Hệ thống pháp luật

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7902/BNN-PC
V/v báo cáo tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2014

 

Kính gửi:

Các Cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối

 

Ngày 20 tháng 5 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1108/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc Ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phải xây dựng báo cáo chuyên đề trong phạm vi quản lý của Bộ để báo cáo Bộ Tư pháp và Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện Quyết định 1108/QĐ-BTP , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn số 7605/BNN-PC ngày 22 tháng 9 năm 2014 về việc đề nghị các địa phương báo cáo tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè.

Để có thêm các thông tin nhằm đánh giá thực trạng thi hành pháp luật trong lĩnh vực này và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, đề nghị các Cục báo cáo tình hình triển khai thực hiện các văn bản về an toàn thực phẩm đối với chuỗi rau, củ, quả và chè.

Báo cáo (theo đề cương tại Phụ lục I) gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Pháp chế) trước ngày 15/10/2014, đồng thời gửi bản mềm (theo địa chỉ email: tuyetnt08@yahoo.com.vn – bà Ngô Thị Tuyết, điện thoại 08044100).

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu VT, PC.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ PHÁP CHẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Trần Thị Hải Yến

 

PHỤ LỤC I

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM THEO CHUỖI SẢN PHẨM RAU, CỦ, QUẢ VÀ CHÈ
(Ban hành kèm theo công văn số 7902/BNN-PC ngày 01/10/2014)

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH VÀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CHUỖI RAU, CỦ, QUẢ VÀ CHÈ

1. Tình hình ban hành các văn bản đôn đốc, tổ chức thực hiện.

2. Công tác tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật về rau, củ, quả và chè.

Liệt kê các cuộc tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các văn bản về rau, củ, quả và chè do Cục tổ chức (theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Đề cương báo cáo này).

Lưu ý: Đề nghị cung cấp số liệu của 03 năm (2012 – 2014).

3. Về việc bảo đảm nguồn lực triển khai thi hành các quy định của pháp luật an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè.

- Nêu những nhiệm vụ, quyền hạn của Cục, các đơn vị trực thuộc Cục phải thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nhưng không thể thực hiện được do thiếu các nguồn lực về nhân lực, máy móc, thiết bị hoặc kinh phí.

(theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Đề cương báo cáo này)

II. TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM THEO CHUỖI SẢN PHẨM RAU, CỦ, QUẢ VÀ CHÈ

1. Tình hình thực hiện trong phạm vi quản lý của Cục.

Đề nghị nêu về tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè đối với hoạt động do Cục, các đơn vị thuộc Cục quản lý và thực hiện trong các khâu sản xuất (vật tư đầu vào + quá trình sản xuất), chế biến và lưu thông, nội dung gồm:

- Kết quả thực hiện các quy định trong từng văn bản quy phạm pháp luật hoặc nhóm văn bản cùng về một vấn đề: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của các Cục, đơn vị thuộc Cục, kết quả thực hiện của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân.

- Các dạng vi phạm chủ yếu, tình hình xử phạt vi phạm hành chính và Nguyên nhân của các vi phạm đã phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra của các Cục.

Lưu ý:

­­- Nội dung đánh giá tình hình thực hiện được chia theo từng khâu của chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè.

- Số liệu thu thập để báo cáo được thực hiện trong 03 năm (2012 – 2014).

2. Tình hình thực hiện trên phạm vi toàn quốc: Đề nghị cung cấp số liệu tổng hợp của các Cục về tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè an toàn trên phạm vi toàn quốc trong 03 năm (2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014).

III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH THỐNG NHẤT, ĐỒNG BỘ, KHẢ THI CỦA HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI RAU, CỦ, QUẢ VÀ CHÈ AN TOÀN

1. Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản

Đề nghị nêu rõ từng điều khoản của các văn bản mâu thuẫn, chồng chéo với nhau hoặc không phù hợp với văn bản cấp trên.

(Theo quy định của Điều 2 Thông tư 14/2014/TT-BTP).

2. Tính khả thi của các văn bản

Đánh giá tính khả thi của văn bản trên cơ sở xem xét các nội dung theo quy định của khoản 1 Điều 3 Thông tư 14/2014/TT-BTP.

Nêu rõ các quy định của văn bản nào không có tính khả thi, không phù hợp với tình hình địa phương? Lý do?

3. Các quy định khó hiểu hoặc có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau

Nêu rõ các quy định của các văn bản về rau, củ, quả và chè gây khó hiểu hoặc các cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng không thống nhất.

4. Các quy định còn thiếu.

Nêu rõ các vấn đề đã phát sinh trong thực tế quản lý nhưng hiện không có văn bản điều chỉnh.

IV. TÌNH HÌNH PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG VIỆC QUẢN LÝ CHUỖI RAU, CỦ, QUẢ VÀ CHÈ.

- Tình hình phối hợp giữa các ngành Nông nghiệp, Y tế, Công thương… trong việc thực hiện quản lý chuỗi rau, củ, quả và chè.

- Các khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Nêu các đề xuất, kiến nghị về các biện pháp để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với chuỗi rau, củ, quả và chè: như nâng cao nghiệp vụ, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, cơ chế, chính sách hoặc cơ sở vật chất, nguồn nhân lực.

- Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm đối với chuỗi rau, củ, quả và chè đảm bảo thống nhất, đồng bộ, hợp pháp, khả thi: Từ các đánh giá về tính thống nhất, đồng bộ, khả thi và lỗ hổng của hệ thống văn bản về rau, củ, quả, chè để đề xuất các văn bản (nêu rõ các điều, khoản) cần phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới.

- Các kiến nghị liên quan đến việc phối hợp giữa các ngành.

Phụ lục 1. Tình hình phổ biến, tuyên truyền, tập huấn pháp luật về rau, củ, quả và chè

TT

Các văn bản đã được phổ biến

Cơ quan tiến hành phổ biến

Đối tượng phổ biến

Số lượng người được phổ biến

Hình thức phổ biến

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

Phụ lục 2. Tình hình đảm bảo các nguồn lực triển khai thi hành văn bản về rau, củ, quả, chè

TT

Tên văn bản

Các quy định cần bố trí nguồn lực để thực hiện

Nguồn lực cần thiết

Nguồn lực thực tế tại địa phương

Con người

Máy móc, thiết bị

Kinh phí triển khai

Con người

Máy móc, thiết bị

Kinh phí triển khai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN THỰC PHẨM THEO CHUỖI SẢN PHẨM RAU, CỦ, QUẢ VÀ CHÈ ĐỂ ĐÁNH GIÁ

A.

VẬT TƯ ĐẦU VÀO

 

 

GIỐNG CÂY TRỒNG

 

1.

Pháp lệnh

15/2004/PL-UBTVQH11, ngày 24/3/2004

Pháp lệnh giống cây trồng

2.

Nghị định

114/2013/NĐ-CP, ngày 03/10/2013

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật

3.

 

 

Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh

 

PHÂN BÓN

 

4.

Nghị định

202/2013/NĐ-CP

Quản lý, sản xuất, kinh doanh phân bón

5.

Nghị định

163/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp

6.

 

 

Danh mục các loại phân bón được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam

 

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

7.

Pháp lệnh

PL36-2001-UBTVQH, ngày 8/8/2001

Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

8.

Nghị định

58/2002/NĐ-CP, ngày 06/3/2002

Ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật, Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật

9.

Nghị định

114/2013/NĐ-CP, ngày 10/4/2013

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật

10.

Thông tư

77/2009/TT-BNNPTNT, ngày 10/12/2009

Quy định kiểm tra nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu

11.

Thông tư

03/2013/TT-BNNPTNT, ngày 11/01/2013

Quản lý thuốc bảo vệ thực vật

12.

Thông tư

21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2013

Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng và Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.

B

QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

13.

Quyết định

01/2012/QĐ-TTg, ngày 09/01/2012

Chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

14.

Thông tư

49/2013/TT-BNNPTNT

Hướng dẫn tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm

15.

Thông tư

18/2012/TT-BNNPTNT, ngày 26/04/2012

Quy định về quản lý sản xuất kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm

16.

Thông tư

59/2012/TT-BNNPTNT, ngày 09/11/2012

Quy định về quản lý, sản xuất rau, quả và chè an toàn

17.

Thông tư

07/2013/TT-BNNPTNT, ngày 22/01/2013

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế

18.

Thông tư

48/2012/TT-BNNPTNT, ngày 26/09/2012

Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

19.

Thông tư liên tịch

42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT, ngày 16/10/2013

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

C

SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN VÀ LƯU THÔNG

20.

Thông tư

05/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2010

Hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường.

21.

Thông tư

37/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/6/2010

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu an toàn thực phẩm nông sản.

22.

Thông tư

75/2009/TT-BNNPTNT ngày 2/12/2009

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất nông sản.

23.

Thông tư

14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011

Quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản

24.

Thông tư

53/2011/TT-BNNPTNT ngày 2/8/2011

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản

25.

Thông tư

35/2012/TT-BNNPTNT ngày 27/7/2012

Bổ sung Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT 29/3/2011 quy định việc kiểm tra đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

26.

Thông tư

01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/1/2013

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011

27.

Thông tư

74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011

Quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 7902/BNN-PC năm 2014 báo cáo tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 7902/BNN-PC
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 01/10/2014
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Trần Thị Hải Yến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/10/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản