và mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình mà Bộ, ngành tham gia thực hiện.

Trên cơ sở tổng kinh phí và danh mục các chương trình, các mục tiêu, nhiệm vụ đã được giao, các Bộ, ngành tiến hành phân bổ cho các dự án cụ thể. Đảm bảo tất cả các chương trình, các mục tiêu đã được giao đều được bố trí kinh phí để thực hiện.

Trong qúa trình triển khai phân bổ chỉ tiêu và tổ chức điều hành thực hiện, nếu các Bộ, ngành có vướng mắc cần trao đổi trực tiếp với Bộ quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xử lý.

II. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CỦA UBND TỈNH, THÀNH PHỐ.

1- Sau khi nhận được chỉ tiêu kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao hướng dẫn, UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư với trách nhiệm là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình Quốc gia trên địa bàn theo QĐ 531/TTg, bàn với các Sở, ban, ngành có liên quan để lồng ghép và phân bổ tổng kinh phí theo danh mục các chương trình và các mục tiêu, nhiệm vụ đã được giao thực hiện trên địa bàn.

2- Các Sở, ban, ngành phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương án lồng ghép và mức phân bổ kinh phí cho từng chương trình theo các nội dung hoạt động cụ thể và các chỉ tiêu kế hoạch giao cho UBND quận, huyện và các chủ dự án.

3- Căn cứ vào ý kiến đề xuất của các Sở, ban ngành ở trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các phương án lồng ghép các chương trình cho mục tiêu XĐGN và phân bổ kinh phí cho từng chương trình theo các nội dung hoạt động cụ thể và dự kiến chỉ tiêu giao kế hạoch (Bao gồm cả chỉ tiêu kinh phí và mục tiêu) cho các quận, huyện, các chủ dự án và trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố xem xét, quyết định và giao thực hiện.

Căn cứ để dự kiến phân bổ kinh phí là:

a- Danh mục các chương trình, các nhiệm vụ, mục tiêu đã được giao thực hiện trên địa bàn.

b- Khả năng nguồn kinh phí đã được giao của năm 2000 và nguồn bổ sung từ Ngân sách địa phương và nguồn huy động đóng góp hợp pháp của cộng đồng.

c- Dựa vào kết qủa thực hiện của từng chương trình trong năm 1999.

d- Những lĩnh vực, những vùng và những đối tượng cần được ưu tiên của địa phương.

Đối với các dự án xây dựng CSHT ở các xã nghèo ĐBKK (theo QĐ135) thực hiện theo Thông tư Liên Bộ số 416/1999/TTLT-BKHĐT-UBDTMN-BTC-BXD ngày 29/4/1999.

4- Báo cáo kế hoạch giao.

Sau khi giao cho UBND quận, huyện, chủ dự án, UBND các tỉnh, thành phố báo cáo kế hoạch đã giao (theo biểu mẫu thống nhất kèm theo văn bản này) gừi về Bộ quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để làm căn cứ điều hành, kiểm tra, thanh quyết toán ngân sách.

III. VỀ CHỈ ĐẠO HÀNH

1- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa X, việc quản lý nguồn lực, lồng thép, phân bổ kinh phí và giao chỉ tiêu kế hoạch các chương trình trên địa bàn đã được phân cấp cho địa phương theo các nội dung đã nêu ở Mục I và II, của văn bản này. UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các Sở, Ban ngành liên quan tổ chức thực hiện và tập trung chỉ đạo và các công việc chủ yếu sau:

a- Củng cố và hoàn thiện Ban Chỉ dạo CTQG của tỉnh, thành phố để giúp UBND hành thực hiện tốt các chương trình. Mỗi tỉnh, thành phố chỉ thành lập một Ban Chỉ đạo các CTQG trên địa bàn, do một đồng chí lãnh đạo UBND làm Trưởng ban, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực, kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do Ngân sách địa phương đảm nhiệm.

b- Đảm bảo kinh phí của các chương trình phải được chuyển đầy đủ đến các đối tượng thụ hưởng. Các địa phương không được trích kinh phí của chương trình để làm kinh phí quản lý. Kinh phí quản lý chương trình do Ngân sách địa phương đảm bảo và cũng được ghi thành một khoản mục riêng để điều hành và thanh quyết toán.

c- Ngoài phần kinh phí của Ngân sách TW hỗ trợ, cần tổ chức huy động thêm nguồn lực tại chỗ của địa phương (trong phạm vi pháp luật cho phép) để tăng thêm nguồn lực cho việc thực hiện các chương trình, bao gồm cả tiền vốn, ngày công lao động và các nguồn vật chất khác, đảm bảo sử dụng có hiệu qủa và được công khai trước dân.

d- Phối hợp với các Bộ quản lý chương trình kịp thời xử lý những khó khăn vướng mắc trong qúa trình thực hiện, đảm bảo kinh phí đến đúng đối tượng thụ hưởng được nhanh nhất và đúng mục tiêu, có hiệu qủa.

e- Tăng cường khâu kiểm tra giám sát việc thực hiện các dự án ở cơ sở, đảm bảo tiến hành công khai dân chủ trong việc lựa chọn dự án đầu tư ây dựng và thanh quyết toán tài chính.

g- Tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện các chương trình hàng tháng, hàng qúy, 6 tháng và cả năm, gửi về Bộ quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý chương trình mục tiêu Quốc gia

Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 và Chỉ thị số 01/2000/CT- TTg, ngày 12/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường điều hành kế hoạch đầu tư phát triển năm 2000, thì nhiệm vụ của các cơ quan quản lý chương trình ở cấp Trung ương gồm:

- Chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố điều hành, triển khai và tổ chức thực hiện chương trình theo đúng mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu qủa.

- Có nhiệm vụ quyết toán phần kinh phí các dự án của chương trình do Bộ quản lý chương trình trực tiếp thực hiện và tổng hợp tình hình thực hiện kinh phí chương trình mục tiêu Quốc gia do các cơ quan Trung ương và địa phương báo cáo.

- Xây dựng cơ chế chính sách và hướng dẫn nghiệp vụ cho các địa phương và Bộ, ngành thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí của chương trình.

- Các cơ quan quản lý chương trình không giao kế hoạch và không thông báo kinh phí của chương trình cho các cơ quan ngành dọc ở tỉnh, thành phố, chỉ hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn và phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các định mức chi tiêu để các tỉnh, thành phố chủ động thực hiện.

Trên đây là những nội dung cần làm rõ thêm về việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG và CTMT trong kế hoạch năm 2000 theo tinh thần Nghị quyết kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa X và Quyết định số 240/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thực hiện. Những vấn đề cụ thể phát sinh trong qúa trình triển khai, đề nghị nhanh chóng tổng hợp và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên
- Sở KHĐT các tỉnh, thành phố
- Bộ Tài chính,
- Các Vụ: TH, TC, ĐP, LĐVX
- Lưu: VP

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
THỨ TRƯỞNG




Lại Quang Thực

 

UBND tỉnh, thành phố....

..... ngày ... tháng ... năm 2000

 

BIỂU TỔNG HỢP

CHỈ TIÊU GIAO KẾ HOẠCH NĂM 2000 CÁC CHƯƠNG TRÌNH MTQG, CTMT TRÊN ĐỊA BÀN

 

Tên các chương trình

Mục tiêu thực hiện

Tổng kinh phí

Trong đó:

XDCB

Sự nghiệp (Chia theo các hoạt động của chương trình)

Cộng

Hoạt động1

Hoạt động 2

Hoạt động 3

Hoạt động 4

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

 

 

 

 

4.

 

 

 

 

 

 

 

 

5.

 

 

 

 

 

 

 

 

6.

 

 

 

 

 

 

 

 

7.

 

 

 

 

 

 

 

 

8.

 

 

 

 

 

 

 

 

9.

 

 

 

 

 

 

 

 

10.

 

 

 

 

 

 

 

 

11.

 

 

 

 

 

 

 

 

12.

 

 

 

 

 

 

 

 

13.

 

 

 

 

 

 

 

 

14.

 

 

 

 

 

 

 

 

15.

 

 

 

 

 

 

 

 

16.

 

 

 

 

 

 

 

 

17.

 

 

 

 

 

 

 

 

18.

 

 

 

 

 

 

 

 

19.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn số 678BKH/LĐVX về việc hướng dẫn một số điểm về triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình mục tiêu trong kế hoạch năm 2000 do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành

  • Số hiệu: 678BKH/LĐVX
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 01/02/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Người ký: Lại Quang Thực
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/02/2000
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản