Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1395/UBND-KGVX | Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2022 |
Kính gửi: | - Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; |
Thực hiện Công văn số 2189/BYT-DP ngày 28/4/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã khẩn trương thực hiện các nội dung sau:
1. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện các nội dung tại Công văn số 2189/BYT-DP ngày 28/4/2022 của Bộ Y tế và tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 07/01/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phòng, chống dịch thành phố Hà Nội năm 2022 (văn bản gửi kèm).
- Thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.
- Tăng cường các hoạt động dự phòng, giám sát, điều tra, xử lý các loại dịch bệnh thường gặp vào mùa hè như sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản, Tiêu chảy cấp nguy hiểm, Tay chân miệng...; tổ chức tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tuyên truyền vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch và các biện pháp phòng, chống các dịch bệnh mùa hè tại các hộ gia đình và cộng đồng. Vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin đúng lịch, đủ mũi.
2. Sở Y tế
- Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, chú trọng đối với công tác giám sát tại các cơ sở y tế của Thành phố và Trung ương đóng trên địa bàn; điều tra dịch tễ, khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch không để dịch bùng phát, lan rộng.
- Tổ chức tập huấn, cập nhật chuyên môn, kỹ thuật về công tác giám sát dịch tễ (bệnh nhân, côn trùng, môi trường...), xử lý dịch (vệ sinh môi trường, diệt côn trùng...), truyền thông cho các cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch, cộng tác viên; tập huấn, cập nhật kiến thức, phác đồ chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân cho các cán bộ tham gia điều trị tại các tuyến.
- Thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Thực hiện tốt phòng, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh Tay chân miệng với bệnh Sởi, Viêm phổi và Viêm đường hô hấp khác; thực hiện nghiêm túc việc quản lý rác thải y tế trong cơ sở y tế, không để mầm bệnh phát tán gây dịch trong bệnh viện hoặc lan ra cộng đồng. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, giường điều trị để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo y tế các tuyến rà soát, tăng cường công tác tiêm chủng các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Thành phố, đảm bảo độ bao phủ vắc xin; thực hiện tốt công tác rà soát, quản lý đối tượng, dự trù nhu cầu sử dụng vắc xin, đảm bảo đủ vắc xin đối với từng loại dịch bệnh theo quy định.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: Đi tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh, vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phế liệu, diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết; vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ chơi phòng chống bệnh Tay chân miệng và các dịch bệnh khác để mọi người dân biết cách bảo vệ sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống dịch tại trường học (bao gồm công tác truyền thông, giám sát, phòng, dịch, xử lý dịch...).
- Thường xuyên báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố kịp thời các giải pháp, phương án để chỉ đạo, xử lý tình hình dịch bệnh bất thường trên địa bàn.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch trong trường học.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tích cực triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh mùa hè như sốt xuất huyết Dengue, Tay chân miệng..., tuyên truyền cho học sinh, sinh viên các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè. Chỉ đạo nhà trường phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương tổ chức tốt các hoạt động phòng, chống dịch (bao gồm công tác truyền thông, giám sát, phòng, dịch, xử lý dịch...), đặc biệt lưu ý công tác vệ sinh học đường phòng bệnh Tay chân miệng và vệ sinh môi trường phòng, chống sốt xuất huyết trong khuôn viên trường học.
4. Sở Xây dựng
- Chỉ đạo các chủ đầu tư các dự án về xây dựng trên địa bàn Thành phố đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch tại các công trường xây dựng, đặc biệt chú trọng công tác vệ sinh môi trường phòng bệnh Sốt xuất huyết Dengue và nơi ăn ở, sinh hoạt của công nhân.
- Chủ trì, phối hợp chỉ đạo công tác kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các công trường xây dựng.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, cơ quan báo chí của Thành phố, Trung ương, Sở Y tế và các Sở, ban ngành, đơn vị liên quan để cung cấp thông tin, định hướng truyền thông về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố.
- Kịp thời tuyên truyền tới người dân, cộng đồng về tình hình dịch, các biện pháp phòng, chống dịch (tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường...) và kịp thời đến các cơ sở y tế khi có các dấu hiệu của bệnh để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
6. Sở Tài chính
- Trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố nguồn kinh phí đảm bảo phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố.
- Hướng dẫn các quận, huyện, thị xã chủ động đảm bảo kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ” theo quy định.
7. Các Sở, ban, ngành khác thực hiện công tác phòng, chống dịch theo lĩnh vực được phân công phụ trách.
8. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Chịu trách nhiệm về kết quả triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn quản lý.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo chỉ đạo của Trung ương, Thành phố.
- Tăng cường các hoạt động dự phòng, giám sát, điều tra, xử lý các loại dịch bệnh thường gặp vào mùa hè như Sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản, Tiêu chảy cấp nguy hiểm, Tay chân miệng...; tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.
- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch. Vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin đúng lịch, đủ mũi; tuyên truyền các biện pháp phòng, chống các dịch bệnh mùa hè tại các hộ gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức như họp Tổ dân phố, tờ rơi, loa đài...
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn quản lý, đặc biệt trú trọng công tác thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống dịch đối với các cơ sở xây dựng, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất... thuộc quản lý của tuyến huyện, xã.
- Bố trí đủ, kịp thời kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch (kinh phí từ nguồn phòng, chống dịch, kinh phí dự phòng của địa phương và các nguồn hợp pháp khác). Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Tài chính) đối với các nội dung vượt quá thẩm quyền hoặc khi không bố trí được nguồn ngân sách đơn vị phục vụ công tác phòng, chống dịch.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội cùng các đoàn thể Thành phố tích cực và chủ động tham gia cùng các cấp chính quyền, các ngành để tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin và vận động Nhân dân chủ động phối hợp. tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Công văn 9963/BYT-DP năm 2021 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021-2022 do Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 923/SYT-NVY về đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Công văn 1316/UBND-VX năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 4Công văn 1785/SGDĐT-CTTT về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022 trong các cơ sở giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Công văn 9963/BYT-DP năm 2021 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021-2022 do Bộ Y tế ban hành
- 2Kế hoạch 10/KH-UBND về phòng chống dịch Thành phố Hà Nội năm 2022
- 3Công văn 923/SYT-NVY về đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Công văn 2189/BYT-DP về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022 do Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 1316/UBND-VX năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 6Công văn 1785/SGDĐT-CTTT về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022 trong các cơ sở giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 1395/UBND-KGVX về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022 do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 1395/UBND-KGVX
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 11/05/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Chử Xuân Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra