- 1Quyết định 26/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 188/2009/TT-BTC ban hành danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu để áp dụng hạn ngạch thuế quan do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 29/2011/TT-BTC điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng đường thuộc nhóm 17.01 tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 157/2011/TT-BTC quy định mức thuế suất của biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9198/BTC-CST | Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2012 |
Kính gửi: | - Bộ Công Thương; |
Bộ Tài chính nhận được Công văn số 14/2012/CV/HHMĐ ngày 13/4/2012 của Hiệp hội mía đường Việt Nam kiến nghị điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu đường nhằm bảo vệ ngành sản xuất mía đường trong nước. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Về kiến nghị của Hiệp hội mía đường:
Vụ 2011-2012 dự kiến đạt 1,4 triệu tấn đường là sản lượng cao kỷ lục trong lịch sử ngành đường Việt Nam. Hiện nay, sản xuất mía đường đang chính vụ, lượng đường tồn kho đến cuối tháng 3/2012: 400.000 tấn và dự báo nếu không có biện pháp can thiệp hữu hiệu, lượng đường tồn kho tại các nhà máy sẽ tiếp tục tăng lên cao vào cuối vụ (tháng 6/2012).
Hiện nay các nhà thương mại trong nước chỉ mua đường theo yêu cầu tiêu thụ trước mắt, không dám dự trữ đường; và các doanh nghiệp sử dụng đường đang chờ xin nhập khẩu trong khi đường trong nước đang tồn kho với số lượng lớn. Nghịch lý này do thuế nhập khẩu không phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh mía đường Việt Nam.
- Theo đàm phán hội nhập WTO: Đối với mặt hàng đường thuộc nhóm 17.01
+ Thuế suất Tối huệ quốc MFN: 25% cho đường mía, 40% đường trắng tinh luyện.
+ Thuế suất cam kết WTO: 30% năm 2010 cho đường mía, 30% năm 2012 cho đường trắng tinh luyện.
- Theo Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính điều chỉnh mức thuế thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng đường thuộc nhóm 17.01 là: 15% cho cả đường mía và đường trắng tinh luyện, thấp hơn đàm phán với WTO 10% đến 25% (tuỳ theo loại đường) tương đương thấp hơn 1.600đ/kg đến 4.000 đ/kg đường và rẻ hơn đường trong nước hiện nay 1.000 - 3.000 đồng/kg. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng đường không sử dụng đường trong nước và chờ xin được nhập khẩu đường (theo số liệu của Bộ Công thương - các doanh nghiệp sử dụng đường đang có đơn xin nhập khẩu đường hiện tại là 268.000 tấn, trong khi hạn ngạch nhập khẩu theo cam kết WTO năm 2012 là 70.000 tấn).
- Theo Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 và Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ định hướng phát triển mía đường đến năm 2020 đạt sản lượng 2,1 triệu tấn đường, đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến đến xuất khẩu.
Vì vậy, Hiệp hội mía đường Việt Nam kiến nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu đường theo đúng mức thuế suất mà đoàn đàm phán đã đấu tranh được khi gia nhập WTO. áp dụng điều này sẽ giúp ngành mía đường có đủ động lực để phát triển, đáp ứng yêu cầu của Chính phủ định hướng đến năm 2020. Trước mắt tạo nguồn thu cho ngân sách và bình ổn giá mặt hàng đường trên thị trường trong nước và tạo điều kiện trong một giai đoạn cần thiết để ngành đường Việt Nam phát triển bền vững theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
2. Ý kiến của Bộ Tài chính:
Năm 2010, Bộ Công thương có công văn số 11510/BCT-XNK ngày 12/11/2010 đề nghị điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng đường trong hạn ngạch thuế quan từ các thị trường ngoài ASEAN do: trong năm 2010, tình hình thị trường trong nước và thế giới diễn biến phức tạp, giá tăng cao, nguồn cung giảm, các doanh nghiệp hết sức khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhập khẩu hiệu quả để đảm bảo nguyên liệu phục vụ sản xuất và bổ sung, góp phần bình ổn thị trường. Nguyên nhân là do nguồn cung đường thế giới căng thẳng, nguồn cung chủ yếu từ Thái Lan cũng rất hạn chế. Ngoài ra, mức chênh lệch cao giữa thuế nhập khẩu ưu đãi CEPT/AFTA (5%) và thuế nhập khẩu trong hạn ngạch từ các nước ngoài ASEAN (25% đối với đường thô và 40% đối với đường tinh) cũng là yếu tố bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Bộ Công Thương đề nghị điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng đường trong hạn ngạch từ các nước ngoài ASEAN.
Trên cơ sở ý kiến đề nghị của Bộ Công Thương và sau khi xin ý kiến của các Bộ, ngành, hiệp hội có liên quan, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 29/2011/TT-BTC ngày 01/03/2011 điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng đường thuộc nhóm 17.01 (đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hoá học, ở thể rắn) từ mức 25% xuống 15% đối với đường thô và từ mức 40% xuống 15% đối với đường tinh. Các mức thuế suất này đã được giữ từ ngày 15/4/2011 (ngày hiệu lực thi hành của Thông tư số 29/2011/TT-BTC) đến nay.
Theo đó, chính sách thuế nhập khẩu đối với mặt hàng đường hiện nay như sau: Đối với đường nhập khẩu trong hạn ngạch (quy định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011):
+ Mặt hàng đường (bao gồm cả đường thô và đường tinh) thuộc nhóm 17.01: có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 15%.
+ Cam kết WTO năm 2012: đối với mặt hàng đường mía thô chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu là 25%, mặt hàng đường củ cải thô chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu là 50%, các loại đường khác là 60%.
+ Khung thuế xuất thuế nhập khẩu của UBTVQH đối với mặt hàng mía đường là 0 - 60%.
- Đối với đường nhập khẩu ngoài hạn ngạch (quy định tại Thông tư số 188/2009/TT-BTC ngày 29/9/2009): Mức thuế suất thuế nhập khẩu của đường nhập khẩu ngoài hạn ngạch năm 2012 là 80% (đối với đường thô) và 85% (đối với đường trắng).
b) Lượng đường nhập khẩu trong hạn ngạch hàng năm được Bộ Công Thương công bố năm 2010 là 300.000 tấn, năm 2011 khoảng 250.000 tấn, năm 2012 dự kiến là 70.000 tấn.
c) Tình hình sản xuất, tiêu thụ đường trong nước:
Năm 2010, việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đường trong hạn ngạch là do nguồn cung đường trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước trong khi đó nguồn cung đường trên thế giới lại giảm, đặc biệt là nguồn cung đường từ Thái Lan hạn chế. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, sản lượng đường sản xuất trong nước đã đủ đáp ứng tiêu dùng nội địa. Theo số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam cung cấp thì sản lượng sản xuất đường của VN qua các vụ gần đây như sau:
- Vụ 2008/2009: 909.330 tấn
- Vụ 2009/2010: 936.208 tấn
- Vụ 2010/2011: 1.150.000 tấn
- Vụ 2011/2012: 1.370.000 tấn (ước đến cuối tháng 6/2012), tăng 219.540 tấn so với niên vụ trước. Tồn kho đến ngày 4/6/2012 là: 382.646 tấn đường.
Như vậy, vụ mía đường 2011/2012 bắt đầu từ tháng 9/2011 tới hết tháng 6/2012 với tổng cung ước là 1.540.000 tấn (do thời tiết không thuận lợi nên giảm so với kế hoạch đầu vụ là 1.570.000 tấn) bao gồm: (I) Sản xuất trong nước 1.370.000 tấn, (II) Tồn kho năm 2011 chuyển sang 100.000 tấn, (III) Nhập khẩu theo cam kết WTO năm 2012 ở mức tối thiểu là 70.000 tấn
Theo kế hoạch đầu vụ ước nhu cầu tiêu thụ trong nước khoảng 1.400.000 tấn. Tuy nhiên do tình hình kinh tế khó khăn, sức tiêu thụ không tăng nên theo Hiệp hội mía đường vụ 2011-2012 ước tiêu thụ chỉ khoảng 1,3 triệu tấn như vụ trước. Sau khi trừ đi lượng tiêu thụ trong nước, dư thừa khoảng 240.000 tấn. Trong đó, tồn kho cho vụ sau khoảng 100.000 tấn, lượng đường dư thừa khoảng 140.000 tấn.
Từ đầu năm đến nay, do sức tiêu thụ chậm, nguồn cung dồi dào và chịu ảnh hưởng từ giá đường thế giới, giá đường trong nước giảm. Hiện nay, giá đường thế giới đang thấp hơn so với giá đường trong nước.
Theo đề nghị của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương cũng đã cấp phép xuất khẩu 30.000 tấn đường sản xuất trong nước qua cửa khẩu phụ với Trung Quốc để giảm bớt áp lực tồn kho còn đang giữa vụ sản xuất mía đường. Tuy nhiên việc xuất khẩu qua cửa khẩu phụ bằng đồng nhân dân tệ/Việt Nam đồng trong khi nhập khẩu 70.000 tấn đường theo hạn ngạch cần phải chi bằng ngoại tệ, không đúng với chủ trương giảm nhập siêu giảm chi ngoại tệ. Do đó, tại công văn số 4139/BCT-TTTN ngày 16/5/2012 của Bộ Công Thương gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương đã kiến nghị TTCP chưa công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2012 cho tới khi hết vụ sản xuất đường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành mía đường cũng như ưu tiên sử dụng hàng được sản xuất trong nước, hạn chế nhập siêu.
Để tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường, góp phần hạn chế nhập siêu, khuyến khích sử dụng đường sản xuất trong nước, Bộ Tài chính dự kiến tăng trở lại mức thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng đường bằng mức suất thuế nhập khẩu trước thời điểm điều chỉnh Thông tư 29/2011/TT-BTC ngày 01/3/2011 là 25% đối với đường thô, chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu và 40% đối với các loại đường khác thuộc nhóm 17.01.
Đề nghị quý cơ quan có ý kiến tham gia và gửi về Bộ Tài chính trước ngày 17/2012.
Cám ơn sự phối hợp công tác của quý cơ quan./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn số 5199/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu đường kính trắng nhập khẩu từ Saudi Arabia
- 2Công văn số 4721/TCHQ-KTTT về việc áp thuế nhập khẩu đường tinh luyện từ khối Asean do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 4107/TCHQ-KTTT về mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng cam tươi do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 6441/BTC-CST năm 2014 điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu máy gia công cơ khí do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 5671/TCHQ-TXNK năm 2015 thực hiện Thông tư 122/2014/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 5378/TCHQ-TXNK năm 2017 về mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng giấy thuộc nhóm 48.02 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 11848/BTC-CST năm 2019 về điều chỉnh mức thuế xuất khẩu mặt hàng đồng thanh cái do Bộ Tài chính ban hành
- 1Công văn số 5199/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu đường kính trắng nhập khẩu từ Saudi Arabia
- 2Quyết định 26/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn số 4721/TCHQ-KTTT về việc áp thuế nhập khẩu đường tinh luyện từ khối Asean do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Thông tư 188/2009/TT-BTC ban hành danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu để áp dụng hạn ngạch thuế quan do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 29/2011/TT-BTC điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng đường thuộc nhóm 17.01 tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 157/2011/TT-BTC quy định mức thuế suất của biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 4107/TCHQ-KTTT về mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng cam tươi do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Công văn 6441/BTC-CST năm 2014 điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu máy gia công cơ khí do Bộ Tài chính ban hành
- 10Công văn 5671/TCHQ-TXNK năm 2015 thực hiện Thông tư 122/2014/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 11Công văn 5378/TCHQ-TXNK năm 2017 về mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng giấy thuộc nhóm 48.02 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 12Công văn 11848/BTC-CST năm 2019 về điều chỉnh mức thuế xuất khẩu mặt hàng đồng thanh cái do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 9198/BTC-CST điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu đường trong hạn ngạch do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 9198/BTC-CST
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 10/07/2012
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Vũ Thị Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/07/2012
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết