BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7256/QLD-MP | Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2022 |
Kính gửi: | - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Cục Quản lý Dược nhận được Công văn 89/KN-KHTC đề ngày 06/7/2022 của Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm Hải Dương kèm theo hồ sơ liên quan báo cáo kết quả kiểm nghiệm 03 sản phẩm mỹ phẩm không đạt chất lượng, do Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm Hải Dương mua trên sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee (shopee.vn) để kiểm tra chất lượng, cụ thể như sau:
- Tên của 03 sản phẩm mỹ phẩm:
. Dr Therapy Melasma-Best for spa Night cream (NSX: 16/5/2022; HSD 16/5/2025);
. Dr Therapy Melasma - Best for spa Day cream (NSX: 16/5/2022; HSD: 16/5/2025);
. Dr Therapy Melasma - Cream Perfect for spa (NSX: 05/01/2021; HSD: 04/01/2024).
- Qua tra cứu dữ liệu tại Hệ thống tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm trực tuyến, 03 sản phẩm nêu trên chưa được Cục Quản lý Dược cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với mỹ phẩm nhập khẩu, không được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam.
- Kết quả kiểm nghiệm 03 sản phẩm nêu trên chứa hàm lượng Thủy ngân vượt quá mức cho phép, không đáp ứng yêu cầu về giới hạn kim loại nặng trong mỹ phẩm. Thành phần công thức sản phẩm ghi trên nhãn có chứa chất Hydroquinone 2% là chất không được phép có trong sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da theo quy định.
- Nhãn sản phẩm ghi “Made by UK”, không ghi số lô sản xuất, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường theo quy định, không có tên và địa chỉ của nhà sản xuất, không đáp ứng quy định về ghi nhãn mỹ phẩm.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đảm bảo chất lượng sản phẩm mỹ phẩm và chỉ lưu thông các sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng các quy định hiện hành của pháp luật, Cục Quản lý Dược thông báo:
1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm về 03 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và chưa được phép lưu thông trên thị trường.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng mỹ phẩm và người dân biết để không buôn bán, không sử dụng 03 sản phẩm nêu trên.
- Tổ chức tiếp nhận thông tin, báo cáo của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng; phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh, truy tìm nguồn gốc xuất xứ của 03 sản phẩm vi phạm nêu trên, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành.
2. Yêu cầu Công ty TNHH Shopee:
- Rà soát lại việc kinh doanh, giao dịch điện tử các sản phẩm mỹ phẩm, chỉ kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định.
- Ngừng ngay việc kinh doanh, gỡ bỏ thông tin về 03 sản phẩm vi phạm nêu trên và tiến hành thu hồi các sản phẩm đã bán cho khách hàng.
- Báo cáo bằng văn bản kết quả về Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế (Địa chỉ: 138A Giảng Võ, Q. Ba Đình, Tp. Hà Nội) trước ngày 15/8/2022.
Cục Quản lý Dược thông báo để các đơn vị biết và thực hiện ./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 17465/QLD-MP năm 2020 về tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuốc nhóm hàng hóa là mỹ phẩm do Cục Quản lý Dược ban hành
- 2Công văn 7096/QLD-ĐK năm 2021 về phản ứng có hại nghi ngờ liên quan đến viên hoàn chứa phenformin không rõ nguồn gốc, xuất xứ do Cục Quản lý Dược ban hành
- 3Công văn 14448/QLD-PCTTr năm 2021 về tăng cường kiểm tra, xác minh việc mua bán thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng, thuốc chưa được cấp phép lưu hành trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến do Cục Quản lý Dược ban hành
- 4Công văn 9453/QLD-MP năm 2023 về thu hồi sản phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng-lọ 250g không rõ nguồn gốc xuất xứ do Cục Quản lý Dược ban hành
- 5Công văn 10058/QLD-MP năm 2023 về thu hồi sản phẩm Dầu gội Modus “Trị rụng tóc” không rõ nguồn gốc xuất xứ do Cục Quản lý Dược ban hành
- 1Công văn 17465/QLD-MP năm 2020 về tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuốc nhóm hàng hóa là mỹ phẩm do Cục Quản lý Dược ban hành
- 2Công văn 7096/QLD-ĐK năm 2021 về phản ứng có hại nghi ngờ liên quan đến viên hoàn chứa phenformin không rõ nguồn gốc, xuất xứ do Cục Quản lý Dược ban hành
- 3Công văn 14448/QLD-PCTTr năm 2021 về tăng cường kiểm tra, xác minh việc mua bán thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng, thuốc chưa được cấp phép lưu hành trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến do Cục Quản lý Dược ban hành
- 4Công văn 9453/QLD-MP năm 2023 về thu hồi sản phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng-lọ 250g không rõ nguồn gốc xuất xứ do Cục Quản lý Dược ban hành
- 5Công văn 10058/QLD-MP năm 2023 về thu hồi sản phẩm Dầu gội Modus “Trị rụng tóc” không rõ nguồn gốc xuất xứ do Cục Quản lý Dược ban hành
Công văn 7256/QLD-MP năm 2022 về mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được phép lưu hành do Cục Quản lý Dược ban hành
- Số hiệu: 7256/QLD-MP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/07/2022
- Nơi ban hành: Cục Quản lý dược
- Người ký: Tạ Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/07/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực