- 1Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 4800/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Công điện 8149/CĐ-VPCP năm 2021 về tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Văn phòng Chính phủ điện
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9963/BYT-DP | Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2021 |
Kính gửi: Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong thời gian gần đây sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, đã có một số lượng người dân di chuyển về các địa phương từ vùng dịch COVID-19. Bên cạnh đó, trong thời gian tới với điều kiện khí hậu mùa đông xuân rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, nên nguy cơ dịch bệnh bùng phát là rất lớn nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Để chủ động kiểm soát hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân năm 2021-2022, không để dịch chồng dịch; thực hiện Công điện số 8149/CĐ-VPCP ngày 07/11/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) trân trọng đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo một số nội dung sau:
1. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế; triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021 - 2022, chú trọng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch như giám sát phát hiện sớm, xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả,... gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế xã hội.
2. Chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, bao phủ vắc xin cho người dân; nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở để ứng phó thường xuyên, kịp thời; chuẩn bị sẵn sàng thiết lập các Trạm Y tế lưu động ngay tại xã, phường, thị trấn, ở những nơi dịch bùng phát, địa bàn dịch phức tạp để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở; tăng cường và bổ sung nhân lực cho các Trạm Y tế tại các xã, phường, thị trấn khi có số ca mắc COVID-19 tăng cao; bảo đảm về thuốc điều trị, trang thiết bị y tế; khoanh vùng, cách ly được thực hiện trên phạm vi hẹp nhất có thể; tiếp tục thông điệp 5K và đề cao ý thức phòng, chống dịch của người dân. Thực hiện nới lỏng, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, mở cửa lại nền kinh tế có lộ trình và ở những nơi an toàn, có đủ điều kiện.
Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc khai báo lấy mã số ca bệnh COVID-19 tự động trên Hệ thống mã số ca bệnh quốc gia về dịch COVID-19 tại địa chỉ website https://macabenh.vncdc.gov.vn; trong đó cung cấp đầy đủ thông tin bệnh nhân bao gồm tiền sử tiêm chủng phòng COVID-19 (tiêm 1 mũi, 2 mũi, chưa tiêm). Căn cứ số liệu trên hệ thống mã số ca bệnh quốc gia về dịch COVID-19 được nhập bởi các địa phương, đơn vị, đúng thời điểm 16 giờ 00 phút hàng ngày, Bộ Y tế tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và thông tin rộng rãi trên Cổng thông tin Bộ Y tế.
Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe... yêu cầu thực hiện nghiêm việc thường xuyên cập nhật trạng thái trên Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19; đẩy mạnh tuyên truyền người dân tiếp tục thực hiện 5K, không vì đã tiêm vắc xin mà lơ là, chủ quan; xử lý nghiêm vi phạm về phòng, chống dịch.
3. Đẩy mạnh các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết, tiếp tục triển khai chiến dịch diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn nguy cơ cao, đặc biệt tại các công trường xây dựng, nhà trọ. Giám sát chặt chẽ, xử lý ổ dịch kịp thời, cấp cứu điều trị người mắc bệnh theo đúng Hướng dẫn giám sát, phòng chống và Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết của Bộ Y tế.
4. Đối với các bệnh dịch có vắc xin phòng bệnh như sởi, rubella, ho gà khẩn trương triển khai công tác tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm chủng, bên cạnh việc tiêm chủng thường xuyên cần tổ chức ngay các chiến dịch tiêm phòng sởi, rubella, ho gà cho các đối tượng chưa tiêm hoặc hoãn tiêm, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt ít nhất 95% theo quy mô xã, phường.
5. Sở Y tế triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm, đáp ứng ngay, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng; tập trung triển khai công tác tiêm chủng; tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong ở người do dịch bệnh; kịp thời đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với diễn biến dịch tễ của từng địa phương. Tổ chức các đoàn kiểm tra thường xuyên giám sát đánh giá, đôn đốc chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học; chủ động phối hợp với ngành y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ nước uống, nước sạch, thường xuyên làm vệ sinh môi trường tại trường học; phối hợp quản lý tốt sức khỏe học sinh, cán bộ, giáo viên, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không để dịch lây lan trong trường học.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai mạnh mẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật, xử lý triệt để ổ dịch, thông báo kịp thời cho ngành y tế để phối hợp các biện pháp phòng chống dịch bệnh lây từ động vật, thực phẩm sang người.
8. Sở Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan thông tin đại chúng, truyền thông cơ sở đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân. Tuyên truyền mạnh mẽ lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh để cho người dân hiểu và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch; hướng dẫn người dân thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng; thực hiện ăn chín, uống chín; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.
9. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan và các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn triệt để gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
10. Sở Tài chính kịp thời bổ sung kinh phí theo đề xuất của Sở Y tế và các đơn vị liên quan để đảm bảo nhu cầu đáp ứng phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng nhân lực, phương tiện, vật tư, hóa chất, cơ số thuốc, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) trân trọng đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện.
Trân trọng cảm ơn./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 6030/BYT-KCB năm 2020 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 3978/BYT-MT năm 2021 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp do Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 4150/BYT-MT năm 2021 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp do Bộ Y tế ban hành
- 4Thông báo 318/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công điện 1988/CĐ-BYT năm 2021 về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước biến chủng mới (Omicron) của vi rút SARS-CoV-2 do Bộ Y tế điện
- 6Công văn 1395/UBND-KGVX về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022 do thành phố Hà Nội ban hành
- 7Thông báo 180/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về công tác y tế và phòng, chống dịch bệnh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Công văn 6030/BYT-KCB năm 2020 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 3978/BYT-MT năm 2021 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp do Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 4150/BYT-MT năm 2021 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp do Bộ Y tế ban hành
- 4Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 4800/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Công điện 8149/CĐ-VPCP năm 2021 về tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Văn phòng Chính phủ điện
- 7Thông báo 318/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công điện 1988/CĐ-BYT năm 2021 về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước biến chủng mới (Omicron) của vi rút SARS-CoV-2 do Bộ Y tế điện
- 9Công văn 1395/UBND-KGVX về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022 do thành phố Hà Nội ban hành
- 10Thông báo 180/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về công tác y tế và phòng, chống dịch bệnh do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 9963/BYT-DP năm 2021 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021-2022 do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 9963/BYT-DP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 23/11/2021
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Trường Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực