Hệ thống pháp luật

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8936/VPCP-QHĐP

V/v triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn

Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2018

 

Kính gửi: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Để chuẩn bị Tài liệu gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề và hoạt động chất vấn, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như sau:

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ liên quan báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 113/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 và Nghị quyết số 63/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội về giám sát chuyên đề và hoạt động chất vấn (tổng hợp chung đề nghị tại Công văn số 6461/VPCP-QHĐP ngày 09 tháng 7 năm 2018 đối với Nghị quyết số 63 trong một Báo cáo).

Báo cáo kết quả thực hiện (Đề cương 1) gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 24 tháng 9 năm 2018 để tổng hợp, xây dựng Báo cáo của Chính phủ; Báo cáo chi tiết (Đề cương 2) gửi Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội trước ngày 20 tháng 10 năm 2018.

Bản điện tử định dạng file doc. của Báo cáo gửi đến địa chỉ Email: caonhatquang@chinhphu.vn.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan ngang Bộ biết, thực hiện./.

(Các Nghị quyết số: 113/2015/QH13, 63/2018/QH14 sao gửi kèm theo)

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Văn Tùng, Trợ lý, Thư ký TTgCP, các PTTgCP, các Cục, Vụ: KSTT, CN, ĐMDN, KTTH, KGVX, NC, NN, PL, QHQT, TCCV, TH, TKBT, V.I, TGĐ Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, QHĐP (2b).NQ

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Văn Tùng

 

ĐỀ CƯƠNG 1

(Kèm theo Công văn số 8936/VPCP-QHĐP ngày 18 tháng 9 năm 2018)

BỘ XXX
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: xy/BC-ABC

Hà Nội, ngày   tháng   năm 2018

 

BÁO CÁO

Về việc thực hiện nghị quyết số 113/2015/QH13 Quốc hội khóa XIII và Nghị quyết số 63/2018/QH14 Quốc hội khóa XIV của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn

Kính gửi: Văn phòng Chính phủ.

Bộ báo cáo lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Báo cáo nêu đánh giá kết quả việc thực hiện yêu cầu của Quốc hội tại các Nghị quyết theo thứ tự như Đề cương theo từng Nghị quyết và mỗi lĩnh vực ngành, khái quát kết quả từ góc độ thẩm quyền Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ, cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 113/2015/QH13 VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI KHÓA XIII VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ, HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN

1. Lĩnh vực xây dựng pháp luật

- Công tác triển khai thi hành Hiến pháp, việc xây dựng và thực hiện các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có hiệu lực thi hành.

- Tổ chức thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, đảm bảo nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

2. Lĩnh vực kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ

- Tái cơ cấu nền kinh tế; nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển bền vững.

- Thị trường tài chính, tiền tệ, lao động, khoa học và công nghệ, thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường bất động sản.

- Cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Tái cơ cấu, thoái vốn đầu tư ngoài ngành; tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp nhà nước phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Lĩnh vực nông nghiệp

- Chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, chế biến, ứng dụng khoa học.

- Xây dựng hợp tác xã kiểu mới hỗ trợ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Việc hoàn thành bộ tiêu chí giám sát và đánh giá thực hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực nông nghiệp (thời hạn hoàn thành trong năm 2016). Địa phương, hoàn thành việc ban hành và thực hiện kế hoạch hành động thực hiện tái cơ cấu.

- Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững.

- Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, liên kết 4 nhà; tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành trong từng năm đảm bảo đạt từ 3,5%-4%/năm.

4. Lĩnh vực gian lận thương mại

- Sửa đổi, hoàn thiện các văn bản pháp luật, kiểm soát trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả.

- Cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Quản lý xuất, nhập cảnh, tuần tra, kiểm tra, xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.

- Quản lý thị trường, kiểm tra, xử lý vi phạm và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động thương mại, sản xuất hàng hóa (thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp).

5. Lĩnh vực an toàn thực phẩm

Quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng hóa chất độc hại trong nông nghiệp và thực phẩm.

6. Lĩnh vực tài nguyên môi trường

- Tình trạng ô nhiễm, cải thiện môi trường đối với 47 làng nghề đang bị ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng.

- Việc xử lý và hoàn thành theo tiến độ đề ra đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khác trong danh mục đã được rà soát.

- Hệ thống xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp xây dựng mới trước khi đi vào hoạt động. Việc di dời và hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư, vùng đô thị vào các khu, cụm công nghiệp tập trung.

- Môi trường, sông, nguồn nước sản xuất, sinh hoạt.

- Vận hành phần mềm khai thác cơ sở dữ liệu các khu vực đã cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản trên phạm vi toàn quốc; quy hoạch khoáng sản, khu vực khoáng sản; hoạt động cấp phép, chấm dứt cấp phép khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ và ngăn chặn triệt để hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

7. Lĩnh vực quy hoạch đất đai, nhà ở

- Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào khu vực tái định cư các dự án thủy điện, thủy lợi và di dời ra khỏi nơi thường xuyên bị thiên tai; trồng bù diện tích rừng các dự án thủy điện, thủy lợi vào năm 2016.

- Công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng, địa phương, quy hoạch chung xây dựng các đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng nông thôn mới; đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, chất lượng các công trình xây dựng, sai phạm trong đầu tư, xây dựng công trình; tái cơ cấu thị trường bất động sản, đa dạng hóa các sản phẩm bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; ngăn chặn, xử lý tiêu cực trong quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở cho Nhân dân.

8. Lĩnh vực đào tạo nghề

- Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của của Luật giáo dục nghề nghiệp.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề.

- Hệ thống thông tin thị trường lao động, gắn kết việc đào tạo với sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu về lao động theo quy hoạch kinh tế - xã hội.

9. Lĩnh vực giáo dục

- Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới.

- Hệ thống chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục gắn với hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh.

11. Lĩnh vực y tế

- Giảm tải bệnh viện, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân; người dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng.

- Cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính y tế, mở rộng xã hội hóa, khuyến khích đầu tư cho y tế, sử dụng nguồn tài chính y tế hiệu quả.

- Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

- Hoàn thiện mạng lưới và chất lượng y tế cơ sở, bảo đảm 100% số xã có trạm y tế, thực hiện tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020; đội ngũ nhân viên, cộng tác viên y tế thôn, bản, đặc biệt miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới.

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các quy định về hành nghề khám, chữa bệnh, hành nghề dược, quản lý chất lượng thuốc và giá thuốc.

12. Lĩnh vực viễn thông

- Quản lý nhà nước về thông tin, quản lý nội dung thông tin, an toàn thông tin, an toàn mạng.

- Tình trạng Sim rác, tin nhắn rác.

- Phát triển hệ thống viễn thông.

13. Lĩnh vực du lịch

- Nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm.

- Phát triển du lịch bền vững, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị dân tộc, gìn giữ cảnh quan, bảo vệ môi trường

- Phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.

14. Lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân

- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Về giải quyết dứt điểm 16 vụ còn tồn đọng trong số 528 vụ khiếu nại phức tạp, tồn đọng kéo dài trong năm 2016.

- Tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

15. Lĩnh vực tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tội phạm; an ninh, an toàn giao thông

- Công tác thi hành án dân sự; thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra.

- Thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

- Trách nhiệm xử lý tin báo tố giác tội phạm, chất lượng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng chống cháy, nổ. Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự ở khu vực nông thôn, khu vực trọng điểm, biên giới, hải đảo.

- Thực hiện mục tiêu giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương).

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 63/2018/QH14 VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 5, QUỐC HỘI KHÓA XIV

Lĩnh vực giao thông vận tải

I. Về kết cấu hạ tầng giao thông:

1. Thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, quy hoạch giao thông.

2. Hoạt động vận tải đường sắt; phương án đầu tư phát triển vận tải đường sắt; trình Quốc hội phương án đầu tư hệ thống đường sắt tốc độ cao tuyến Bắc - Nam vào năm 2019.

3. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.

4. Kết nối giữa các loại hình vận tải, giữa các trung tâm kinh tế lơn, giữa các vùng.

II. Công trình giao thông:

1. Tiến độ, chất lượng, hiệu quả, an toàn trong việc hoàn thành các công trình giao thông trọng.

2. Trách nhiệm và hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc kéo dài tiến độ, tăng vốn dự án.

III. Trật tự, an toàn giao thông:

1. Việc thực hiện giải pháp, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

2. Xử lý điểm đen về an toàn giao thông, các điểm giao cắt đường sắt với đường bộ, an toàn vận tải đường sắt.

3. Trật tự giao thông đô thị, giải pháp xử lý tình trạng ùn tắc tại các thành phố lớn, tuyến đường trọng điểm, huyết mạch.

4. Công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện giao thông, chấp hành pháp luật về giao thông, hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, công tác đăng kiểm, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép điều khiển phương tiện.

5. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật giao thông; xây dựng đề án cụ thể về văn hóa tham gia giao thông; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành giao thông.

IV. Đầu tư và khai thác công trình giao thông:

1. Thực hiện Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

2. Hoàn thiện pháp luật về đầu tư dự án kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT đặt trong tổng thể hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

3. Rà soát hệ thống trạm thu phí BOT giao thông, xử lý tồn tại, bất cập, vướng mắc, bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, Nhà nước và nhà đầu tư.

4. Kết nối hệ thống thông tin, dữ liệu về thu phí; từ năm 2019, thực hiện thu phí tự động không dừng tại tất cả các trạm thu phí BOT giao thông; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; xử lý vi phạm trong lĩnh vực này.

Lĩnh vực tài nguyên và môi trường

I. Quản lý đất đai:

1. Tình hình thực thi pháp luật về đất đai.

2. Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý về đất đai trên phạm vi cả nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất dùng cho mục đích công cộng, đất tại các nông, lâm trường, dự án BT, BOT; xử lý vi phạm pháp luật về đất đai, gây bức xúc trong Nhân dân; xử lý, thu hồi theo quy định của pháp luật đất để hoang hóa, lãng phí, chậm đưa vào sử dụng; việc sử dụng, quản lý đất ven sông, ven biển.

3. Thực hiện giải pháp hạn chế tình trạng đầu cơ đất đai, gây tác động tiêu cực tới thị trường bất động sản, khu vực có quy hoạch dự án trọng điểm.

4. Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai, xây dựng và ứng dụng cơ sở dữ liệu đất đai.

5. Phương pháp xác định giá đất; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài liên quan đến đất đai.

II. Môi trường:

1. Chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Chương trình quan trắc và cảnh báo môi trường tại các thành phố lớn, vùng kinh tế trọng điểm, khu tập trung nhiều nguồn thải và khu vực nhạy cảm về môi trường.

3. Quy hoạch xử lý rác thải; mô hình mẫu về xử lý rác thải; phân loại rác tại nguồn.

4. Hoạt động xả thải; xử lý tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường nước tại các lưu vực sông, suối, tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ven sông, ven biển.

5. Quản lý tài nguyên nước theo pháp luật.

6. Đánh giá tác động môi trường, tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường trong thực hiện các dự án, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, nhập khẩu phế liệu.

7. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thanh tra đột xuất và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; hướng dẫn việc giải quyết bồi thường chi phí bảo vệ môi trường theo nguyên tắc thị trường.

III. Biến đổi khí hậu:

1. Thực hiện các công ước, thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu; hoàn thiện chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu.

2. Năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

3. Thực hiện Nghị quyết 853/NQ-UBTVQH13 ngày 05/12/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

4. Chính sách huy động nguồn lực, khuyến khích đầu tư vào các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu.

5. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát sử dụng nguồn lực cho hoạt động ứng phó B với biến đổi khí hậu.

6. Bố trí và sử dụng kinh phí triển khai dự án cấp thiết, các dự án chống sạt lở bờ biển, bờ sông. Năm 2018, khắc phục các điểm sạt lở bờ biển, bờ sông đặc biệt nguy hiểm. Quản lý, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, suối trái pháp luật.

Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội

I. Lao động, việc làm:

1. Chính sách, pháp luật về lao động, giáo dục nghề nghiệp, việc làm trong nước và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Thị trường lao động, gắn với cung, cầu lao động và bối cảnh nền công nghiệp 4.0. Công tác dự báo thị trường lao động; giải quyết việc làm cho sinh viên, thanh niên nông thôn; chính sách khuyến khích thanh niên, sinh viên khởi nghiệp sáng tạo.

3. Giải pháp xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

II. Giáo dục nghề nghiệp:

1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân bố giữa các vùng, miền, ngành nghề, trình độ đào tạo.

2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; tình trạng mất cân đối trong cơ cấu đào tạo chung. Gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, thị trường lao động; hình thức dạy nghề theo hợp đồng đặt hàng; chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

3. Chất lượng, kỹ năng thực hành, chương trình, giáo trình đào tạo, điều kiện giáo dục nghề nghiệp, hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.

III. Lao động Việt Nam ở nước ngoài:

1. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển thị trường bền vững đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Cải cách thủ tục hành chính; công khai, minh bạch việc cấp phép đối với doanh nghiệp đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài.

3. Kiểm định chất lượng, việc đánh giá chất lượng đào tạo nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

4. Quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động Việt Nam ở nước ngoài; tình hình và giải pháp quản lý người dân vùng biên giới đi làm việc tự do không có hợp đồng lao động.

5. Công tác thanh tra, kiểm tra; xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

IV. Quyền về trẻ em:

1. Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, quyền về trẻ em.

2. Công tác tuyên truyền, giáo dục gia đình, cộng đồng và trẻ em về kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em.

3. Trách nhiệm của cơ quan hữu quan trong việc ngăn ngừa, phát hiện, xử lý tin báo, tố giác, điều tra, truy tố, xét xử các vụ xâm hại trẻ em; quy trình nghiệp vụ đặc thù trong điều tra, truy tố, xét xử các hành vi xâm hại trẻ em.

4. Xây dựng đề án huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, trẻ em vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

5. Công tác phối hợp liên ngành về thực hiện quyền trẻ em, vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia về trẻ em.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

I. Chính sách pháp luật về giáo dục và đào tạo:

1. Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo.

2. Chính sách đối với các đối tượng ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

3. Sửa đổi, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết các luật về giáo dục và giáo dục đại học.

II. Giáo dục đại học:

1. Hoàn thành đề án cụ thể về quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên.

2. Ctrình đào tạo đại học theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.

3. Kiểm định chất lượng giáo dục; giải thể các cơ sở đào tạo đại học chất lượng yêu, kém.

4. Chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học; thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo chất lượng cao; thúc đẩy phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo ngang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao.

5. Quy định về tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ chế học phí.

6. Hoàn thiện và ổn định kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng.

7. Chính sách thu hút học sinh giỏi vào học ngành sư phạm.

8. Quy trình, thủ tục và công khai việc công nhận văn bằng, học vị, chức danh giảng viên đại học.

III. Chương trình và sách giáo khoa:

1. Thực hiện chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết của Quốc hội.

2. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Xã hội hóa, tạo điều kiện việc hình thành các trường tư thục chất lượng cao.

4. Giải pháp về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông.

5. Triển khai đề án về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025.

IV. Giáo dục mầm non:

1. Hướng dẫn nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ em tại gia đình và các nhóm trẻ độc lập, tư thục.

2. Công tác dự báo, quy hoạch, phát triển trường mầm non, tại các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu vực đông dân cư.

3. Xã hội hóa giáo dục mầm non; quản lý việc cấp phép, tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động và hoạt động đối với giáo dục mầm non.

V. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục:

1. Tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với đội ngũ giáo viên theo bậc học, cấp học; quản lý, sắp xếp, đánh giá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo tiêu chuẩn nghề nghiệp.

2. Công tác quản lý biên chế, tuyển dụng giáo viên.

3. Tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện nền nếp, kỷ cương trường học, công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, rèn luyện thể chất cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trong trường học; trong năm 2018, ban hành đề án về văn hóa ứng xử trong trường học.

VI. Thanh tra, kiểm tra hoạt động giáo dục:

1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giáo dục và đào tạo.

2. Chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo, tình trạng vi phạm pháp luật về văn bằng, chứng chỉ, việc xác nhận đủ điều kiện để thi tốt nghiệp phổ thông và đại học, việc cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung mới, việc công nhận cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc gia.

3. Xử lý các hành vi vi phạm đạo đức của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh, sinh viên./.

 

ĐỀ CƯƠNG 2

(Kèm theo Công văn số 8936/VPCP-QHĐP ngày 18 tháng 9 năm 2018)

BỘ XXX
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: xy/BC-ABC

Hà Nội, ngày   tháng   năm 2018

 

BÁO CÁO

Về việc thực hiện nghị quyết số 113/2015/QH13 Quốc hội khóa XIII và Nghị quyết số 63/2018/QH14 Quốc hội khóa XIV của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn

Kính gửi:

- Quốc hội;
- Các vị đại biểu Quốc hội.

A. THÔNG TIN CHUNG

Nội dung liên quan trách nhiệm báo cáo tại các Nghị quyết của Quốc hội; nhiệm vụ do Chính phủ giao.

Kết quả tổng thể công tác tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, thuận lợi, khó khăn, đánh giá khái quát.

B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 113/2015/QH13 VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI KHÓA XIII VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ, HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN

I. Tên nhóm nhiệm vụ

1. Tình hình triển khai thực hiện

- Các biện pháp, giải pháp đã thực hiện;

- Hoạt động chỉ đạo, điều hành thực hiện;

- Kết quả đạt được:

+ Với nội dung định tính: đánh giá sự chuyển biến đổi; với nội dung định lượng: nêu số liệu, dẫn chứng;

+ Về chỉ tiêu, mục tiêu: đánh giá kết quả thực hiện thực tế so với thời điểm trước khi ban hành;

+ Về hoàn thiện thể chế, chính sách, ban hành văn bản: đánh giá kết quả thực hiện thực tế so với thời điểm trước khi ban hành:

2. Khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.

3. Trách nhiệm của tổ chức, đơn vị, người đứng đầu.

4. Phương hướng, giải pháp, cam kết thực hiện trong thời gian tới với những nội dung chưa hoàn thành theo Nghị quyết.

II. Tên nhóm nhiệm vụ

.........................................

C. THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 63/2018/QH14 VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 5, QUỐC HỘI KHÓA XIV

I. Tên nhóm nhiệm vụ

1. Tình hình triển khai thực hiện

- Các biện pháp, giải pháp đã thực hiện;

- Hoạt động chỉ đạo, điều hành thực hiện;

- Kết quả đạt được:

+ Với nội dung định tính: đánh giá sự chuyển biến đổi; với nội dung định lượng: nêu số liệu, dẫn chứng;

+ Về chỉ tiêu, mục tiêu: đánh giá kết quả thực hiện thực tế so với thời điểm trước khi ban hành;

+ Về hoàn thiện thể chế, chính sách, ban hành văn bản: đánh giá kết quả thực hiện thực tế so với thời điểm trước khi ban hành;

2. Khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.

3. Trách nhiệm của tổ chức, đơn vị, người đứng đầu.

4. Phương hướng, giải pháp, cam kết thực hiện trong thời gian tới với những nội dung chưa hoàn thành theo Nghị quyết.

II. Tên nhóm nhiệm vụ

......................................................................../.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
..........................

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Văn X

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 8936/VPCP-QHĐP năm 2018 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn do Văn phòng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 8936/VPCP-QHĐP
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 18/09/2018
  • Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Văn Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản