- 1Nghị định 117/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội
- 2Nghị định 118/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung
- 3Nghị định 93/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
- 4Quyết định 287/2006/QĐ-TTg về việc giải quyết phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức ngành Hải quan nghỉ hưu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 05/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc tính mức lương hưu đối với công chức, viên chức ngành Hải quan nghỉ hưu theo Quyết định 287/2006/QĐ-TTg do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Nghị định 236-HĐBT năm 1985 về việc sửa đổi chế độ, chính sách thương binh và xã hội do Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành
- 7Nghị định 77/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí
- 8Nghị định 96/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan
- 9Nghị định 03/2003/NĐ-CP về điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương
- 10Thông tư 40/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên hải quan do Bộ Tài chính ban hành
- 11Nghị định 208/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3350/BHXH-CĐCS | Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2007 |
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Quyết định số 287/2006/QĐ-TTg ngày 27/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 05/2007/TT-BLĐTBXH ngày 04/4/2007 của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội về tính phụ cấp thâm niên Hải quan để tính lương hưu đối với công chức, viên chức ngành Hải quan, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN TÍNH PHỤ CẤP THÂM NIÊN HẢI QUAN.
1 - Đối tượng được hưởng:
Công chức, viên chức có thời gian công tác trong ngành Hải quan trước ngày 01/12/2002, nghỉ hưởng chế độ hưu trí trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/1993 đến ngày 30/11/2007 chưa được tính hoặc tính chưa đủ khoản phụ cấp thâm niên Hải quan theo quy định tại Nghị định số 96/2002/NĐ- CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ để tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
2 - Đối tượng không áp dụng:
Công chức, viên chức ngành Hải quan nghỉ hưởng chế độ hưu trí trước ngày 01/12/2002 theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã được tính phụ cấp thâm niên Hải quan vào tiền lương để tính lương hưu hàng tháng nên không thuộc đối tượng áp dụng Quyết định số 287/2006/QĐ-TTg ngày 27/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
II. TÍNH PHỤ CẤP THÂM NIÊN HẢI QUAN TRONG LƯƠNG HƯU
1 – Tính phụ cấp thâm niên Hải quan.
1.1- Mức phụ cấp thâm niên Hải quan được tính như sau: Cán bộ, công chức Hải quan có đủ 5 năm công tác ( tròn 60 tháng) liên tục trong ngành Hải quan được hưởng mức phụ cấp bằng 5% mức tiền lương được hưởng theo ngạch, bậc, từ năm thứ 6 trở đi cứ thêm mỗi năm công tác (tròn 12 tháng) thì được tính thêm 1%.
1.2- Thời gian được tính thâm niên Hải quan thực hiện theo quy định tại điểm 4 Thông tư số 40/2003/TT-BTC ngày 05/5/2003 của Bộ Tài chính bao gồm:
+ Thời gian được chính thức bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị trong ngành Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức và Bộ luật Lao động, kể cả thời gian tập sự theo quy định (nếu có).
+ Thời gian cán bộ, công chức Hải quan đi nghĩa vụ quân sự theo quy định của Nhà nước.
+ Cán bộ, công chức ngành Hải quan đã có thời gian hưởng phụ cấp thâm niên các ngành khác như: Quân đội, Công an, Cơ yếu…được cộng để tính hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, sinh tháng 4/1945, nghỉ hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01/5/2005. Ông A có quá trình công tác như sau:
- Từ tháng 12/1968 đến tháng 4/1972 (3 năm 5 tháng) công tác tại Cục Hải quan Quảng Ninh.
- Từ tháng 5/1972 đến tháng 4/1977 (5 năm) trung sỹ (hưởng sinh hoạt phí).
- Từ tháng 5/1977 đến tháng 4/2005 chuyển ngành về Cục Hải quan Quảng Ninh (cơ quan cũ) công tác.
+ Thâm niên Hải quan của ông A được tính như sau:
- Từ tháng 12/1968 đến tháng 4/1972 (thời gian là công chức Hải quan).
- Từ tháng 5/1972 đến tháng 4/1977 (thời gian đi nghĩa vụ quân sự).
- Từ tháng 5/1977 đến tháng 4/2005 (thời gian là công chức Hải quan).
+ Tổng thời gian được tính thâm niên Hải quan của ông A là 36 năm 5 tháng.
Ví dụ 2: Ông Đỗ Văn B, sinh tháng 4/1946, nghỉ hưởng chế độ hưu trí từ tháng 5/2006; ông B có quá trình công tác như sau:
- Từ tháng 12/1969 đến tháng 4/1975 (5 năm 5 tháng)- trung sỹ (hưởng sinh hoạt phí).
- Từ tháng 5/1975 đến tháng 4/2006 (31 năm) công chức Cục Hải quan Bình Định.
+ Thâm niên Hải quan của ông B được tính từ tháng 5/1975 đến tháng 4/2006 là 31 năm.
Ví dụ 3: Ông Trần Văn Q sinh tháng 02/1946, nghỉ hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01/02/2006, ông Q có quá trình công tác như sau:
- Từ tháng 01/1969 đến 10/1977 (8 năm 10 tháng) trung uý Công an tỉnh Long An ( hưởng thâm niên 8 %).
- Từ tháng 11/1977 đến tháng 01/2006 chuyển sang công tác tại Cục Hải Quan thành phố Hồ Chí Minh.
+ Thâm niên Hải quan của ông Q được tính từ tháng 01/1969 đến tháng 01/2006 là 36 năm.
2 - Cách tính thâm niên Hải quan trong lương hưu.
2.1 Đối với người chưa được tính phụ cấp thâm niên Hải quan trong lương hưu:
Ví dụ 4: Ông Nguyễn Văn C, nguyên là Trưởng phòng Cục Hải quan tỉnh, có thời gian công tác trong ngành Hải quan là 34 năm 02 tháng, nghỉ hưởng chế độ hưu trí từ tháng 3/2000, có diễn biến tiền lương 5 năm cuối: Từ 01/ 3/1995 đến 01/02/1997 hưởng lương hệ số 5,13 và phụ cấp chức vụ là 0,4; Từ tháng 3/1997 đến tháng 02/2000 hưởng lương hệ số 5,41 và phụ cấp chức vụ là 0,4.
- Mức lương bình quân để tính lương hưu là: 1.025.640 đ
- Lương hưu của ông C tại thời điểm tháng 3/2000 chưa có phụ cấp thâm niên là:
1.025.640 đ x 75% = 769.230 đ
- Ông C được tính thêm phụ cấp thâm niên Hải quan trong lương hưu như sau:
+ Từ tháng 3/1995 đến tháng 2/1996 thâm niên là 30%:
[( 5,13 x 180.000 đồng x 1,30) + ( 0,4 x 180.000 đ)] x 12 tháng = 15.269.040 đ
+ Từ tháng 3/1996 đến tháng 02/1997 thâm niên là 31%:
[(5,13 x 180.000 đồng x 1,31) + ( 0,4 x 180.000 đ)] x 12 tháng =15.379.848 đ
+ Từ tháng 3/1997 đến tháng 02/1998 thâm niên là 32%:
[( 5,41 x 180.000 đồng x 1,32) + (0,4 x 180.000đ)] x 12 tháng =15.490.656 đ
+ Từ tháng 3/1998 đến tháng 02/1999 thâm niên là 33%:
[( 5,41 x 180.000 đồng x 1,33) + ( 0,4 x 180.000đ)] x 12 tháng = 15.601.464 đ
+ Từ tháng 3/1999 đến tháng 02/2000 thâm niên là 34%:
[( 5,41 x 180.000 đồng x 1,34) + (0,4 x 180.000đ)] x 12 tháng =15.712.272 đ.
- Lương hưu của ông C tại thời điểm tháng 3/2000 sau khi đã tính thâm niên Hải quan là:
1.290.888 đ x 75% = 968.166 đồng.
- Lương hưu của ông C sau khi đã tính phụ cấp thâm niên Hải quan được điều chỉnh như sau:
+ Từ 01/01/2001 điều chỉnh tăng 16,7% (NĐ số 77/2000/NĐ-CP).
+ Từ 01/01/2003 điều chỉnh tăng 38,1% (NĐ số 03/2003/NĐ-CP).
+ Từ 01/10/2004 điều chỉnh tăng 10% (NĐ số 208/2004/NĐ-CP)
+ Từ 01/10/2005 điều chỉnh tăng 8% (NĐ số 117/2005/NĐ-CP và 20,7% (NĐ số 118/2005/NĐ-CP).
+ Từ 01/10/2006 điều chỉnh tăng 8% (NĐ số 93/2006/NĐ-CP) và 28,6% (NĐ số 94/2006/NĐ-CP).
- Mức lương hưu của C được hưởng kể từ ngày 01/01/2007 là:
968.166 đ/tháng x 1,167 x 1,381 x 1,1 x 1,08 x 1,207 x1,08 x 1,286 = 3.107.440 đ/ tháng
2.2 - Đối với người tính bổ sung phụ cấp thâm niên Hải quan vào lương hưu.
Ví dụ 5: Ông Nguyễn Văn H, Trưởng phòng Cục Hải quan tỉnh, có thời gian tham gia BHXH là 39 năm, nghỉ hưởng chế độ hưu trí từ tháng 7/2006, tại thời điểm nghỉ hưu (tháng 7/2006) ông H đã được tính phụ cấp thâm niên Hải quan, thời gian từ tháng 12/2002 đến tháng 6/2006 ( 03 năm 7 tháng). trong 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Thời gian từ tháng 7/2001 đến tháng 11/2002 ( 01 năm 5 tháng) chưa được tính thâm niên Hải quan. Nay lương hưu được tính bổ sung phụ cấp thâm niên Hải quan 01 năm 5 tháng như sau:
+ Từ tháng 7/2001 đến tháng 6/2002 thâm niên là 35%
[( 5,13 x 350.000 đ x 1,35) + (0,4 x 350.000 đ)] x 12 tháng = 30.767.100 đ
+ Từ tháng 7/2002 đến tháng 6/2003 thâm niên là 36%
[( 5,13 x350.000 đ x 1,36) + (0,4 x 350.000)] x 12 tháng = 30.982.560 đ
+ Từ tháng 7/2003 đến tháng 6/2004 thâm niên là 37%
[(5,41 x 350.000 đ x 1,37) + (0,4 x 350.000 đ)] x 12 tháng = 32.809.140 đ
+ Từ tháng 7/2004 đến tháng 9/2004 thâm niên là 38%
[(5,41 x 350.000 đ x 1,38) + (0,4 x 350.000 đ)] x 3 tháng = 8.259.090 đ
+ Từ tháng 10/2004 đến tháng 6/2005 thâm niên là 38%
(6,78 + 0,5) x 350.000 đ x 1,38 x 9 tháng = 31.646.160 đ
+ Từ tháng 7/2005 đến tháng 6/2006 thâm niên là 39%
(6,78 + 0,5) x 350.000 đ x 1,39 x 12 tháng = 42.500.640 đ
- Lương hưu của ông H sau khi đã tính bổ sung thâm niên Hải quan 01 năm 5 tháng là:
2.949.411 đ x 75% = 2.212.058 đ
- Mức lương hưu được điều chỉnh tại thời điểm tháng 7/2006 là:
2.212.058đ + ( 2.212.058 đ x 9,5%) = 2.422.203 đ/ tháng
- Mức lương hưu của ông H được hưởng kể từ ngày 01/01/2007 là:
2.422.203 đ x 1,08 x 1,286 = 3.364.149 đ/ tháng
III. TỔ CHỨC THỰC HIÊN:
Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố căn cứ vào hồ sơ hưu trí đang quản lý của từng người thuộc đối tượng nêu tại điểm 1 mục I của công văn này và danh sách (kèm theo) do Tổng cục Hải quan cung cấp để đối chiếu, xem xét thời gian công tác trong ngành Hải quan làm căn cứ tính thâm niên và ra quyết định điều chỉnh lại lương hưu.
Thời điểm được hưởng mức lương hưu sau khi đã tính hoặc tính bổ sung thâm niên Hải quan, kể từ ngày 01/01/2007. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố báo cáo tăng theo công văn số 840/BHXH- CĐCS ngày 30/8/1996 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; đồng thời lập danh sách những người đã được điều chỉnh lại lương hưu gửi về Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trung tâm Lưu trữ) kèm theo quyết định điều chỉnh của từng người để quản lý, Lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để hướng dẫn thực hiện./.
Nơi nhận: | TỔNG GIÁM ĐỐC |
- 1Công văn 2599/BHXH-TCCB năm 2014 rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chế độ phụ cấp lương đối với công viên chức do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2Công văn 778/BHXH-CSXH năm 2020 hướng dẫn thực hiện Nghị định 14/2020/NĐ-CP về chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 1Nghị định 117/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội
- 2Nghị định 118/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung
- 3Nghị định 93/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
- 4Quyết định 287/2006/QĐ-TTg về việc giải quyết phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức ngành Hải quan nghỉ hưu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 05/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc tính mức lương hưu đối với công chức, viên chức ngành Hải quan nghỉ hưu theo Quyết định 287/2006/QĐ-TTg do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Nghị định 236-HĐBT năm 1985 về việc sửa đổi chế độ, chính sách thương binh và xã hội do Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành
- 7Nghị định 77/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí
- 8Nghị định 96/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan
- 9Nghị định 03/2003/NĐ-CP về điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương
- 10Thông tư 40/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên hải quan do Bộ Tài chính ban hành
- 11Nghị định 208/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội
- 12Công văn 2599/BHXH-TCCB năm 2014 rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chế độ phụ cấp lương đối với công viên chức do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 13Công văn 778/BHXH-CSXH năm 2020 hướng dẫn thực hiện Nghị định 14/2020/NĐ-CP về chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Công văn số 3350/BHXH-CĐCS về việc về tính phụ cấp thâm niên Hải quan để tính lương hưu đối với công chức, viên chức ngành Hải quan do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 3350/BHXH-CĐCS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 11/09/2007
- Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Huy Ban
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/09/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực