Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC THUẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 118-TC/TCT

Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 1991

 

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC THUẾ SỐ 118-TC/TCT NGÀY 4 THÁNG 3 NĂM 1991 HƯỚNG DẪN THI HÀNH VIỆC PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG

Bộ Tài chính đã có Quyết định số 54-TC/TCT ngày 20 tháng 2 năm 1991 về việc phát hành và sử dụng hoá đơn thống nhất trong toàn quốc. Nay Tổng cục thuế quy định việc quản lý đối với loại hoá đơn bán thu tiền như sau:

I - NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ VIỆC IN ẤN - PHÁT HÀNH

1. Hoá đơn, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (gọi chung là hoá đơn) do Tổng cục thuế (hoặc thuế được uỷ nhiệm) in, cấp phát cho các Cục thuế để bán cho các xí nghiệp, các hợp tác xã, các hộ tư nhân cá thể (gọi chung là cơ sở) theo mẫu của Bộ Tài chính quy định. Các ngành, các cấp, tư nhân cá thể không được tự in các loại hoá đơn, sử dụng các loại hoá đơn không phải do bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành.

2. Giá bán hoá đơn do Tổng cục thuế quy định thống nhất trong toàn quốc trên cơ sở đảm bảo đủ bù đắp chi phí in ấn, quản lý, và phát hành.

- Chi phí quản lý và phát hành (bao gồm vả thuế) được tính 25% trên giá bán hoá đơn.

- Chi phí phát hành tạm thời phân chia như sau:

+ Chi cục thuế 15%

+ Cục thuế 5%

+ Tổng cục thuế 5%

- Tổng cục thuế chịu trách nhiệm nộp thuế cho toàn bộ số hoá đơn phát hành trong toàn quốc.

II - NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOÁ ĐƠN

1. Đăng ký dự trù nhu cầu sử dụng

- Cơ quan thuế các cấp có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ sở có nhu cầu sử dụng hoá đơn đăng ký về số lượng và từng loại hoá đơn tổng hợp nhu cầu sử dụng hoá đơn của các cơ sở về tổng số và từng loại cho cả năm (có chia ra từng quý) báo cáo cơ quan thuế cấp trên,

+ Các Chi cục thuế gửi dự trữ năm sau về Cục thuế trước ngày 10 tháng 10 năm báo cáo.

+ Các cục Thuế gửi dự trữ năm sau về Tổng cục Thuế trước ngày 31 tháng 10 năm báo cáo.

2. Lĩnh, cấp phát và bán hoá đơn

- Cơ quan thuế cấp (bán) sổ theo dõi mua hoá đơn cho các cơ sở. Mỗi lần đến mua hoá đơn các cơ sở phải xuất trình sổ theo dõi mua hoá đơn với cơ quan thuế. Các XNQD, tổ chức kinh tế phải có giấy giới thiệu mua hoá đơn. Khi nhận hoá đơn cơ sở phải đếm từng quyển, từng số, đối chiếu với sổ theo dõi mua hoá đơn ký nhận vào sổ và yêu cầu cán bộ bán hoá đơn ký nhận vào phiếu mua hoá đơn.

3. Bảo quản, thanh quyết toán hoá đơn

- Các cơ sở, cơ quan thuế các cấp phải có kho tàng, kệ giá, để cất giữ hoá đơn đảm bảo an toàn không bị mất mát, ẩm ướt, mối mọt...

- Hàng quý và hàng năm cơ quan thuế các cấp phải tiến hành kiểm kê kho hoá đơn. Nếu có hư hỏng, thiếu hụt phải lập biên bản báo cáo thủ trưởng đơn vị xử lý.

- Các cơ sở khi nghỉ kinh doanh cán bộ quản lý phải thu hồi các hoá đơn chưa dùng, hoá đơn đang dùng dở và sổ theo dõi mua hoá đơn để tránh việc lợi dụng hoá đơn còn lại làm những việc phi pháp.

- Hàng quý cơ quan thuế các cấp phải thanh toán toàn bộ số tiền bán hoá đơn thu được với cơ quan thuế cấp trên, Khi thanh toán tiền bán hoá đơn với cơ quan thuế cấp trên, cơ quan thuế các cấp được phép khấu trừ tỷ lệ phát hành cấp mình được hưởng.

- Mỗi khi lĩnh, phát, thanh toán tiền bán hoá đơn, cơ quan thuế các cấp đều phải ghi vào sổ ST11 và sổ ST12. Hàng tháng, hàng quý và hàng năm cơ quan thuế các cấp phải lập và gửi báo cáo hoá đơn (phản ánh chung trong báo cáo ấn chỉ) lên cơ quan cấp trên đúng kỳ hạn đã quy định trong chế độ kế toán thuế.

4. Trách nhiệm vật chất trong việc quản lý hoá đơn.

- Các trường hợp mất hoá đơn đều phải có biên bản quy định rõ nguyên nhân và trách nhiệm, báo cáo cơ quan thuế và cơ quan công an nơi sở tại số lượng hoá đơn mất, để cơ quan thuế và cơ quan công an có biện pháp xác minh và xử lý.

- Các cơ sở, cơ quan thuế, cán bộ thuế để mất hoá đơn thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể cơ quan thuế quyết định các mức bồi hoàn như sau:

+ Nếu rõ nguyên nhân mất hoá đơn do thiên tai địch hoạ thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể được xét giảm hoặc miễn bồi thường vật chất.

+ Nếu do thiếu tinh thần trách nhiệm để mất hoá đơn thì mỗi quyển hoá đơn bị mất phải bồi hoàn từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (tuỳ theo số lần mất hoá đơn). Mức bồi hoàn tối đa như quy định tại khoản 3 Điều 142 chương IV của Bộ luật Hình sự. Trường hợp đơn vị cá nhân nào thông đồng với nhau lấy hoá đơn hoặc bán hoá đơn cho nhau để lợi dụng gây thất thu thuế của Nhà nước sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (cả người mua và người bán hoá đơn phi pháp).

+ Đối với cán bộ thuế ngoài việc bị xử lý bồi thường vật chất như quy định trên, tuỳ theo mức độ vi phạm còn bị xử phạt hành chính như: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cho thôi việc, v.v...

II - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cơ quan thuế tổ chức phổ biến văn bản này đến từng cơ sở có nhu cầu sử dụng hoá đơn, đến từng cán bộ thuế có liên quan đến việc lĩnh, phát, bán, thu tiền, thanh toán tiền bán hoá đơn.

 

Nguyễn Đức Duy

(Đã ký)

 

 

Mẫu số: HĐ d 1

Cục thuế

chi cục Thuế CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

/

 

PHIẾU MUA HOÁ ĐƠN

Số....

Cấp cho: Địa chỉ:

Ngành nghề kinh doanh:

Đăng ký số... ngày... tại ...

Để mua hoá đơn của Cục thuế, Chi cục thuế.....

Ngày... tháng... năm 199..

... Trưởng .. Cục thuế...

CÁC LOẠI HOÁ ĐƠN ĐÃ MUA

Ngày, tháng, năm

Loại hoá đơn

Số lượng quyển

Từ quyển số...

Đến quyển số....

Người bán ký

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số: HĐ2

SỔ THEO DÕI CÁC CƠ SỞ MUA HOÁ ĐƠN

Cơ sở kinh doanh:

Địa chỉ:

Nghề kinh doanh:

Đăng ký số: Ngày Tại

Ngày, tháng, năm

Loại hoá đơn

Số lượng quyển

Từ quyển số:....

Đến quyển số:...

Người mua ký

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Đức Duy

(Đã ký)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn hướng dẫn thi hành việc phát hành và sử dụng hoá đơn bán hàng

  • Số hiệu: 118-TC/TCT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 04/03/1991
  • Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
  • Người ký: Nguyễn Đức Duy
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản