BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 268/BVGCP-TH |
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2003
|
BÁO CÁO TÌNH HÌNH GIÁ THỊ TRƯỜNG THÁNG 5 NĂM 2003
I- GIÁ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 năm 2003 so với tháng 4 năm 2003, giảm 0,1%, trong đó giá nhóm hàng lương thực giảm nhiều nhất 0,9%, các nhóm hàng thực phẩm, vật liệu xây dựng, văn hoá thể thao, phương tiện đi lại giảm 0,1% - 0,5%, nhóm hàng dược phẩm y tế tăng 1,3%, các nhóm hàng may mặc, giày dép, đồ dùng gia đình tăng 0,2% - 0,5%; so với tháng 12/2002 thì tính chung 5 tháng đầu năm 2003 chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,4% trong đó tăng cao là nhóm hàng dược phẩm y tế 13,7%, nhóm hàng lương thực thực phẩm tăng 2,1%.
Nhìn chung, giá thị trường trong tháng 5/2003 cho thấy giá dầu thô trên thế giới tuy có tăng nhẹ từ những ngày giữa tháng nhưng so với mức giá trước khi xảy ra chiến tranh Irắc thì giá vẫn giảm làm cho giá một số vật tư hàng hoá quan trọng trong nước giảm như gas, phân bón...; giá gạo xuất khẩu tăng 80 - 250 kg, giá một số mặt hàng tiếp tục giảm nhẹ như: sắt thép giảm 100 - 300 đ/kg, phân bón giảm 100 - 200 đ/kg, cà phê giảm 100 - 200 đ/kg, đặc biệt giá gas giảm mạnh 10.000 - 15.000 đ/bình. Giá vàng trong nước tăng 28.000 - 30.000 đ/chỉ. Giá đô la Mỹ ổn định. Trên thị trường thế giới giá vàng tăng, giá dầu giảm.
Diễn biến giá thị trường của một số nhóm hàng chủ yếu như sau:
1- Lương thực:
Một số tỉnh phía Bắc bắt đầu thu hoạch lúa đông xuân sớm, giá lúa gạo tương đối ổn định, một vài nơi giá gạo giảm 100 - 200đ/kg, thóc tẻ thường 2.100 - 2.200 đ/kg, tẻ thường 3.100 - 3.300 đ/kg, Bắc Ninh 2.200đ/kg (lúa), 3.150 đ/kg (gạo), Nam Định 2.100 đ/kg (lúa), 3.100 - 3.200 đ/kg (gạo); mức giá thấp nhất ở Thái Bình: lúa 1800 - 1900 đ/kg, gạo 3.000 đ/kg (tại huyện), 3.100 - 3.200 đ/kg (đại lý), cao nhất ở Hải Phòng gạo tẻ thường 3.000 đ/kg.
Các tỉnh miền Trung giá thóc tẻ thường 1.900 - 2.100 đ/kg, giá gạo tẻ thường 3.00 - 3.400 đ/kg, tại Thanh Hoá giá thóc tẻ 1.900 - 2.000 đ/kg (thành phố), 1.750 - 1.850 đ/kg (tại huyện), giá gạo tẻ 2.900 - 3.100 đ/kg (thành phố), 2.750 - 2.850 đ/kg (tại huyện), Nghệ An đang vào vụ thu hoạch giá gạo 3.000 - 3.100 đ/kg giảm 200 - 300 đ/kg, giá gạo tẻ thường cao nhất tại Thanh Hoà 3.520 đ/kg.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lúa tẻ thường phổ biến ở mức 1.700 - 1750 đ/kg, thấp nhất 1.650 đ/kg, gạo tẻ thường phổ biến 2.800 - 3.000 đồng/kg, so với cuối tháng 4/2003 giá lúa tăng 50 - 100 đ/kg, giá gạo tăng 100 đ/kg, tại Đồng Tháp 1.550 - 1.650 đ/kg (lúa thường), 1.650 - 1.750 đ/kg (lúa tốt), 2.800 đ/kg (gạo thường), 3.200 đ/kg (gạo ngon). Mỹ Tho 1.700 đ/kg (lúa), 3.000 đ/kg (gạo), Cần Thơ 1.650 - 1.750 đ/kg (lúa), 3.800 đ/kg (gạo loại ngon), giá cám gạo 1.900 - 2.300 đ/kg tăng 200 - 250 đ/kg, tại thành phố Hồ Chí Minh giá bán buôn nhiều loại gạo tăng 100 - 200 đ/kg.
Giá gạo nguyên liệu và gạo xuất khẩu ở Cần Thơ, Đồng Tháp so với cuối tháng 4/2003 tăng 30 - 80 đ/kg (NL loại 1), 80 - 250 đ/kg (xuất khẩu), so với cuối tháng 5/2002 giá giảm 4,3 - 5,3% (NL loại 1) và 3,5 - 7% (xuất khẩu).
Mức giá gạo nguyên liệu và thành phẩm xuất khẩu ở Cần Thơ và Đồng Tháp như sau:
Đơn vị tính: đ/kg
Loại gạo | Cần Thơ | Đồng Tháp | ||||||
Đầu T5 | Giữa T5 | Cuối T5 | Cuối tháng 4/2003 | Đầu T5 | Giữa T5 | Cuối T5 | Cuối tháng 4/2003 | |
Gạo NL loại 1 | 2.180 | Ngưng mua | Ngưng mua | 2.150 | 2.230 | 2.320 | 2.250 | 2.160 |
Gạo xuất khẩu 5% |
|
|
|
| 2.690 | 2.330 | 2.700 | 2.620 |
Gạo xuất khẩu 10% | 2.650 | 2.850 | 2.850 | 2.650 | 2.640 | 2.700 | 2.650 | 2.570 |
Gạo xuất khẩu 15% | 2.550 | 2.750 | 2.750 | 2.550 | 2.470 | 2.540 | 2.650 | 2.420 |
Gạo xuất khẩu 25% | 2.450 | 2.600 | 2.600 | 2.450 | 2.330 | 2.370 | 2.550 | 2.300 |
Trong tháng 5, các nước Singapo, Nhật, Malaixia, Nga đang tăng nhập khẩu gạo của Việt Nam; Liên hợp quốc đồng ý để Việt Nam tiếp tục thực hiện phần còn lại của hợp đồng xuất khẩu gạo sang Irắc đã ký trước đây theo chương trình đổi dầu lấy lương thực; Bộ Thương mại Việt Nam và Nigieria đã ký biên bản ghi nhớ Việt Nam sẽ bán gạo trong thời gian dài cho Nigieria, ngoài ra vụ thu hoạch lúa đông xuân đã kết thúc, các yếu tố trên làm cho gạo ck tăng cả về lượng và giá. Hơn nữa giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam (FOB) hiện đang thấp hơn giá gạo xuất khẩu của Thái Lan 10 - 15 USD/T nên gạo Việt Nam vẫn đang hấp dẫn khách hàng.
2. Phân bón:
Giá phân urê trong nước giữa tháng giảm nhẹ, cuối tháng ổn định, do lượng phân urê nhập khẩu về nhiều trong khi nhu cầu về phân ít, nhất là các tỉnh phía Bắc. Giá bán phân urê Indo 2.700 - 2.900 đ/kg so với đầu tháng 4/2003 giảm 100 - 200 đ/kg, riêng tại Bạc Liêu giá bán phân urê Indo giảm còn 2.300 đ/kg; cao nhất Cà Mau 2.960 đ/kg. Các loại phân bón khác giá vẫn ổn định: DAP Mỹ 3.600 - 3.800 đ/kg, Supe Lân 1.040 - 1.200 đ/kg, Kali Nga 2.400 - 2.500 đ/kg, NPK Phi 2.800 - 3.000 đ/kg. Tỷ giá giữa phân bón và thóc đang hình thành ở mức 1,34 - 1,45 (ĐBS Hồng), 1,59 - 1,65 (ĐBS Cửu Long). Để bình ổn giá bán trong nước, Hiệp hội phân bón đã họp với 7 doanh nghiệp kinh doanh phân bón lớn thoả thuận giữ giá bán buôn ở mức tối thiểu khoảng 2.600 - 2.650 đ/kg (tuỳ nguồn).
Dự báo giá phân urê thị trường trong nước tháng tới sẽ dừng ở mức cao như hiện nay do giá thị trường phân bón thế giới đang có xu hướng nhích lên, trong khi một số doanh nghiệp nhập khẩu phân bón với số lượng lớn (chiếm 80% số lượng cả nước) giữ giá bán buôn trên.
3. Thực phẩm:
Thịt lợn: giá lợn hơi giữ mức 10.300 - 12.500 đ/kg (phía Bắc), 15.500 - 17.500 đ/kg (phía Nam), Nam Định, Thái Bình giảm 500 đ/kg còn 10.300 đ/kg. Cà Mau tăng 500 đ/kg lên 16.000 đ./kg. Giá thịt lợn mông sấn 22.000 - 24.000 đ/kg (phía Bắc), 28.000 - 30.000 đ/kg (phía Nam). Nam Định giảm 1000 đ/kg xuống 21.000 đ/kg, thành phố Hồ Chí Minh giảm 1000 đ/kg xuống còn 32.000 đ/kg, Hà Nội giữ ở mức 24.000 - 25.000 đ/kg, cao nhất Đà Nẵng 34.000 đ/kg.
Các loại thực phẩm khác: Tại thị trường Hà Nội, giá các loại thực phẩm: gà mái ta 28.000 đ/kg, cá biển loại 4: 11.500 đ/kg, tôm càng 120.000 - 125.000 đ/kg, đậu nành L1: 7000 - 7.500 đ/kg, đậu xanh L1: 8000 - 10.000 đ/kg, đỗ đen 12.000 - 13.000 đ/kg (mới), 10.000 - 11.000 đ/kg (cũ), vải quả 8.000 - 10.000 đ/kg giảm 4.000 - 5.000 đ/kg; tại chợ Trần Chánh Chiếu thành phố Hồ Chí Minh giá đậu bi 11.400 đ/kg tăng 1.000 đ/kg, đậu phộng cũ 18.000 đ/kg tăng 2.000 đ/kg, gà công nghiệp 12.000 - 14.000 đ/kg, gà mái ta 27.000 đ/kg; tại Đà Lạt giá bán buôn bắp cải ở mức thấp 500 đ/kg giảm 300 đ/kg, cải thảo 600 đ/kg giảm 100 đ/kg.
Mía đường: giá bán lẻ đường RE trong nước tháng 5 khoảng 4.700 - 5.200 đ/kg (phía Bắc), 4.500 - 5.000 đ/kg (phía Nam), Nam Định 4.700 đ/kg, Bắc Ninh 5.200 đ/kg, Đồng Tháp, Long Xuyên 4.500 đ/kg, Đồng Nai 4.800 đ/kg. Tại thành phố Hồ Chí Minh giá bán buôn đường RE Biên Hoà, Khánh Hội 4.450 đ/kg giảm 50 đ/kg, đường kết tinh vàng 3.700 - 3.900 đ/kg giảm 100 - 200 đ/kg. Giá bán đường giảm nhưng vẫn khó tiêu thụ do lượng đường tồn kho vụ trước chuyển sang cộng với lượng đường sản xuất từ đầu vụ 2002 - 2003 đã làm cho cung lớn hơn cầu. Một số đơn vị kinh doanh mía đường đã tìm cách xuất khẩu đường với giá thấp hơn giá nội địa để thu hồi vốn. Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã chủ trương xuất khoảng 200 nghìn tấn để tạo thế cân bằng và đang tập kết 20.000 tấn để xuất sang Inđônêxia.
4. Hàng nông sản xuất khẩu
Cà phê: Giá mua cà phê trong nước cuối tháng 5 loại xô 9.000 đ/kg, cà phê nhân 9.400 - 10.000 đ/kg giảm 200 - 250 đ/kg so cuối tháng 4/2003, cà phê bột loại 1 tại Kon Tum 30.000 đ/kg. Việc giao dịch xuất khẩu cà phê trong vài tháng qua bị chững lại, đầu tháng 5 thương nhân nước ngoài đưa ra mức giá giao dịch xuất khẩu là 685 - 690 USD/tấn FOB, trong khi giá chào bán của các nhà cung cấp trong nước đã tương đương 700 USD/tấn, cao hơn giá chào mua của thương nhân nước ngoài 10 - 15 USD /tấn.
Giá cà phê nhân trong nước tháng 5/2003 như sau:
Địa phương | Đơn vị tính | Năm 2003 | Tăng (giảm) | ||
Cuối T4 | Đầu T5 | Cuối T5 | |||
Cà phê Robusta loại 2 (5% đen vỡ) | USD/T (FOB) | 685- 690 | 685-690 | 675 | 10-25 |
- Đồng Nai | Đ/kg | 9.800 | 10.000 | 10.000 | 0 |
- Lâm Đồng | “ | 10.000 | 10.200 | 10.000 | - 200 |
- Đắc Lắc | “ | 10.100 | 10.150 | 9.750 | -400 |
- Gia Lai | “ | 10.850 | 10.320 | 9.400 | -920 |
Hạt tiêu: giá mua gần cuối tháng 5 ở Đồng Nai, Mỹ Tho, Cà Mau 17.500 đ/kg, giảm 500 đ/kg, hạt tiêu đen loại 1 tại Bình Dương 30.000 đ/kg, An Giang 32.000 đ/kg.
Hạt điều: giá hạt điều thô gần cuối tháng 5 tại Cà Mau, Đồng Nai, Lâm Đồng 6.500 đ/kg, tại Cần Thơ 7.500 đ/kg giảm 1.000 đ/kg, Cần Thơ 6.000 đ/kg giảm 1.500 đ/kg.
5. Hàng tiêu dùng, vật tư
Điện tử, điện lạnh: giá vẫn giữ ở mức ổn định như cuối tháng 4, quạt nội được tiêu thụ khá mạnh do đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, giá rẻ, bền, đẹp: quạt Điện cơ Thống nhất loại nhỏ để trên giường giá 60.000 - 80.000 đ/chiếc, quạt cây 170.000 - 250.000 đ/chiếc, quạt ASIA 250.000 - 350.000 đ/chiếc, quạt trần 1,4 m 350.000 - 370 đ/chiếc; tại các thành phố máy điều hoà nhiệt độ tiêu thụ mạnh nhưng nguồn hàng khá dồi dào, giá cả không biến động, tại thành phố Hồ Chí Minh giá hàng điện máy ổn định, riêng tivi Samsung 14” giá 1.760.00 đ/chiếc, giảm 30.000 đ/chiếc.
Giá phụ tùng xe máy và xe đạp tiếp tục ổn định, xe máy ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tiêu thụ rất chậm, giá xe gắn máy giảm 2 - 3 triệu đồng/ chiếc, xe Siriouss của Yamaha 20 triệu đ/chiếc, Attlila 26 triệu đ/chiếc; xe đạp điện đang được khách hàng ưa chuộng và có sức tiêu thụ khá, tại Hà Nội xe sản xuất tại Mỹ 7 triệu đ/chiếc, Trung Quốc 2,5 triệu đ/chiếc, Delta (Việt Nam) 3,85 triệu đ/chiếc, Green Bike (Việt Nam) 3,7 triệu đ/chiếc, Thống Nhất 4,65 triệu đ/chiếc.
Nguyên liệu nhựa: So với tháng 4/2003 tại thành phố Hồ Chí Minh giá hạt nhựa PP 11.200 đ/kg, PEHD 10.400 đ/kg giảm 800 -1.000 đ, PET 14.500 đ/kg giảm 2.500 đ/kg, riêng PELD và PSHI đứng ở mức 12.000 đ/kg và 14.800 đ/kg.
Gas: giá gas trên thị trường thế giới giao tháng 5/2003 giảm khoảng 90 USD/T. Giá gas thế giới giảm trong khi sức mua trong nước không tăng nên giá bán trong những ngày đầu tháng 5 tiếp tục giảm 8.000 - 10.000 đ/bình (phía Bắc) và 10.000 - 15.000 đ/bình (phía Nam). Mức giá gas cuối tháng của một số hãng như sau: Shell gas 118.000 đ/bình, gas Pháp bình đỏ 115.000 đ/bình (13 kg), Elygas 102.000 - 110.000 đ/bình (12,5kg). Totalgaz 118.000 đ/bình (13 kg); Sài Gòn Petro và Petro Việt Nam 90.000 - 98.000 đ/bình (12 kg); Petrolimex 102.000 - 118.000 đ/bình (13 kg), cao nhất ở Quảng Ninh 132.000 đ/bình và thấp nhất ở Mỹ Tho 100.000 đ/ bình.
Sắt thép: Giá thép tròn xây dựng phi 6 các tỉnh phía Bắc 5.800 - 6.000 đ/kg, giảm 100 đ/kg, các tỉnh phía Nam 5.750 - 6.000 đ/kg (LD) và 5.600 - 5.700 đ/kg (NV) giảm 200 - 300 đ.kg, Hà Nội 5.500 đ/kg (LD), Nghệ An (5.650 đ.kg (LD), 5.300 đ.kg (NV), cao nhất ở An Giang, Trà Vinh 6.300 đ/kg; tại Hà Nội các đại lý của Công ty Gang thép Thái Nguyên đã bán theo giá mới từ ngày 13/5/2003 là 5.701,5 đ/kg giảm 294 đ/kg. Giá các loại thép lá ở miền Bắc tương đối ổn định, nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam giảm 1.000 đ/kg, thép lá dày 0,5 - 1,5 ly 6.700 - 6.900 đ/kg, dày 2 - 6 ly từ 5.700 - 6.000 đ/kg, riêng loại thép lá dày 0,6 ly tiếp tục đứng ở mức 7.300 - 7.500 đ/kg.
Xi măng: lượng tiêu thụ xi măng trên thị trường vẫn tiếp tục tăng cao vì đang vào mùa xây dựng nhưng lượng xi măng cung ứng dồi dào, do giá clinker trên thị trường thế giới giảm nên Tổng công ty xi măng đã giảm giá bán clinker 20.000 đ/tấn nên giá clinker xuống còn 570.000 đ/tấn áp dụng từ 1/5/2003 và tổ chức sản xuất, vận chuyển tốt giữa các vùng nên giá xi măng trên thị trường cả nước ổn định. Giá xi măng PC 30 phổ biến 700 - 850 đ/kg (miền Bắc), 850 - 950 đ/kg (miền Nam), tại Hà Nội 780 đ/kg, thành phố Hồ Chí Minh 970 đ/kg, Đà Nẵng 780 đ/kg/. Xi măng trắng Trung Quốc tại Hải Phòng 1.900 - 2.100 đ/kg, cao nhất Cần Thơ 2.300 - 2.400 đ/kg, thấp nhất Biên Hoà 1.700 đ/kg.
Xăng dầu: giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn giữ ở mức giá trần: xăng RON 92 là 5.600 đ/lít, RON 90 là 5.400 đ/lít, dầu DO 4.400 đ/lít, dầu hoả 4.300 đ/lít, riêng Mỹ Tho, giá xăng dầu giảm 100 đ/lít, Cần Thơ giá xăng RON 90 giảm 300 đ/lít.
Bộ Tài chính đã có Quyết định từ ngày 6/5/2003 điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu dầu nhẹ và các chế phẩm: xăng động cơ các loại có hoặc không pha chì, naphtha, refonate, dầu nhẹ và các chế phẩm để pha xăng là 30%, dầu hoả thắp sáng và các loại dầu hoả khác bao gồm cả dầu hoá hơi, nhiên liệu diezel và các nhiên liệu đốt khác là 15%.
6- Dịch vụ phục vụ đi lại:
Ngành Hàng không Việt Nam đã công bố trong hai tháng 5 và 6/2003 giảm giá vé 20 - 30% tuyến bay từ Nhật Bản, Pháp, Ôxtrâylia đến Việt Nam và chiều ngược lại của khách hàng được giảm tới 50%; từ 1/5 đến 31/10/2003 giá vé tuyến bay Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hà Nội giảm 20 - 25% cho khách hàng mua vé trước khi bay 14 ngày, giảm 40% cho sinh viên dưới 22 tuổi và người già.
Từ 21/5 giá vé tàu hoả tuyến Hà Nội - TP. HCM - Hà Nội tăng ở tất cả các hạng ghế: 16.000 đ (ghế ngồi mềm có điều hoà), 26.000 - 42.000 (vé giường nằm mềm có điều hoà), 20.000 - 22.000 (vé giường cứng có điều hoà), ngoài ra tàu khách liên tỉnh: Hà Nội - Vinh, Hà Nội - Lào Cai, TP. HCM - Đà Nẵng, TP. HCM - Nha Trang... cũng tăng giá vé.
7. Vàng: giá vàng trong nước biến động theo xu hướng tăng, giá bán vàng 99,9% AU trên thị trường tư nhân 670.000 - 672.000 đ tăng 28 - 300 đ/chỉ, giá bán ra vàng 99,99% của Công ty kinh doanh vàng bạc Nhà nước Hà Nội 674.000 đ/chỉ, tăng 34.000 đ/chỉ.
8. Đôla Mỹ: So với đầu tháng 5, giá đô la Mỹ biến động trong biên độ hẹp và ổn định, giá bán ra đôla Mỹ của các Ngân hàng Ngoại thương 15.468 - 15.472 đ/USD, liên ngân hàng 15.431 - 15.433 đ/USD. Trên thị trường tự do giá đô la Mỹ bán ra phổ biến 15.480 đ/USD (miền Bắc), 15.490 đ/USD (miền Nam).
9. Đồng Nhân dân tệ: lượng giao dịch của đồng Nhân dân tệ không nhiều, giá cuối tháng 5 tại Lạng Sơn 1.881 đ/NDT tăng 12 đ/NDT, Quảng Ninh 1.876 đ/NDT tăng 6 đ/NDT, Hà Nội giữ ở mức 1.880 đ/NDT.
II- GIÁ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
1. Gạo: trong tháng 5/2003 giá chào xuất khẩu FOB gạo trắng các loại tại Bangkok của Thái Lan loại gạo 100% B 205 - 206 USD/T; gạo 5% tấm, 200 - 201 USD/T; gạo 25% tấm 183 - 185 USD/T; giá gạo 25% tấm thị trường Pakistan 175 - 178 USD/T tăng 10 - 10,3% so với tháng 4/2003; Việt Nam xuất khẩu giá FOG gạo trắng các loại tại cảng Việt Nam tăng 5 - 9,8 USD/T; gạo 5% tấm 187 - 189 USD/T, gạo 25% tấm 170 - 172 USD/T. Dự kiến xuất khẩu gạo của các nước trong năm 2003 và so với năm 2002: Việt Nam 3,9 triệu tấn tăng khoảng 20%, Thái Lan 7,5 triệu tấn tăng 3,6%, ấn Độ 4,2 triệu tấn giảm 58%. Philippin đã ký hợp đồng nhập khẩu 200.00 tấn gạo loại 25% tấm của Thái Lan với giá khá cao 194,75 USD/T do Thái Lan đã quyết định không tăng thuế nhập khẩu đường của Philippin vào Thái Lan. Các nhà kinh tế nhận định sản lượng nông nghiệp thế giới năm nay sẽ có nhiều khó khăn, xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2003 chỉ đạt 26,8 triệu tấm, giảm gần 4,8% so với khối lượng xuất khẩu năm 2002 (28,11 triệu tấn), do bị ảnh hưởng thời tiết El Nino đã làm cho thiệt hại lúa ở Việt Nam (nước xuất khẩu gạo thứ ba thế giới) hậu quả chiến tranh nổ ra tại Irắc, nhiều nước trên trên thế giới bị đánh bom gây ra thiệt hại về người và của (Ma Rốc, ấn Độ, Palestin, một số nơi của Liên Bang Nga...) nên nhiều nước tăng cường dự trữ gạo, khả năng nguồn cung ra thị trường sẽ bị hạn hẹp, giá gạo trên thị trường thế giới trong thời gian tới có thể vẫn vững.
2. Đường: trong tháng 5/2003, giá đường trắng cũng như giá đường thô trên thị trường thế giới tiếp tục giảm, giá đường trắng thị trường Luân Đôn từ 206 - 214 USD/T (đầu tháng) xuống 202 - 205 USD/T (giữa tháng) và gần cuối tháng lên 209 USD/T, thị trường Thái Lan 208 - 211 USD/T. Giá đường thô: thị trường New York từ 151 - 158 USD/T (đầu tháng) xuống 151 - 152 USD/T (giữa tháng) và cuối tháng lên 156 - 160 USD/T, thị trường Thái Lan 163 - 170 USD/T. Các nhà kinh tế cho rằng giá đường trên thị trường thế giới sẽ chịu nhiều tác động do ảnh hưởng xấu của hiện tượng thời tiết El Nino, gây bão to, lụt lớn và hạn hán làm hư hại nhiều vùng trồng mía và củ cải đường ở Châu Âu.
3. Cà phê: tháng 5/2003, giá cà phê Arabica thị trường New York từ 1476 - 1509 USD/T (đầu tháng) xuống 1425 - 1492 USD/T (giữa tháng) và 1425 - 1479 USD/T (cuối tháng); thị trường ấn Độ, giá cà phê Arabica plantation A ổn định mức 1360 USD/T, tăng 15 USD/T so với mức giá tháng 4/2003. Giá cà phê Robusta: thị trường Luân Đôn từ 763 - 765 USD/T (đầu tháng) lên 765 - 771 USD/T (giữa tháng) và cuối tháng giảm xuống còn 734 - 735 USD/T; giá cà phê Robusta Ek-1 loại 4 thị trường Indonexia ở mức 700 - 740 USD/T; giá cà phê Robusta cherry AB thị trường ấn Độ 800 - 810 USD/T; Việt Nam xuất khẩu cà phê Robusta loại 2 (5% đen và vỡ) 690 - 700 USD/T. Theo tin hãng Dow Jones, sản lượng cà phê ở Brazil năm 2003 sẽ chỉ đạt 32,2 triệu bao (60 kg/bao), giảm 34/5 so với vụ 2002 do hạn hán và diện tích trồng cà phê giảm 2,7%, xuất khẩu cà phê của Brazil năm 2003 dự kiến sẽ chỉ đạt 24 - 25 triệu bao, giảm 13 - 14% so với năm 2002. Tại Việt Nam thời tiết hạn hán kéo dài vừa qua làm cho vụ cà phê thiệt hại lớn, khả năng sản lượng sẽ giảm so với năm 2002.
4. Dầu mỏ và sản phẩm dầu: giá dầu thô cũng như sản phẩm dầu mỏ trong tháng 5/2003 đều giảm. Mức giá dầu thô Brent Biển Bắc thị trường Luân Đôn đầu tháng 23,52 - 24,1 USD/thùng, sau đó tăng lên 25 - 26,73 USD/thùng và ổn định đến cuối tháng; giá dầu thô WTI thị trường New York 26,26 - 29,28 USD/thùng, giá bình quân tháng cả hai thị trường dầu thô đều giảm 5,2 - 6,1 USD/thùng so với tháng 4/2003. Giá xăng không pha chì thị trường Singapore: loại xăng Octane 97 từ 28 - 28,6USD/thùng (đầu tháng) lên 29 - 29,95 USD/thùng (giữa tháng) và tiếp tục lên 31 - 31,3 USD/thùng (cuối tháng); loại Octane 95 giảm 27,5 - 30,6 USD/thùng, cả hai loại xăng có mức giảm chung 10 - 10,5 USD/thùng. Ngày 22/5/2003 Liên hiệp quốc đã thông qua nghị quyết 1483 về kết thúc lệnh cấm vận kéo dài 12 năm đối với Irắc, hơn nữa các nước Nigeria, Algieria, Lybia cũng đang yêu cầu tăng thêm hạn ngạch sản xuất dầu của OPEC vào ngày 11/6 tới. Dự kiến trong thời gian tới, nguồn cung về dầu của thế giới sẽ dồi dào và giá dầu cũng như các sản phẩm dầu sẽ khó có khả năng tăng, thậm chí còn tiềm ẩn giảm giá.
5. Vàng: Trong tháng 5/2003, giá vàng trên thị trường chính thế giới có xu hướng tăng nhanh về cuối tháng, mức tăng 26,8 - 27,5 USD/ounce. Mức giá vàng ở 6 thị trường lớn diễn biến như sau: đầu tháng trong khoảng 341 - 342,5 USD/ounce, giữa tháng tăng lên 349 - 355,8 USD/ounce, cuối tháng tiếp tục tăng lên 355,6 - 368,3 USD/ounce. Biểu giá vàng tại các thị trường chính thế giới (USD/ounce) như sau:
Thị trường | Tháng 5/2003 | B/Q tháng 4/03 | Thay đổi (%) | |||
10/5 | 19/5 | 22/5 | B/Q | |||
Hồng Kông | 342,5 | 355,3 | 368,0 | 355,66 | 328,17 | + 27,45 |
Luân Đôn | 343,4 | 355,7 | 367,9 | 355,66 | 328,15 | + 27,51 |
New York | 341,9 | 355,8 | 368,3 | 355,33 | 328,13 | + 27,20 |
Zuyrich | 343,6 | 354,6 | 366,2 | 354,79 | 328,81 | + 26,98 |
Sydney | 342,6 | 353,8 | 368,3 | 354,86 | 328,40 | + 26,46 |
Tokyo | 342,7 | 355,0 | 368,3 | 355,35 | 328,53 | + 26,82 |
Các nhà kinh tế cho rằng, đồng Đô la Mỹ đã và đang giảm giá nhanh so với các đồng tiền chủ chốt, lãi suất ngân hàng Mỹ tiếp tục duy trì mức thấp (1,25%), kinh tế Mỹ có nhiều dấu hiệu yếu kém là những yếu tố làm cho dân chúng và các nhà đầu tư tăng cường chuyển vốn từ các tài sản Mỹ sang mua vàng và ngoại tệ mạnh (đồng Uuro, Phờ răng Thuỵ Sĩ, Đô la Singapore, Yên Nhật) đã tác động giá vàng tăng.
6. Tiền tệ: so với Đôla Mỹ trong tháng 5/2003, hầu hết các đồng tiền chủ chốt trên thị trường thế giới đều tăng giá so với tháng 4/2003, riêng Việt Nam đồng giảm giá không đáng kể. Đồng Nhân dân tệ Trung Quốc, Đô la Hồng Kông tiếp tục ổn định giá. Các đồng tiền tăng giá: đồng Euro có tốc đô tăng nhanh nhất 8,21%; Phờ răng Thuỵ Sĩ tăng 5,28%, Đô la Singapore tăng 4,4%, Rupiah tăng 3,97%, Yên Nhật Bản tăng 2,99%; Bath Thái Lan tăng 1,81%; Bảng Anh tăng 0,32% và Việt Nam đồng giảm 0,02%. Các nhà kinh tế phân tích: giá trị hầu hết các đồng tiền chủ chốt trên thị trường thế giới tăng mạnh so với Đô la Mỹ do nền kinh tế Mỹ vẫn có dấu hiệu trì trệ. Ngày 7/5/2003, Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất thấp 1,25%/năm. Biểu tỷ giá đồng Việt Nam tại Liên Ngân hàng Trung ương Việt Nam, đồng Rupiash ở thị trường Indonexia, các đồng tiền khác tại thị trường New York theo từng khoảng thời gian trong tháng 5/2003 so với tháng 4/2003 như sau:
Thị trường | Tháng 5/2003 | B/Q tháng 4/03 | Thay đổi (%) | |||
10/5 | 19/5 | 22/5 | B/Q | |||
Yên/USD | 116,71 | 116,07 | 116,68 | 116,487 | 118,87 | + 2,99 |
Baht/USD | 42,44 | 42,13 | 41,905 | 42,158 | 49,92 | + 1,81 |
SFr/USD | 1,326 | 1,306 | 1,290 | 1,370 | 1,376 | + 5,28 |
Rupias/USD | 8510 | 8455 | 8358 | 8441 | 8776 | + 3,97 |
HKD/USD | 7,799 | 7,799 | 7,799 | 7,799 | 87,799 | 0 |
NDT/USD | 8,2768 | 8,277 | 8,2768 | 8,2768 | 8,2768 | 0 |
SGP/USD | 1,738 | 1,726 | 1,640 | 1,701 | 1,777 | + 4,47 |
VND/USD | 15,432 | 15,433 | 15,434 | 15,434 | 15,429 | - 0,02 |
Euro/USD | 0,882 | 0,863 | 0,853 | 0,866 | 0,937 | + 8,21 |
GBP/USD | 0,626 | 0,616 | 0,616 | 0,620 | 0,622 | + 0,32 |
III- CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO GIÁ
Ở Trung ương: trong tháng 5, Ban Vật giá Chính phủ đã thực hiện các công việc sau:
1. Tình hình thực hiện Pháp lệnh giá: đã trình Bộ trưởng Bộ Tài chính các dự thảo tờ trình Chính phủ và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh giá sau khi tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định đang được gửi xin ý kiến bổ sung Nghị định số 44/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá đang được chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến tham gia của các Bộ, ngành.
2. Tham gia ý kiến về các đề án: đã hoàn chỉnh dự thảo và đang gửi xin ý kiến, tiếp thu và chỉnh sửa ý kiến tham gia của các đơn vị liên quan trong Bộ Tài chính về các dự thảo: Nghị định của Chính phủ về quản lý giá thuốc chữa bệnh cho người; thông tư hướng dẫn quản lý giá nước sạch bán cho đô thị và các cụm dân cư; thông tư hướng dẫn quản lý giá dịch vụ cảng biển; thông tư hướng dẫn quản lý giá dịch vụ cảng hàng không; thông tư hướng dẫn quản lý giá cước đường sắt, thông tư hướng dẫn quản lý giá các hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng, thanh toán từ nguồn Ngân sách nhà nước; trình lãnh đạo Ban “Đề án chuyển 2 Trung tâm Thẩm định giá thuộc Ban Vật giá Chính phủ thành Công ty Thẩm định giá”.
3. Thực hiện công tác chuyên môn:
- Trình lãnh đạo Bộ: tờ trình Thủ tướng Chính phủ về giá bán lẻ tối đa xăng dầu, ban hành Quyết định giá giới hạn tối đa mua thóc dự trữ quốc gia tại các Chi cục dự trữ quốc gia Thừa Thiên - Huế đến Thanh Hoá, Tây Nguyên và của Chi cục DTQG Hà Nam Ninh; giá bông hạt đưa vào dự trữ quốc gia.
- Báo cáo: tình hình giá vật tư nông nghiệp (phân bón) và giá hàng nông sản (lúa, gạo, cao su, cà phê, chè, mía, đường...) năm 2002 và những tháng đầu năm 2003 (phục vụ cho họp Quốc hội); tờ trình cải tiến cơ cấu biểu giá điện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam: về việc giảm giá vé máy bay một số tuyến nội địa và về việc giảm 10% giá dịch vụ tại các Cảng hàng không và Trung tâm Quản lý bay (trình lãnh đạo Bộ); trả lời câu hỏi liên quan đến giá của các đại biểu Quốc hội và của các nhà doanh nghiệp tại cuộc gặp của Thủ tướng Chính phủ với các nhà doanh nghiệp.
- Tham gia với các Bộ, ngành: nghiên cứu giá bán điện theo mùa (Bộ CN và Tổng công ty Điện lực); kiểm tra, khảo sát chi phí sản xuất và tình hình thực hiện các chế độ tài chính ở một số doanh nghiệp nhà nước để đánh giá khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm khi thực hiện hội nhập quốc tế và khu vực (Cục Tài chính Doanh nghiệp).
- Thanh tra, kiểm tra: giá tại Công ty Nước sạch Hà Nội.
Ở địa phương:
- Sở Tài chính- Vật giá Kon Tum: theo dõi nắm tình hình giá lương thực, thực phẩm, giá vật tư phục vụ nông nghiệp nhằm thông tin giá cả thị trường trong tháng kịp thời; trình UBND tỉnh ban hành Quyết định về giá đền bù hoa màu, vật kiến trúc để phục vụ cho Công trình thuỷ điện Plei Krông; họp các ngành khảo sát và xây dựng bảng giá đất nội thị xã Kon Tum.
- Sở Tài chính - Vật giá Bến Tre: kết hợp Sở Xây dựng ban hành Thông báo Liên Sở giá Vật liệu xây dựng tháng 4/2003, thẩm tra giá vật tư đến chân công trình làm cơ sở lập dự toán và quyết toán, tính giá khoán gọn các công trình XDCB; thẩm định giá mua sắm hàng hoá, vật tư, máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ công tác giá dịch vụ sửa chữa từ nguồn Ngân sách nhà nước cấp tổng cộng 24 lượt đơn vị với tổng số tiền 1.004.140.000 đ, tiết kiệm 42.422.000 đ; theo dõi và báo cáo tình hình giá cả thị trường trong tỉnh.
- Sở Tài chính - Vật giá Lâm Đồng: thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt chi phí đền bù thiệt hại GPMB các công trình xây dựng hệ thống thuỷ nông Phước Cát - Cát Tiên, đường dây 500 KV (hạng mục đào, đúc móng) huyện Đa Huoai và thị xã Bảo Lộc; tham gia góp ý vào dự thảo quy chế quản lý cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước thành phố Đà Lạt; phối hợp cùng các ngành, đơn vị liên quan xác định và trình UBND tỉnh phê duyệt giá nước máy năm 2003.
Sở Tài chính - Vật giá Hải Phòng: thẩm định: giá mua tài sản thiết bị bằng nguồn ngân sách cấp với tổng giá thẩm định 27.702 triệu đồng, 10 phương án đền bù giải phóng mặt bằng trị giá 13.061 triệu đồng; giá trị tài sản phục vụ giải quyết vụ án giữa Công ty TNHH Đại Thanh với chi nhánh Ngân hàng Công thương quận Hồng Bàng, giá tối thiểu để bán đấu giá hàng hoá thu giữ theo quyết định xử lý hàng hoá của cấp có thẩm quyền, giá tối thiểu bán ống gang phế liệu thu hồi, khảo sát phí y tế tư nhân; khảo sát giá bán nhà, đất trên thị trường tại quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền triển khai quyết định ngày 22/02/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế tài chính trong việc sử dụng quỹ đất tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Sở Tài chính - Vật giá Lạng Sơn: thẩm định: mua sắm tài sản trang thiết bị làm việc của các cơ quan có nguồn chi từ ngân sách nhà nước, giá trang thiết bị lắp đặt đầu tư cá công trình XDCB tổng trị giá 426,6 triệu đồng sau thẩm định còn 414,2 triệu đồng; 16 phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng trị giá 20.782 triệu đồng sau thẩm định còn 19.913 triệu đồng, 07 phương án giá đất để đền bù thiệt hại GPMB các công trình; công văn hướng dẫn chi trả tiền đền bù thiệt hại về cây trồng, vật nuôi; tham mưu giải quyết vướng mắc và tồn tại trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan liên quan xác định giá trị Doanh nghiệp để thực hiện Cổ phần hoá, đánh giá giá trị tài sản, xác định giá đất; thanh tra, kiểm tra giá các mặt hàng chính sách miền núi, chấp hành niêm yết giá và bns đúng giá niêm yết của các cửa hàng đại lý; rà soát, tính toán và trình UBND tỉnh phê duyệt giá tiêu thụ nước sạch tại huyện Bắc Sơn.
- Sở Tài chính - Vật giá Quảng Ninh: thực hiện công tác thông tin giá cả trên địa bàn tỉnh; tham gia hội đồng: định giá hàng hoá, xử lý tịch thu 483.936.000 đ, thanh lý tài sản xe ô tô; xác định giá trị doanh nghiệp tài sản để cổ phần hoá doanh nghiệp; xác định giá trị tài sản bàn giao lưới điện trung áp nông thôn ở 5 xã; xây dựng giá thu tiền sử dụng đất dự án khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh B giai đoạn 2; phối hợp với cơ quan liên quan: xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đơn giá đền bù GPMB, hội nghị phổ biến quy chế quản lý, hướng dẫn xác định giá bán điện nông thôn, xử lý giá bán hàng tịch thu sung công quỹ Nhà nước; khảo sát nắm tình hình thực hiện vận chuyển và bốc xếp, thông báo kịp thời giá VLXD.
- Sở Tài chính - Vật giá Thái Bình: nắm diễn biến giá cả thị trường báo cáo đầy đủ, kịp thời, khảo sát giá vật liệu XD tại các cửa hàng, bến bãi; phối hợp với các cơ quan liên quan: QĐ về mức thu học phí của Nhà thiếu nhi tỉnh, giá cước thu thuế sử dụng đất nông nghiệp vụ xuân 2003, khảo sát giá tính thuế tài nguyên nước khoáng nguyên, thẩm định giá xe lu sân bóng đá, xác định giá đất chuyển nhượng khu quy hoạch đô thị Trần Hưng Đạo.
- Sở Tài chính - Vật giá Thái Nguyên: trình UBND tình: quyết định giá đất để thu cấp quyền sử dụng đất xã Thành Công, phê duyệt mức giá bán lẻ và phí lưu thông giống cây lương thực, ăn quả, giống cây lâm nghiệp năm 2003; phê duyệt phí cầu treo, cầu phao; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: điều tra xác định giá các loại đất, dự án đền bù GPMB, xác định giá trị doanh nghiệp, định giá tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước, mức giá bồi thường cây cối hoa màu, giá gốc vật liệu XDCB; kiểm soát và thông báo giá trần các loại hàng hoá vật tư để tư vấn cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, thông tin báo cáo giá kịp thời.
- Sở Tài chính - Vật giá Hà Giang: thẩm định giá mua sắm tài sản, phương tiện làm việc của các cơ quan, đơn vị tổng giá trị 306 triệu đồng; giảm chi cho ngân sách 31 triệu đồng; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: thẩm định dự án đền bù giải phóng mặt bằng 3 dự án, tham gia quyết toán các công trình XDCB sử dụng vốn NSNN, xác định giá đất để làm căn cứ tính tiền cho thuê đất, xét duyệt mức trợ cước vận chuyển, phí lưu thông giá bán lẻ mặt hàng phân urê đối với Công ty lương thực Hà - Tuyên - Thái.
- Sở Tài chính - Vật giá Đà Nẵng: trình UBND thành phố: phê duyệt giá trị đền bù 35 đợt trị giá 72.838 tỷ đồng, giảm 386.363.011 đồng, đơn giá đền bù xoài trồng thành rừng đã đến kỳ thu hoạch phải giải toả, giá trị quyền sử dụng đát và giá trị nộp ngân sách, giá đất làm cơ sở thu tiền chuyển quyền sử dụng đất đối với Công ty Tư vấn xây dựng 4,881 tỷ đồng, phê duyệt giá khởi điểm để tổ chức đấu giá bán các lô đất lớn thuộc mặt tiền khu Tây Nam, giá chuyển quyền sử dụng đất khu dân cư An Cư 2, An Cư 3, Tuyên Sơn, Bình An, phê duyệt mức thu tiền dịch vụ thẩm định giá đối với Trung tâm thông tin và thẩm định giá, phê duyệt một số đơn giá cơ bản các hạng mục lâm sinh, tỷ lệ hao hụt cây con và chi phí bảo vệ rừng; thẩm định giá mua sắm máy móc thiết bị; phối hợp các đơn vị liên quan: kiểm tra giá bán thuốc tân dược tại các điểm kinh doanh thuốc, khảo sát và ban hành thông báo giá trần để đấu thầu thuốc cung ứng cho các bệnh viện đợt 2/2003.
| T/L TRƯỞNG BAN BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ K/T VỤ TRƯỞNG VỤ TỔNG HỢP |
GIÁ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC THÁNG 5 - 2003
(Kèm theo báo cáo số 268 BC-VGCP-TH ngày 27 tháng 5 năm 2003 của Ban Vật giá Chính phủ)
Ngày Tên hàng | Đơn vị tính | 01 | 05 | 10 | 15 | 20 | 15 | 27 |
1. Thóc tẻ thông dụng | Đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
- Nam Định | “ | 2000 | 2000 | 2000 | 2000 | 2100 | 2100 | 2100 |
- Thái Bình | “ | 1950 | 1950 | 1950 | 1900 | 1900 | 1900 | 1900 |
- Tiền Giang | “ | 1600 | 1600 | 1600 | 1600 | 1600 | 1600 | 1600 |
- Cần Thơ | “ | 1650 | 1720 | 1720 | 1750 | 1750 | 1750 | 1750 |
- An Giang | “ | 1550 | 1580 | 1600 | 1600 | 1600 | 1600 | 1600 |
- Đồng Tháp | “ | 1550 | 1600 | 1600 | 1600 | 1600 | 1600 | 1600 |
2. Gạo tẻ thông dụng | Đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
- Hà Nội | “ | 3300 | 3300 | 3300 | 3300 | 3300 | 3300 | 3300 |
- TP. HCM | “ | 3700 | 3700 | 3700 | 3700 | 3700 | 3700 | 3700 |
- Đà Nằng | “ | 3100 | 3100 | 3100 | 3100 | 3100 | 3100 | 3100 |
- Nam Định | “ | 3100 | 3100 | 3100 | 3100 | 3100 | 3000 | 3000 |
- Thái Bình | “ | 3200 | 3200 | 3200 | 3200 | 3100 | 3100 | 3100 |
- Cần Thơ | “ | 30000 | 30000 | 30000 | 30000 | 30000 | 30000 | 30000 |
- An Giang | “ | 28000 | 28000 | 28000 | 28000 | 28000 | 28000 | 28000 |
3. Thịt lợn hơi | Đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
- Nam Định | “ | 10800 | 10800 | 10500 | 10100 | 11300 | 11300 | 11300 |
- Thái Bình | “ | 10500 | 10500 | 10500 | 15300 | 10500 | 10500 | 10500 |
- Tiền Giang | “ | 16500 | 16500 | 17000 | 16500 | 16500 | 16500 | 16500 |
- Cần Thơ | “ | 16200 | 16200 | 16200 | 16200 | 16200 | 16200 | 16200 |
- An Giang | “ | 17500 | 16500 | 16500 | 16500 | 16500 | 16500 | 16500 |
4. Thịt lợn mông sấn | Đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
- Hà Nội | “ | 24000 | 24000 | 24000 | 24000 | 24000 | 24000 | 24000 |
- Đà Nẵng | “ | 32000 | 32000 | 34000 | 34000 | 32000 | 32000 | 32000 |
- TP. HCM | “ | 33000 | 32000 | 32000 | 32000 | 33000 | 33000 | 33000 |
- Cần Thơ | “ | 29000 | 29000 | 29000 | 29000 | 29000 | 29000 | 29000 |
5. Thịt bò thăn | Đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
- Hà Nội | “ | 55000 | 55000 | 55000 | 55000 | 55000 | 55000 | 55000 |
- Nha Trang | “ | 55000 | 55000 | 55000 | 55000 | 55000 | 55000 | 55000 |
- TP. HCM | “ | 65000 | 65000 | 65000 | 65000 | 65000 | 65000 | 65000 |
- Cần Thơ | “ | 50000 | 50000 | 50000 | 50000 | 50000 | 50000 | 50000 |
6. Đường RE nội địa | Đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
- Hà Nội | “ | 5500 | 5500 | 5500 | 5500 | 5500 | 5500 | 5500 |
- Lạng Sơn | “ | 5500 | 5500 | 4900 | 4900 | 4900 | 4900 | 4900 |
- Nha Trang | “ | 5300 | 5300 | 4800 | 4800 | 4800 | 4800 | 4800 |
- TP. HCM | “ | 5200 | 5100 | 5100 | 5100 | 5100 | 5100 | 5100 |
- Cần Thơ | “ | 5000 | 5000 | 5000 | 5000 | 5000 | 5000 | 5000 |
7. Sữa đặc có đường | Đ/hộp |
|
|
|
|
|
|
|
- Hà Nội | “ | 7800 | 7800 | 7800 | 7800 | 7800 | 7800 | 7800 |
- TP.HCM | “ | 7800 | 7800 | 7800 | 7800 | 7800 | 7800 | 7800 |
- Đà Nẵng | “ | 7500 | 7500 | 7500 | 7500 | 7500 | 7500 | 7500 |
8. Bột giặt viso | Đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
- Hà Nội | “ | 9500 | 9500 | 9500 | 9500 | 9500 | 9500 | 9500 |
- TP.HCM | “ | 9500 | 9400 | 9400 | 9400 | 9400 | 9400 | 9500 |
- Đà Nẵng | “ | 9500 | 9500 | 9500 | 9500 | 9500 | 9500 | 9500 |
9. Xăng RON 90 | Đ/lít |
|
|
|
|
|
|
|
- Hà Nội | “ | 5400 | 5400 | 5400 | 5400 | 5400 | 5400 | 5400 |
- TP.HCM | “ | 5400 | 5400 | 5400 | 5400 | 5400 | 5400 | 5400 |
- Đà Nẵng | “ | 5400 | 5400 | 5400 | 5400 | 5400 | 5400 | 5400 |
10. Dầu DO | Đ/lít |
|
|
|
|
|
|
|
- Hà Nội | “ | 4400 | 4400 | 4400 | 4400 | 4400 | 4400 | 4400 |
- TP.HCM | “ | 4400 | 4400 | 4400 | 4400 | 4400 | 4400 | 4400 |
- Đà Nẵng | “ | 4400 | 4400 | 4400 | 4400 | 4400 | 4400 | 4400 |
11. Dầu hoả | Đ/lít |
|
|
|
|
|
|
|
- Hà Nội | “ | 4300 | 4300 | 4300 | 4300 | 4300 | 4300 | 4300 |
- TP.HCM | “ | 4300 | 4300 | 4300 | 4300 | 4300 | 4300 | 4300 |
- Đà Nẵng | “ | 4300 | 4300 | 4300 | 4300 | 4300 | 4300 | 4300 |
12. Gas (bình 13 kg) | 1000đ/bình |
|
|
|
|
|
|
|
- Hà Nội | “ | 120 | 112 | 112 | 112 | 112 | 112 | 112 |
- TP.HCM | “ | 125 | 110 | 110 | 110 | 110 | 110 | 110 |
- Đà Nẵng | “ | 133 | 133 | 122 | 122 | 122 | 122 | 122 |
13. Phân Urê ngoại | Đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
- Nam Định | “ | 2800 | 2800 | 2800 | 2800 | 2800 | 2800 | 2800 |
- Thái Bình | “ | 2800 | 2800 | 2850 | 2750 | 2750 | 2750 | 2750 |
- Cần Thơ | “ | 2800 | 2800 | 2800 | 2800 | 2760 | 2760 | 2760 |
- Biên Hoà | “ | 2800 | 2800 | 2800 | 2800 | 2770 | 2770 | 2770 |
14. Phân DAP Mỹ | Đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
- Cần Thơ | “ | 3400 | 3400 | 3400 | 3400 | 3400 | 3400 | 3700 |
- Tiền Giang | “ | 3700 | 3700 | 3600 | 3660 | 3660 | 3660 | 3700 |
- An Giang | “ | 3800 | 3800 | 3800 | 3800 | 3800 | 3800 | 3660 |
15. Xi măng PC 30 | Đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
- Hà Nội | “ | 780 | 780 | 780 | 780 | 780 | 780 | 780 |
- TP.HCM | “ | 970 | 970 | 970 | 970 | 970 | 970 | 970 |
- Đà Nẵng | “ | 780 | 780 | 780 | 780 | 780 | 780 | 780 |
16. Sắt tròn phi 6 LD | Đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
- Hà Nội | “ | 6100 | 6100 | 5900 | 5900 | 5900 | 5900 | 5900 |
- TP.HCM | “ | 5900 | 5900 | 5800 | 5800 | 5800 | 5800 | 5800 |
- Đà Nẵng | “ | 6200 | 6200 | 6200 | 6200 | 6000 | 6000 | 6000 |
- Thái Bình | “ | 6100 | 6100 | 6000 | 6000 | 6000 | 6000 | 6000 |
17. Vàng 99,9% | 1000đ/chỉ |
|
|
|
|
|
|
|
- Hà Nội | “ | 644 | 643 | 649 | 655 | 668 | 669 | 669 |
- TP. HCM | “ | 643 | 642 | 647 | 651 | 670 | 670 | 670 |
18. Giá bán Đô la Mỹ | Đ/USD |
|
|
|
|
|
|
|
- Liên ngân hàng | “ | 15432 | 15432 | 15430 | 15431 | 15430 | 15434 | 15434 |
- Ngân hàng NT | “ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Hà Nội | “ | 15471 | 15471 | 15469 | 15470 | 15469 | 15473 | 15473 |
+ TP. HCM | “ | 15471 | 15471 | 15469 | 15470 | 15469 | 15473 | 15473 |
- Tư nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Hà Nội | “ | 15480 | 15480 | 15480 | 15480 | 15480 | 15480 | 15480 |
+ TP. HCM | “ | 15495 | 15490 | 15495 | 15500 | 15495 | 15485 | 15485 |
19. Đồng Nhân dân tệ | Đ/NDT |
|
|
|
|
|
|
|
Lạng Sơn | “ | 1875 | 1872 | 1883 | 1883 | 1880 | 1862 | 1862 |
- Quảng Ninh | “ | 1870 | 1870 | 1875 | 1870 | 1875 | 1880 | 1880 |
GIÁ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI THÁNG 5 - 2003
(Kèm theo báo cáo số 268 BC-VGCP-TH ngày 27 tháng 5 năm 2003 của Ban Vật giá Chính phủ)
Đơn vị tính: USD/tấn
Mặt hàng | Thị trường | Đơn vị tính | 05 | 10 | 12 | 19 | 21 | 22 |
I. Giá thị trường thế giới |
|
|
|
|
|
|
| |
Gạo 100% B | FOB Bangkok | USD/tấn | 205 | 205 | 205 | 205 | 206 | 206 |
Gạo 25% tấm | FOB Bangkok | USD/tấn | 183 | 183 | 183 | 183 | 189 | 189 |
Gạo 25% tấm | FOB Bombay | USD/tấn | 155 | 157 | 159 | 157 | 157 | 157 |
Lúa mỳ | Chicago | USD/tấn | 102 | 109 | 106 | 124 | 121 | 123 |
Ngô | Chicago | USD/tấn | 92 | 96 | 96 | 100 | 97 | 97 |
Đậu tương | Chicago | USD/tấn | 230 | 229 | 231 | 236 | 234 | 236 |
Dầu dừa | CIF Châu Âu | USD/tấn | 417 | 422 | 415 | 465 | 460 | 455 |
Dầu cọ | CIF Châu Âu | USD/tấn | 400 | 412 | 414 | 450 | 450 | 440 |
Dầu lạc | CIF Châu Âu | USD/tấn | 1281 | 1281 | 1281 | 1282 | 1281 | 1282 |
Đường trắng | Luân Đôn | USD/tấn | 214 | 206 | 205 | 202 | 205 | 209 |
Đường thô | Niu Oóc | USD/tấn | 213 | 211 | 209 | 199 | 204 | 207 |
Cà phê Robusta | Luân Đôn | USD/tấn | 765 | 765 | 771 | 745 | 735 | 734 |
Cà phê Arabica | Niu Oóc | USD/tấn | 1476 | 1509 | 1492 | 1425 | 1405 | 1479 |
Cao su RSS3 | Bangkok | USD/tấn | 940 | 920 | 935 | 980 | 1020 | 1010 |
Cao su Sỉ 20 | Indonexia | USD/tấn | 827 | 810 | 827 | 854 | 840 | 859 |
Cao su SMR 20 | Malayxia | USD/tấn | 870 | 830 | 860 | 885 | 890 | 860 |
Bông xơ số 2 | New York | USD/tấn | 1192 | 1079 | 1180 | 1194 | 1194 | 1177 |
Dầu thô Brent | FOB Anh | USD/ thùng | 23,52 | 24,10 | 25,10 | 26,73 | 26,73 | 26,73 |
WTI | FOB Mỹ | USD/ tthùng | 25,67 | 26,25 | 27,72 | 29,14 | 28,81 | 29,28 |
Đồng thỏi | Luân Đôn | USD/tấn | 1589 | 1605 | 1611 | 1664 | 1667 | 1652 |
Nhôm thỏi | Luân Đôn | USD/tấn | 1354 | 1383 | 1386 | 1405 | 1410 | 1407 |
Kẽm thỏi | Luân Đôn | USD/tấn | 761 | 758 | 765 | 790 | 787 | 779 |
Chỉ thỏi | Luân Đôn | USD/tấn | 464 | 463 | 467 | 468 | 466 | 458 |
Thiếc thỏi | Luân Đôn | USD/tấn | 4645 | 4700 | 4710 | 4775 | 4785 | 4740 |
Nickel thỏi | Luân Đôn | USD/tấn | 8085 | 8135 | 8195 | 8400 | 8345 | 8230 |
Vàng | Hồng Kông | USD/ ounce | 341,4 | 342,5 | 349,0 | 355,3 | 365,3 | 368,0 |
II/ Giá xuất khẩu |
|
|
|
|
|
|
| |
Gạo 5% tấm | FOB TP. HCM | USD/tấn | 180 | 187 | 187 | 189 | 189 | 189 |
Gạo 25% tấm | FOB TP. HCM | USD/tấn | 160 | 170 | 170 | 172 | 172 | 172 |
Cà phê Robusta | FOB TP. HCM | USD/tấn | 700 | 690 | 690 | 690 | 690 | 675 |
Công văn số 268/BVGCP-TH ngày 27/05/2003 của Ban Vật giá Chính phủ về việc báo cáo tình hình giá thị trường/05/2003
- Số hiệu: 268/BVGCP-TH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 27/05/2003
- Nơi ban hành: Ban Vật giá Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Văn Bảng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/05/2003
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực