Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 4308/LĐTBXH-TL
V/v Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2004

 

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh

 

Trả lời công văn số 2210/LĐTBXH-CSLĐ ngày 26/11/2004 của quý Sở về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp và Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 7/7/1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm thì phụ cấp độc hại, nguy hiểm chỉ áp dụng đối với những người làm việc ở một số nghề hoặc công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm nhưng chưa được xác định trong mức lương.

Đối với công nhân làm nghề sửa chữa ô tô thuộc ngành xăng dầu đang xếp nhóm II, thang lương A1 (cơ khí, điện tử, tin học) của hệ thống thang lương công nhân sản xuất ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ thì trong mức lương đã bao gồm yếu tố độc hại, nguy hiểm, vì vậy không thuộc đối tượng áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước./.

 

TL/ BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
VỤ TRƯỞNG VỤ TIỀN LƯƠNG - TIỀN CÔNG




Phạm Minh Huân

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn số 4308/LĐTBXH-TL ngày 10/12/2004 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội về việc phụ cấp độc hại, nguy hiểm

  • Số hiệu: 4308/LĐTBXH-TL
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 10/12/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Phạm Minh Huân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản