Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8882/BNN-TCLN
V/v khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng phòng hộ bị thiệt hại

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2017

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh

Trong thời gian qua một số địa phương có văn bản đề nghị tháo gỡ khó khăn về trình tự thủ tục khai thác, tận thu và thanh lý rừng trồng bị thiệt hại do bão số 10 gây ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:

1. Đối với gỗ rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư: thành lập đoàn kiểm tra, xác minh gồm: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Hạt Kiểm lâm và chủ rừng xác định vị trí, diện tích và đánh giá mức độ thiệt hại cụ thể của từng chủ rừng; Chủ rừng tự tổ chức khai thác, tận thu không phải lập hồ sơ cấp phép khai thác, tận thu theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản như sau:

a) Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nặng, cây rừng trồng bị đổ gãy hoàn toàn hoặc số cây còn lại không đảm bảo tiêu chí thành rừng thì khai thác, tận thu toàn bộ số cây. Sau khi khai thác, tận thu chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp.

b) Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nhẹ hơn, số cây không bị đổ gãy phục hồi đủ tiêu chí thành rừng thì chỉ tận thu những cây bị đổ, gãy.

2. Đối với gỗ rừng trồng phòng hộ do ngân sách Nhà nước đầu tư: thành lập đoàn kiểm tra, xác minh theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BTC ngày 20/2/2013 của Bộ Tài chính để đánh giá mức độ thiệt hại, ước tính giá trị lâm sản tận thu. Phương thức, điều kiện khai thác, tận thu như sau:

a) Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nặng, cây rừng trồng bị đổ gãy hoàn toàn hoặc số cây còn lại không đảm bảo tiêu chí thành rừng, thì khai thác, tận thu toàn bộ số cây. Sau khi khai thác, tận thu chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp.

b) Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nhẹ hơn, số cây không bị đổ gãy phục hồi đủ tiêu chí thành rừng thì chỉ tận thu những cây bị đổ, gãy.

3. Gỗ tận dụng, tận thu nêu tại điểm 1, điểm 2 trên đây khi tiêu thụ chủ rừng vẫn thực hiện lập bảng kê theo quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, để kiểm soát nguồn gốc hợp pháp.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện, không để lợi dụng vi phạm pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- UBND các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế;
- Sở NN&PTNT các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế;
- Lưu: VT, TCLN3b.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 8882/BNN-TCLN năm 2017 về khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng phòng hộ bị thiệt hại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 8882/BNN-TCLN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 20/10/2017
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Hà Công Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/10/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản