Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3862/SXD-QLCLXD | TP.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 5 năm 2007 |
Kính gửi : | - Các Sở Công nghiệp, Nông nghiệp&Phát triễn nông thôn, Giao thông công chính, Tài nguyên môi trường. |
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 về hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Sở Xây dựng đã có văn bản số 3141/SXD-QLCL ngày 04/5/2006 gửi các Chủ đầu tư yêu cầu thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng theo Thông tư 11/2005/TT-BXD. Trong quá trình thực hiện, Sở Xây dựng đã nhận được một số ý kiến thắc mắc của các đơn vị về việc thực hiện Thông tư 11/2005/TT-BXD. Để việc thực hiện Thông tư 11/2005/TT-BXD trên địa bàn thành phố được thống nhất, chặt chẽ. Sở Xây dựng giải thích và hướng dẫn như sau :
1/- Về nội dung cần kiểm tra :
Căn cứ Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 của Bộ Xây dựng, về hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất hượng công trình xây dựng, tại mục I khoản 3 quy định nội dung kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình có thể là một, một số hoặc tòan bộ các nội dung sau:
- An toàn về khả năng chịu lực của công trình;
- An toàn sử dụng, khai thác và vận hành công trình;
- An toàn về phòng cháy và chữa cháy;
- An toàn môi trường.
Do đó, để chủ đầu tư có cơ sở xem xét giảm chi phí kiểm tra chứng nhận chất lượng trước khi ký hợp đồng với đơn vị tư vấn chứng nhận chất lượng, căn cứ công văn số 366/GĐ-GĐ1 ngày 19/9/2005 và 130/GĐ-GĐ2 ngày 05/4/2006 (cùng các văn bản khác liên quan) của Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng, về giải thích và hướng dẫn thực hiện Thông tư số 11-12/2005/TT-BXD. Sở Xây dựng hướng dẫn một số vấn đề sau:
+ Về an toàn khả năng chịu lực của công trình: đây là tiêu chí quan trọng nhất, chủ đầu tư phải yêu cầu đơn vị chứng nhận chất lượng kiểm tra thực hiện theo đúng quy định.
+ Về kiểm tra an toàn sử dụng, khai thác và vận hành công trình:
Các bộ phận công trình cần kiểm tra mức độ an toàn đối với sinh mạng và sức khỏe con người trong quá trình sử dụng là: hệ thống cấp ga, hệ thống điện, chống sét, thang máy, thang cuốn, tời nâng cẩu trục, bình chịu áp lực, kính nhà cao tầng,… và bao gồm cả các chi tiết về cấu tạo, kiến trúc phục vụ cho người tàn tật trong sử dụng. Nếu công trình có các bộ phận, hạng mục kể trên, tổ chức chứng nhận chất lượng kiểm tra, so sánh chất lượng so với quy định của thiết kế và các tiêu chuẩn hiện hành áp dụng cho công trình.
Ngoài ra chủ đầu tư cần phải liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định nếu công trình có sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Do đó, nếu công trình có các loại máy, thiết bị, vật tư theo quy định tại Thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH và đã được cơ quan quản lý Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký theo đúng quy định, thì chủ đầu tư không cần yêu cầu đơn vị chứng nhận chất lượng kiểm tra chứng nhận công tác này.
+ Về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy:
Chủ đầu tư phải liên hệ Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy để được kiểm tra và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ và Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004. Đây là phần việc đã được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy kiểm tra chặt chẽ và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, do đó chủ đầu tư không cần yêu cầu đơn vị chứng nhận chất lượng kiểm tra chứng nhận công tác này.
+ Về kiểm tra an toàn môi trường:
Tổ chức chứng nhận chất lượng kiểm tra, so sánh kết quả đo đạc các thông số môi trường trong và ngoài công trình so với quy định của các tiêu chuẩn hiện hành áp dụng cho công trình đã được chỉ định trong hồ sơ thiết kế. Bảo đảm môi trường sống trong công trình không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sống trong đó và việc xây dựng, vận hành công trình không tác động xấu đến chất lượng môi trường xung quanh và các công trình liền kề như các chỉ số về không khí, bụi, ánh sáng, tiếng ồn, độ rung, chất lượng nước sinh hoạt, nước thải… phải đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.
Ngoài ra chủ đầu tư cần phải liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường để được kiểm tra, đánh giá về an toàn môi trường nếu công trình có yêu cầu về môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005 và Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Nếu công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường kiểm tra và xác nhận việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo đúng quy định, chủ đầu tư không cần yêu cầu đơn vị chứng nhận chất lượng kiểm tra chứng nhận công tác này.
Mặc dù chủ đầu tư không yêu cầu đơn vị chứng nhận chất lượng kiểm tra các tiêu chí về an toàn sử dụng, khai thác và vận hành công trình; an toàn phòng cháy và chữa cháy; an toàn môi trường vào chí phí chứng nhận chất lượng. Nhưng đơn vị tư vấn chứng nhận chất lượng cũng phải có trách nhiệm báo cáo về ba tiêu chí trên dựa trên yêu cầu của hồ sơ thiết kế và các văn bản chứng nhận, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.
2/- Về chi phí kiểm tra và chứng nhận chất lượng công trình xây dựng:
- Chi phí kiểm tra và chứng nhận chất lượng công trình xây dựng do chủ đầu tư trả cho tổ chức chứng nhận chất lượng được quy định tại khoản 1-Mục V của Thông tư 11/2005/TT-BXD, đối với công trình được đầu tư bằng vốn Nhà nước, về nguyên tắc tổng giá trị chi phí cho công tác kiểm tra, chứng nhận chất lượng không vượt quá 35% của chi phí giám sát. Trường hợp vượt quá giá trị này, Chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định. Đối với các công trình đầu tư các nguồn vốn khác(trong đó có vốn đầu tư nước ngòai) không quy định mức trần cho chi phí chứng nhận chất lượng.
- Theo khoản 3-Mục V của Thông tư 11/2005/TT-BXD quy định, tổ chức chứng nhận chất lượng có trách nhiệm lập dự tóan cho công việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng tương ứng với nội dung và phạm vi kiểm tra, chứng nhận chất lượng trình chủ đầu tư phê duyệt.
- Tổ chức chứng nhận chất lượng lập dự tóan dựa theo các quy định sau:
+ Đơn giá tạm thời kiểm định chất lượng công trình xây dựng được ban hành kèm theo quyết định số 80/BXD-VKT ngày 19/3/1997 của Bộ Xây dựng.
+ Định mức và đơn giá thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 32/2001/QĐ-BXD ngày 20/12/2001 của Bộ Xây dựng.
+ Định mức dự tóan khảo sát xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 28/2005/QĐ-BXD ngày 10/8/2005 của Bộ Xây dựng.
+ Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ban hành kèm theo Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng.
+ Thông tư 03/2005/TT-BXD ngày 04/3/2005 về :”Hướng dẫn điều chỉnh dự tóan công trình xây dựng cơ bản”.
+ Thông tư 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 về :”Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”.
+ Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
UBND Quận, Huyện cần phải rà sóat, phổ biến rộng rãi văn bản hướng dẫn này đến các chủ đầu tư có công trình xây dựng trên địa bàn để biết và thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan đơn vị phản ánh về Sở Xây dựng để được hướng dẫn hay tổng hợp trình Bộ Xây dựng có ý kiến trả lời chính thức những nội dung chưa rõ.
Trân trọng kính chào.
Nơi nhận : | KT.GIÁM ĐỐC |
- 1Thông tư 11/2005/TT-BXD hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng do Bộ xây dựng ban hành
- 2Thông tư 12/2005/TT-BXD hướng dẫn về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 4Công văn số 3141/SXD-QLCL của Sở xây dựng thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng theo Thông tư số 11/2005/TT-BXD
- 5Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 6Quyết định 28/2005/QĐ-BXD về Định mức dự toán khảo sát xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 8Thông tư 23/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Thông tư 04/2004/TT-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy do Bộ Công an ban hành
- 10Thông tư 03/2005/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Thông tư 04/2005/TT-BXD hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 12Quyết định 10/2005/QĐ-BXD về Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 13Công văn số 130/GĐ-GĐ2 về việc giải thích và hướng dẫn thực hiện Thông tư 11/2005/TT-BXD do Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ban hành
- 14Quyết định 80 BXD/VKT năm 1997 ban hành đơn giá tạm thời kiểm định chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 15Quyết định 32/2001/QĐ-BXD ban hành Định mức và đơn giá thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 16Công văn 20614/QLD-KD năm 2013 hướng dẫn thực hiện Thông tư 10/2013/TT-BYT do Cục Quản lý dược ban hành
Công văn số 3862/SXD-QLCLXD về việc hướng dẫn về chứng nhận chất lượng công trình và chi phí để thực hiện theo Thông tư 11/2005/TT-BXD do Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 3862/SXD-QLCLXD
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 31/05/2007
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Văn Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra