- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 3Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Nghị quyết 23/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2016
- 5Công văn 4000/BGTVT-VT năm 2016 triển khai Nghị quyết 23/NQ-CP về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên 49% do Bộ Giao thông vận tải ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8619/BGTVT-VT | Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2018 |
Kính gửi: | - Văn phòng Chính phủ; |
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) nhận được: (1) Văn bản số 7299/VPCP-ĐMDN ngày 01/8/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc kiến nghị của Công ty TNHH Thương mại Kỹ thuật Hansung Tech (sao gửi kèm theo kiến nghị của Công ty TNHH Thương mại Kỹ thuật Hansung Tech); (2) Văn bản số 7306/VPCP-ĐMDN ngày 01/8/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc kiến nghị của Công ty TNHH Toho Vina (sao gửi kèm theo kiến nghị của Công ty TNHH Toho Vina); (3) Văn bản số 7307/VPCP-ĐMDN ngày 01/8/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc kiến nghị của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thiên Phước (sao gửi kèm theo kiến nghị của Công ty TNHH Thương mại Sản xuất và Thương mại Thiên Phước). Theo nội dung trong Thư kiến nghị cho thấy: Các Công ty TNHH: Thương mại Kỹ thuật Hansung Tech, Toho Vina là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, có 01 đến 02 xe hoạt động chở hàng nội bộ của Công ty; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thiên Phước có 03 xe ô tô (01 xe tải 1.900kg) sử dụng cho việc giao hàng từ kho đến các cửa hàng của Công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (không thuộc đối tượng được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu xe tải và đề nghị hướng dẫn).
Vấn đề này, Bộ GTVT xin làm rõ và có ý kiến như sau:
1. Nội dung làm rõ về đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu và gắn thiết bị giám sát hành trình
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì đã giao Bộ GTVT “Quy định cụ thể về việc quản lý và cấp phù hiệu cho xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách, vận tải hành khách nội bộ; lộ trình và đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp phải cấp Giấy phép kinh doanh”
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, đã quy định, cụ thể:
“1. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc một trong các đối tượng sau đây:
a) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
b) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.
c) Có từ 05 xe trở lên.
d) Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.”
Tóm lại, trên cơ sở các quy định nêu trên thì đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 10 tấn để vận chuyển hàng hóa và có số lượng dưới 05 xe không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu và gắn thiết bị giám sát hành trình.
2. Đối với đơn vị vận tải hàng hóa có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên 49% đề nghị cấp phù hiệu xe tải
2.1. Đối với đơn vị vận tải hàng hóa có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên 49% đủ điều kiện theo hướng dẫn tại văn bản số 4000/BGTVT-VT thì được Sở GTVT cấp phù hiệu.
Vấn đề này, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GTVT tại Văn bản số 4000/BGTVT-VT ngày 12/4/2016 về việc triển khai Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 30/3/2016 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên 49%.
Về thời hạn có giá trị của phù hiệu thống nhất thực hiện: Phù hiệu “XE CÔNG - TEN - NƠ”, “XE ĐẦU KÉO”, “XE TẢI”, cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên 49% theo chỉ đạo tại Văn bản số 4000/BGTVT-VT ngày 12/4/2016 có giá trị 7 năm và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
Đối với phương tiện thì không thuộc diện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô (không thuộc đối tượng xe kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP).
2.2. Đơn vị vận tải hàng hóa có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên 49% không có Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc có Giấy Chứng nhận đầu tư sau thời điểm Nghị định số 86/2014/NĐ-CP được ban hành.
Đối với trường hợp này, do các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên 49% hoạt động trước khi ban hành Nghị định số 86/2014/NĐ-CP thì không là đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP thì đơn vị kinh doanh vận tải có các phương tiện này thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải và phương tiện phải cấp phù hiệu.
Mặt khác, theo quy định tại Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ và các Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam quy định như sau: “...kể từ ngày gia nhập, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và vận tải hành khách thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 49%. Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, tùy theo nhu cầu thị trường, được phép thành lập liên doanh để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa, trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% và 100% lái xe của liên doanh phải là công dân Việt Nam.”. Do vậy, khi doanh nghiệp có tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài vượt 49% thì trong Giấy chứng nhận đầu tư không có mã ngành kinh doanh vận tải theo quy định nên không thực hiện được cấp Giấp phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 30/3/2016 của Chính phủ (Nghị quyết Phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 2016) đã có nội dung tại mục 7 của Nghị quyết số 23/NQ-CP về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên 49% có hoạt động vận tải trước khi Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Chính phủ thống nhất cho phép cấp phù hiệu đối với xe ô tô vận tải hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên 49% phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Do vậy, các Công ty TNHH: Thương mại Kỹ thuật Hansung Tech, Toho Vina không thuộc đối tượng để cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và cấp phù hiệu cho phương tiện. Trường hợp Công ty có sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nội bộ của đơn vị mình thì thực hiện theo hướng dẫn tại mục 3 Công văn này.
3. Nội dung hướng dẫn thực hiện đối với đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị vận tải nội bộ, lái xe vận tải hàng hóa khi tham gia giao thông
- Theo quy định tại Luật giao thông đường bộ năm 2008:
(1) điểm a khoản 1 Điều 73 quy định “Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các quyền yêu cầu người thuê vận tải cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của thông tin đó ”; (2) điểm a khoản 1 Điều 75 quy định “Người nhận hàng có các quyền nhận và kiểm tra hàng hóa nhận được theo giấy vận chuyển hoặc chứng từ tương đương khác”; (3) điểm a khoản 2 Điều 75 quy định “Người nhận hàng có các nghĩa vụ nhận hàng hóa đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận; xuất trình giấy vận chuyển và giấy tờ tùy thân cho người kinh doanh vận tải trước khi nhận hàng hóa”; (4) khoản 3 Điều 72 quy định “3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô ”; (5) khoản 2 Điều 58 quy định:
“2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”
- Theo quy định tại Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ đã quy định về Giấy vận tải (Giấy vận chuyển);
(1) khoản 2 Điều 52 đã quy định về Giấy vận tải (Giấy vận chuyển); “2. Giấy vận tải
a) Giấy vận tải bao gồm các thông tin sau: tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình); số hợp đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng; loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải. Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi.
b) Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải.
c) Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 28 của Thông tư này.”;
(2) khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 53 đã quy định đối với lái xe vận tải hàng hóa:
“6. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật.
7. Lái xe không được chở hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
8. Trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, lái xe có trách nhiệm yêu cầu người chịu trách nhiệm xếp hàng hóa lên xe ký xác nhận việc xếp hàng vào Giấy vận tải và có trách nhiệm từ chối vận chuyển nếu việc xếp hàng không đúng quy định của pháp luật.”
Tóm lại, khi Công ty sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng hóa thì lái xe phải mang theo các loại Giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ và Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) theo quy định tại Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT (mẫu tại phụ lục số 28 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT , tại Giấy vận tải Công ty ghi thêm thông tin về số lượng xe của đơn vị và thuộc đối tượng không phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu cho phương tiện) để xuất trình khi lực lượng chức năng kiểm tra trên đường yêu cầu; trên cơ sở Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) và các giấy tờ này lực lượng chức năng sẽ xác định được là Công ty chỉ vận chuyển hàng nội bộ của đơn vị mình.
Bộ GTVT trân trọng phúc đáp Các Công ty TNHH: Thương mại Kỹ thuật Hansung Tech, Toho Vina, Sản xuất và Thương mại Thiên Phước; đồng thời thông tin đến Văn phòng Chính phủ để công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam biết và để tổng hợp theo yêu cầu tại các Văn bản số: 7299/VPCP-ĐMDN, 7306/VPCP-ĐMDN, 7307/VPCP-ĐMDN ngày 01/8/2018 của Văn phòng Chính phủ./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 28
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
GIẤY VẬN TẢI
Số: …….Có giá trị đến………
Biển kiểm soát xe:………………………………………………………………………………..
1. Thông tin về đơn vị kinh doanh | 2. Thông tin về người lái xe |
Đơn vị vận tải: | Họ tên lái xe: |
Địa chỉ: | Giấy phép lái xe số: |
Số điện thoại liên hệ: | Số điện thoại liên hệ: |
3. Thông tin về người thuê vận tải | 4. Thông tin về hợp đồng vận tải |
Tên người thuê vận chuyển: | Số hợp đồng: |
Địa chỉ: | Ngày... tháng... năm…. |
5. Thông tin về chuyến đi | 6. Thông tin về hàng hóa |
Tuyến vận chuyển: | Tên hàng hóa: |
Điểm xếp hàng: | Khối lượng hàng hóa: |
Điểm giao hàng: | Thông tin khác: |
Thời gian vận chuyển dự kiến:………….. |
|
Bắt đầu từ:……… (giờ) đến……………. (giờ) |
|
Tổng số km dự kiến: |
|
7. Thông tin về rơ moóc, sơ mi rơ moóc |
|
Biển số rơ moóc, sơ mi rơ moóc |
|
8. Phần dành cho người xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống xe ghi | |
Thông tin về xếp hàng lên xe | Thông tin về dỡ hàng xuống xe |
| ….,ngày…tháng…năm…. |
Ghi chú: Tùy theo yêu cầu quản lý, Đơn vị vận tải có thể bổ sung các thông tin khác ngoài các thông tin đã nêu trên.
- 1Công văn 4703/BGTVT-KHCN năm 2015 về tiếp tục thực hiện kiểm soát tải trọng phương tiện và tháo gỡ khó khăn cho đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Công văn 3639/BGTVT-TTr năm 2017 về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô, xử lý vi phạm về "xe dù, bến cóc" do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Công văn 3030/BGTVT-VT năm 2017 xin ý kiến góp ý nội dung dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Công văn 10338/BGTVT-VT năm 2018 về cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu xe tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Công văn 10804/BGTVT-VT năm 2019 về hướng dẫn việc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu xe tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Công văn 10803/BGTVT-VT năm 2019 về giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Taxi Hà Nội đối với việc các hãng taxi được cấp phù hiệu ngoại tỉnh kinh doanh tại nội thành Hà Nội do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 3Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Công văn 4703/BGTVT-KHCN năm 2015 về tiếp tục thực hiện kiểm soát tải trọng phương tiện và tháo gỡ khó khăn cho đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Nghị quyết 23/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2016
- 6Công văn 4000/BGTVT-VT năm 2016 triển khai Nghị quyết 23/NQ-CP về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên 49% do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Công văn 3639/BGTVT-TTr năm 2017 về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô, xử lý vi phạm về "xe dù, bến cóc" do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Công văn 3030/BGTVT-VT năm 2017 xin ý kiến góp ý nội dung dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Công văn 10338/BGTVT-VT năm 2018 về cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu xe tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Công văn 10804/BGTVT-VT năm 2019 về hướng dẫn việc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu xe tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11Công văn 10803/BGTVT-VT năm 2019 về giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Taxi Hà Nội đối với việc các hãng taxi được cấp phù hiệu ngoại tỉnh kinh doanh tại nội thành Hà Nội do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Công văn 8619/BGTVT-VT năm 2018 về cấp phù hiệu cho xe ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 8619/BGTVT-VT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 06/08/2018
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Lê Đình Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực