Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 23/2003/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2003

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘISỐ 23/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 03 THÁNG 11 NĂM 2003 VỀ VIỆC QUY ĐỊNH, HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ KIỂM ĐỊNH CÁC LOẠI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦUNGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Thi hành Nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:

I- PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) có sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động (gọi chung là đối tượng) thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại phụ lục 1 kèm theo thông tư này và Bộ Y tế quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27/3/1999 hướng dẫn việc khai báo, đăng ký và cấp giấy chứng nhận được sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động, trước khi đưa vào sử dụng đều phải đăng ký và kiểm định:

- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp hoạt động công ích; doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;

- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;

- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;

- Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

- Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã, cá nhân;

- Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính;

- Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;

- Trạm y tế xã, phường, thị trấn;

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

II. KIỂM ĐỊNH

Kiểm định là việc kiểm tra, thử nghiệm, phân tích của cơ quan kiểm định nhằm đánh giá tình trạng an toàn của các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại các tiêu chuẩn, quy phạm Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động,

Thủ tục kiểm định được quy định như sau:

1. Đối với cơ sở

a. Trực tiếp đề nghị với cơ quan kiểm định tiến hành kiểm định, khi có nhu cầu kiểm định đối tượng;

b. Cung cấp các tài liệu kỹ thuật liên quan đến đối tượng được kiểm định, cử người đại diện chứng kiến quá trình kiểm định;

c. Khắc phục các hiện tượng không bảo đảm an toàn liên quan đến công việc kiểm định.

2. Đối với cơ quan kiểm định

a. Khi nhận được đề nghị của cơ sở, chậm nhất là 10 ngày (ngày làm việc) phải tiến hành kiểm định. Trường hợp không thực hiện được đề nghị của cơ sở, chậm nhất là 05 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận được đề nghị phải trả lời cho cơ sở bằng văn bản và nêu rõ lý do;

b. Thực hiện việc kiểm định đối tượng theo đúng quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và tiêu chuẩn, quy phạm Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

c. Lập biên bản kiểm định và ghi đầy đủ kết quả kiểm định vào lý lịch đối tượng;

d. Khi đối tượng đủ điều kiện an toàn để đưa vào sử dụng, chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày công bố biên bản kiểm định, cơ quan kiểm định phải cấp cho cơ sở Phiếu kết quả kiểm định (02 bản) theo mẫu quy định tại phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

e. Trong quá trình kiểm định, nếu phát hiện đối tượng có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động thì phải ngừng việc kiểm định, báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục;

g. Trong quá trình kiểm định nếu vi phạm quy trình kiểm định, các tiêu chuẩn, quy phạm Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động, mà gây thiệt hại vật chất đối với cơ sở thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

III. ĐĂNG KÝ

Việc đăng ký được quy định như sau: Đối với đối tượng lưu động thì đăng ký tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính của cơ sở; đối với đối tượng cố định thì đăng ký tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng được lắp đặt, sử dụng. Việc đăng ký chỉ thực hiện một lần trước khi đưa đối tượng vào sử dụng.

1. Đối với cơ sở

a. Chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nhận được Phiếu kết quả kiểm định phải gửi hồ sơ đăng ký đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương để đăng ký;

b. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định tại phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;

- Lý lịch đối tượng theo mẫu quy định tại các tiêu chuẩn, quy phạm Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động (đối với các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động và vật liệu nổ công nghiệp theo mẫu quy định tại phụ lục 4 kèm theo thông tư này);

- Phiếu kết quả kiểm định (đối với vật liệu nổ công nghiệp là bản sao "Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp").

c. Khi chuyển đổi sở hữu phải đăng ký lại; khi cải tạo, sửa chữa làm thay đổi các thông số kỹ thuật của đối tượng đã đăng ký thì phải kiểm định và đăng ký lại.

2. Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a. Sau khi nhận hồ sơ đăng ký thì cấp phiếu nhận hồ sơ đăng ký cho cơ sở theo mẫu quy định tại phụ lục 5 kèm theo Thông tư này;

b. Chậm nhất là 10 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ phải tiến hành đăng ký (mẫu sổ đăng ký theo quy định tại phụ lục 6 kèm theo Thông tư này), ký và đóng dấu vào phần dành riêng cho cơ quan đăng ký trong lý lịch đối tượng (đối với các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động và vật liệu nổ công nghiệp thì ký, đóng dấu vào phía dưới của tóm tắt lý lịch). Sau khi hoàn thành các thủ tục trên thì cấp giấy chứng nhận đăng ký cho cơ sở theo mẫu quy định tại phụ lục 7 kèm theo Thông tư này và chuyển trả cho cơ sở lý lịch đối tượng; thu lại phiếu nhận hồ sơ đăng ký đã cấp.

Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện đăng ký, thì phải thông báo cho cơ sở và nêu rõ lý do bằng văn bản theo mẫu quy định tại phụ lục 8 kèm theo Thông tư này.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cơ sở có trách nhiệm

a. Rà soát các đối tượng phải đăng ký, kiểm định thuộc phạm vi quản lý của mình để thực hiện việc đăng ký, kiểm định theo đúng quy định của Thông tư này;

b. Hàng năm lập kế hoạch kiểm định đối tượng để đề nghị cơ quan kiểm định tiến hành kiểm định;

c. Quản lý, sử dụng đối tượng theo đúng quy định tại các tiêu chuẩn, quy phạm Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

d. Đối với đối tượng đã được đăng ký và cấp giấy phép sử dụng trước khi Thông tư này có hiệu lực mà đang còn hạn sử dụng thì được tiếp tục sử dụng. Khi đối tượng hết hạn sử dụng phải thực hiện việc đăng ký, kiểm định theo quy định của Thông tư này.

2. Các cơ quan kiểm định có trách nhiệm

a. Tổ chức kiểm định kịp thời theo yêu cầu của cơ sở;

b. Định kỳ 3 tháng (trước ngày 5 của tháng đầu quý sau), báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi đối tượng được đăng ký tình hình kiểm định theo mẫu quy định tại phụ lục 9 kèm theo Thông tư này.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm.

a. Thực hiện việc đăng ký theo thẩm quyền được quy định tại Thông tư này, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở giải quyết nhanh thủ tục đăng ký;

b. Thanh tra, kiểm tra việc kiểm định, sử dụng đối tượng theo thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý;

c. Thống nhất quản lý giấy chứng nhận đăng ký theo mẫu quy định tại Thông tư này; định kỳ 6 tháng (trước ngày 20 tháng 7), một năm (trước 31 tháng 1 năm sau) báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình đăng ký, kiểm định ở địa phương theo mẫu quy định tại phụ lục 10 kèm theo Thông tư này.

4. Cục An toàn lao động có trách nhiệm

a. Giúp Bộ thống nhất quản lý Nhà nước về đăng ký, kiểm định; quy định mẫu giấy chứng nhận đăng ký;

b. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này;

c. Định kỳ 6 tháng, một năm tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình đăng ký và kiểm định trong phạm vi cả nước.

5. Các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc cơ sở thuộc phạm vi quản lý thực hiện theo đúng quy định của Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế Thông tư số 22/TT-LĐTBXH ngày 8/11/1996 của Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội hướng dẫn việc khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết.

Nguyễn Thị Hằng

(Đã ký)

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC LOẠI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ VÀ CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư số 23/2003/TT-LĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

1. Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quá nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 KG/cm2;

2. Nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất lớn hơn 115o C;

3. Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 KG/cm2 (không kể áp suất thuỷ tĩnh), trừ các bình có dung tích nhỏ hơn 25 lít nếu tích số giữa dung tích (tính bằng lít) với áp suất (tính bằng KG/cm2) không lớn hơn 200 và các bình không làm bằng kim loại;

4. Bể (xi téc) và thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hoá lỏng hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 KG/cm2 hoặc chất lỏng, chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 KG/cm2;

5. Hệ thống lạnh các loại, trừ hệ thống lạnh có môi chất làm việc bằng hơi nước, không khí, hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5 kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1, nhỏ hơn 2,5 kg đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 2 (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6104:1996);

6. Đường ống dẫn hơi nước, nước nóng cấp I và II có đường kính ngoài từ 51 mm trở lên, các đường ống dẫn cấp III và cấp IV có đường kính ngoài từ 76 mm trở lên (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6158:1996 và 6159:1996);

7. Các đường ống dẫn khí đốt;

8. Cần trục các loại: Cần trục ô tô, cần trục bánh lốp, cần trục bánh xích, cần trục đường sắt, cần trục tháp, cần trục chân đế, cần trục công xôn, cần trụ thiếu nhi;

9. Cầu trục: Cầu trục lăn, cầu trục treo;

10. Cổng trục: Cổng trục, nửa cộng trục;

11. Trục cáp;

12. Pa lăng điện;

13. Xe tời điện chạy trên ray;

14. Tời điện dùng để nâng tải theo phương thẳng đứng;

15. Tời (thủ công, điện) dùng để nâng người;

16. Máy vận thăng;

17. Chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hoá lỏng, khí hoà tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7 KG/cm2;

18. Hệ thống điều chế, nạp khí, khí hoá lỏng, khí hoà tan;

19. Thang máy các loại;

20. Thang cuốn;

21. Các loại thuốc nổ;

22. Phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm...)

DANH MỤC CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 05/1999/TT-BYTngày 27 tháng 3 năm 1999 của Bộ Y tế)

I. Danh mục các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động I:

1) 2 - Acetylaminofluorence

2) 4 - Aminobipheny (M3)

3) Arsenic và các hợp chất của arsenic (lA)

4) Asbestos (amosite và chrysotil)

5) Benzene (T1, M1)

6) Benzidine (lA)

7) Bis (chloromethyl) ether.

8) 1,4 -Butanediol dimethanesufonate (M3)

9) Cvctophosphamide (T2, M2)

10) Diamino - 4.4 diphenyl

11) Diethylstilboestrol

12) 4 - Dimethylaminoazobenzene

13) Naphthylamine (A và B)

14) Thorium dioxide

15) 4-Amino 10-methyl formic acid (T1)

16) Dinitrogen pentoxide (T1)

17) 2,4 DB

18) 2,4 DP

19) 2,4,5 D

20) 2,4,5 T

21) Các chất bảo vệ thực vật trong danh mục hạn chế sử dụng ở Việt Nam (theo danh mục của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).

II- Danh mục các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động II:

1) Acetothioamide

2) Acrylic amide

3) Alachlor

4) Allyl catechol methylene ether

5) 2-Aminofluorene

6) 3-Amino 1,2,4-triazole

7) Aniline và các hợp chất

8) Antilmony và các hợp chất (lB)

9) Aziridine

10) Benzidine dihydro chloride

11) 2,3-Benzofuoroethene

12) 2,3-Benzophenanthrene

13) Benzo (a) pyrene (C2)

14) (Bis (Chloro - 2 ethyl) amino) phenyl butyric acid (T3)

15) Bis chloroethyl nitroso urea (T3 M3)

16) Benomyl

17) Benzyl chloride

18) Benryllium và các hợp chất

19) Boric acid và các borate

20) Bromodichloromethane

21) Calcium và các hợp chất (1A)

22) Calcium cyanide

23) Carbondisulfide (T3 - A800)

24) Carbon monoxide

25) Carbon tetrachloride

26) Chloroethyl ether

27) Chloromethyl ether

28) Chloropicrine

29) Chlomium và các hợp chất (C1)

30) Coal tar (hắc ín) (C1)

31) Dactionmycin

32) Daunorubicin (T3)

33) Demention (o &s)

34) Dieldrin

35) Di-sec-octyl phthalate

36) Dibez (A-H) anthracene

37) 1,4- Dichlorobenzene

38) Diethylstilboestrol

39) Dimethylformamide

40) 1,4-Dioxane

41) Dimethyl mercury

42) Dinitro toluene (DNT)

43) Dinitrogen pentoxide

44) Dioxin và dẫn xuất

45) Endosulfan

46) Epichlorohydrin (C3,1A)

47) Epoxy 1-propanol

48) Ethylene dibromide (C2)

49) Ethylene dichlomide

50) Ethyiene dioxide (C2, 1A)

51) FIUorouracil

52) Formalin

53) Formaldehyde (1A)

54) Hexa methyl phosphoramide (C2)

55) Hydrazine và Hydrazine hydrate, Hydrazine sufate (1A)

56) Lead (chì) và các hợp chất chứa chì

57) Mechloethamine

58) Mechloethamine hydrochloride

59) Melfalan (A0600, A0800)

60) Mercury và các hợp chất

61) Endrine

62) Methallyl chloride

63) 2-Methyl aziridine Mercury và các hợp chất (1A)

64) Methyllazoxy methanol B-D-Gluccsite

65) Methyl bromide

66) Methyl chroride

67) Methylen chloride

68) Nickel (carbonyl, dioxide, disulfide, monoxide) (C2)

69) N-Nia-osodiisopropy lamine

70) Nitrosomorpholine

71) Ortho-amono azotoluene

72) Perchloropentacyclodecane

73) Phosphine

74) Phosphorus (vàng)

75) Polychlorinated Biphenyls

76) Procarbazine hydrochloride

77) Proyl thiouracil

78) Sodium cyanide

79) Stibine

80) Thallium và các hợp chất

81) Thionyl chloride

82) Thiophosphamide

83) Toluene (o,m,p)

84) Uracil mustard

85) Urethane (C2, M2)

86) Vinyl chloride

87) Vinyl cylohexen dioxide

88) Xylene (o,m,p)

Ghi chú: Các ký hiệu dùng kèm theo các chất như sau:

C1: Đã thấy gây ung thư trên người

C2: Đã thấy gây ung thư trên động vật, nghi ngờ có tác hại trên người.

C3: Nghi ngờ gây ung thư trên động vật.

M1: Đã thấy gây biến đổi gien trên người

M2: Đã thấy gây biến đổi gien trên động vật, nghi ngờ có tác hại trên người.

M3: Nghi ngờ gây biến đổi gien hại trên động vật.

T1: Đã thấy gây quái thai trên người.

T2: Đã thấy gây quái thai trên động vật, nghi ngờ có tác hại trên người.

T3: Nghi ngờ có gây quái thai trên động vật.

A0600: Gây rối loạn sinh dục nam.

A0800: Gây bất thường cho tinh trùng

A1000: Qua nhau thai, gây độc phôi, trứng ở người.

1A: Vật liệu rất độc có hậu quả tức thời và trầm trọng.

1B: Vật liệu độc có hậu quả tức thời và trầm trọng.

2A: Vật liệu rất độc có các tác hại khác

2B: Vật liệu độc có các tác hại khác.

PHỤ LỤC 2

MẪU PHIẾU KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số: 23/2003/TT-LĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

MẶT TRƯỚC

1 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

PHIẾU KẾT QUẢ

KIỂM ĐỊNH

Số

(Kích thước 15 x 21 cm, có 2 mặt)

Ghi chú:

- Ô số 1 ghi: Thứ tự của đối tượng theo danh mục tại Phụ lục 1.

- Ô số 2 ghi: Số thứ tự theo quy định của cơ quan kiểm định.

MẶT SAU

1. Cơ quan kiểm định:

2. Cơ sở sử dụng:

Trụ sở chính:

3. Đối tượng:

+ Mã hiệu:

+ Năm chế tạo:

+ Số chế tạo:

+ Nhà chế tạo:

+ Đặc tính kỹ thuật

...................................................................................

...................................................................................

Đã được kiểm định (lần đầu, định kỳ, bất thường) đạt yêu cầu
theo biên bản kiểm định số.... ngày...... tháng...... năm......

Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn lần tới ..............

.... ngày..... tháng..... năm......

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

MẪU TỜ KHAI ĐĂNG KÝ
(Kèm theo Thông tư số 23/2003/TT-LĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........, ngày...... tháng...... năm.....

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ...........

Căn cứ theo Thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2003 của Bộ Lao động - TBXH quy định và hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các máy thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ;

Cơ sở hoặc cá nhân:

Trụ sở chính tại:

Điện thoại:.............................. Fax:....................... E-mail:.....................

Đề nghị được đăng ký các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:

1. Máy, thiết bị

TT

QUY CÁCH
LOẠI KỸ THUẬT

ĐỐI TƯỢNG

MÃ HIỆU

NƠI CHẾ TẠO

NƠI LẮP ĐẶT

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CƠ BẢN

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

(A)

(B)

(C)

2. Các chất

TT

TÊN CHẤT

SỐ LƯỢNG (KG)

NỒNG ĐỘ SỬ DỤNG

MỤC ĐÍCH

SỬ DỤNG

SỐ NGƯỜI

TIẾP XÚC

3. Các loại thuốc nổ và phương tiện nổ

TT

LOẠI VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

ĐỊA ĐIỂM SỬ DỤNG

PHƯƠNG PHÁP NỔ MÌN

MỤC ĐÍCH

SỬ DỤNG

DANH SÁCH NGƯỜI LÃNH ĐẠO, THỢ BẮN MÌN VÀ THỦ KHO VLNCN

Các loại thuốc nổ

Các loại phương tiện nổ

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (HOẶC CÁ NHÂN)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú: - Đặc tính kỹ thuật ghi các số liệu sau

+ Đối với Thiết bị áp lực, A: áp suất (Kg/cm3); B: dung tích (lít); C: năng suất (Kg/h, Kcal/h)

+ Đối với thiết bị nâng, A: trọng tải (T); B: khẩu độ (m); C: vận tốc nâng (m/s)

+ Đối với Thang máy, A: trọng tải (Kg); B: số tầng dừng; C: vận tốc (m/s)

- Nếu đăng ký lại cần ghi dòng chữ (Đăng ký lại) dưới dòng chữ "Tờ khai đăng ký"

PHỤ LỤC 4

MẪU TÓM TẮT LÝ LỊCH CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư số 23/2003/TT-LĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

TÓM TẮT LÝ LỊCH CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

(Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 05/1999/TT-BYTngày 27 tháng 3 năm 1999 của Bộ Y tế)

1. Tên hoá chất: .............................................................................................

Tên khoa học: ................................................................................................

Tên thương mại: ............................................................................................

Công thức hoá học: ........................................................................................

2. Công dụng: ................................................................................................

3. Nước sản xuất: ................................. ngày.... tháng..... năm......................

4. Ký hiệu trên nhãn: .....................................................................................

5. Chất lượng: ................................................................................................

6. Các vị trí công việc phải tiếp xúc:

- .....................................................................................................................

- .....................................................................................................................

7. Tính chất độc hại

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

8. Biện pháp bảo đảm vệ sinh lao động:

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

9. Phương án xử lý sự cố, cấp cứu:

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

...., ngày... tháng... năm .....

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên, và đóng dấu)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú: Mỗi một chất phải có 1 bản lý lịch riêng

TÓM TẮT LÝ LỊCH VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

I- Thuốc nổ:

1. Tên loại thuốc nổ:

Tên khoa học: ................................................................................................

Tên thương mại: ............................................................................................

2. Tháng, năm sản xuất: ................................................................................

3. Nước sản xuất: ..........................................................................................

4. Ký hiệu trên nhãn: ....................................................................................

5. Thời hạn bảo hành: ...................................................................................

II- Phương tiện nổ: ........................................................................................

1. Kíp (các loại kíp): .....................................................................................

2. Dây nổ: .....................................................................................................

3. Dây cháy chậm: ........................................................................................

4. Các phương tiện nổ khác: .........................................................................

III- Mục đích sử dụng VLNCN: ...................................................................

IV- Các địa điểm sử dụng:

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

V- Giấy phép sử dụng VLNCN: (ghi rõ số, ngày, tháng, năm, đơn vị cấp)

.......................................................................................................................

VI- Kho chứa VLNCN: (ghi rõ tên, địa điểm đặt kho, trữ lượng VLNCN)

.......................................................................................................................

VII- Biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động (ghi rõ cấp quản lý phê duyệt, ngày tháng năm): .................................................................................

... ngày... tháng... năm .....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên, và đóng dấu)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú: Mỗi loại vật liệu nổ phải có 1 bản lý lịch riêng

PHỤ LỤC 5

MẪU PHIẾU NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ
(Kèm theo Thông tư số: 23/2003/TT-LĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

SỞ LAO ĐỘNG TB-XE HỏA
Tỉnh, TP...................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày ...... tháng ...... năm .....

PHIẾU NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ
Số:............

Tên tôi là:............................... Chức vụ.........................................................

Ngày..... tháng...... năm.......... đã nhận hồ sơ các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở:............................................... có trụ sở tại:...................................................................................... gồm các loại như sau:

1. Máy, thiết bị, vật tư

TT

Loại đối tượng

Số lượng hồ sơ

Ghi chú

2. Các chất

TT

Tên các chất

Số lượng hồ sơ

Ghi chú

3. Vật liệu nổ công nghiệp

TT

Loại vật liệu nổ

Số lượng hồ sơ

Ghi chú

Dự kiến thời gian trả hồ sơ: Ngày....... tháng.......... năm..........

Người nhận hồ sơ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Sau 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký nếu không nhận được trả lời, cơ sở có quyền đưa đối tượng vào sử dụng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 23/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 23/2003/TT-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 03/11/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Nguyễn Thị Hằng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 180
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2003
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản