Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7131/TCHQ-GSQL
V/v hướng dẫn khai hải quan

Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2015

 

Kính gửi: Công ty TNHH Intel Products Vietnam.
(Đ/c: Lô 12, đường D1, Khu CNC Sài Gòn, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh)

Trả lời công văn số 12-07/TCHQ ngày 23/7/2015 và công văn số 10-0715/TCHQ ngày 17/7/2015 của Công ty TNHH Intel Products Vietnam (IPV) nếu vướng mắc khi khai báo hải quan, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1/ Về việc khai báo hải quan và quản lý đối với tấm nguyên liệu nhập khẩu có một số đơn vị nguyên liệu bị lỗi:

a) Về khai báo hải quan:

Do nguyên liệu khi nhập khẩu có thể bao gồm cả nguyên liệu lỗi, số nguyên liệu lỗi IPV không phục vụ mục đích sản xuất, không phải thanh toán cho ngoài bán ở nước ngoài nên hợp có phát hiện nguyên liệu lỗi trước khi nhập khẩu thì IPV có thể khai báo hải quan theo một trong hai cách sau:

(i) Khai báo số nguyên liệu lỗi không thanh toán cùng với nguyên liệu đạt tiêu chuẩn nhập khẩu trên một tờ khai, Theo đó, trên tờ khai nhập khẩu, IPV khai báo đầy đủ số lượng nguyên liệu nhập khẩu bao gồm cả lượng nguyên liệu lỗi; phần nguyên liệu lỗi, không thanh toán khai báo theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 1.44 Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và tại ô “Chi tiết trị giá” phần thể hiện dòng hàng FOC ghi thêm nội dung “nguyên liệu lỗi”.

(ii) Khai báo nguyên liệu đạt tiêu chuẩn trên một tờ khai theo mục đích sản xuất, khai báo số nguyên liệu lỗi trên tờ khai khác theo mục đích sử dụng.

b) Về việc báo cáo quyết toán đối với phần nguyên liệu bị lỗi:

Theo trình bày của IPV thì phần nguyên liệu lỗi không trực tiếp tham gia vào quá trình, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, không phát sinh chi phí sản xuất, không theo dõi tại hệ thống quản lý nội bộ về nhập, xuất, tồn nguyên liệu nên căn cứ quy định tại Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC dẫn trên thì IPV không phải báo cáo quyết toán đối với số nguyên liệu lỗi này.

2/ Đối với linh kiện, bộ phận có nhu cầu tái sử dụng sau khi thanh lý tài sản cố định:

Trường hợp sau khi thanh lý tài sản cố định, IPV có nhu cầu giữ lại một số linh kiện, bộ phận của tài sản cố định đó để tiếp tục sử dụng vào hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp (các linh kiện, bộ phận này không đáp ứng điều kiện là tài sản cố định) thì IPV thực hiện thủ tục thanh lý tài sản cố định theo quy định tại Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, trong đó ghi rõ tên gọi, số lượng, trị giá phần tài sản giữ lại để tiếp tục sử dụng tại doanh nghiệp tại văn bản đề nghị thanh lý gửi cơ quan hải quan.

Phần linh kiện, bộ phận giữ lại này IPV tự quản lý trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định, khi xuất khẩu hoặc tiêu hủy IPV thực hiện theo quy định hiện hành.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan gửi kèm theo công văn số 9898/BTC-TCDN ngày 21/7/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn Công ty TNHH Canon Việt Nam về thủ tục thanh lý một phần tài sản cố định và phương thức hạch toán kế toán trong trường hợp này để IPV tham khảo.

Tổng cục Hải quan trả lời để IPV được biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 7131/TCHQ-GSQL năm 2015 hướng dẫn khai hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành

  • Số hiệu: 7131/TCHQ-GSQL
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 04/08/2015
  • Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
  • Người ký: Vũ Ngọc Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/08/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản