Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70837/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2019 |
Kính gửi: Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính
Cục thuế TP Hà Nội nhận được Phiếu chuyển số 595/PC-TCT đề ngày 01/08/2019 (nhận ngày 02/08/2019) của Tổng cục Thuế chuyển thư hỏi của Độc giả Trịnh Thu Trang (địa chỉ: TT GTVT- Hà Nội; email: trangthu294@gmail.com) do Cổng Thông tin điện tử - Bộ Tài chính chuyển đến (sau đây gọi là “Độc giả”) hỏi về chính sách thuế TNCN. Cục thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:
Căn cứ Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân quy định các khoản giảm trừ:
“2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
b) Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện
Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng (12 triệu đồng/năm) đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện cấp.
d) Khoản đóng góp bảo hiểm, đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện của năm nào được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó.
đ) Chứng từ chứng minh đối với các khoản bảo hiểm được trừ nêu trên là bản chụp chứng từ thu tiền của tổ chức bảo hiểm hoặc xác nhận của tổ chức trả thu nhập về số tiền bảo hiểm đã khấu trừ, đã nộp (trường hợp tổ chức trả thu nhập nộp thay).”
Căn cứ Khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính về các khoản thu nhập từ tiền lương tiền công nhận được từ người sử dụng lao động chịu thuế TNCN và khoản thu nhập nhận được từ người sử dụng lao động không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN như sau:
“Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
…
đ.2) Khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động đối với những sản phẩm bảo hiểm có tích lũy về phí bảo hiểm.
…
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.
g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi; mẹ nuôi hợp pháp.
g.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.
g.1.3) Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.”
Căn cứ Tiết đ.2, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“3. Sửa đổi, bổ sung tiết đ.2 điểm đ khoản 2 Điều 2
đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), ... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm) ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.”
Căn cứ các quy định nêu trên, thì khoản bảo hiểm y tế bắt buộc do người sử dụng lao động mua cho người lao động sẽ được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân còn khoản bảo hiểm y tế tự nguyện người lao động tự mua sẽ không được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người lao động mắc bệnh hiểm nghèo được người sử dụng lao động hỗ trợ tài chính cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo thì khoản hỗ trợ tài chính đó không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nhưng phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại điểm g.1 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
Nếu còn vướng mắc, đề nghị Độc giả cung cấp hồ sơ cụ thể tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp Công ty của độc giả để được giải đáp cụ thể.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Cổng Thông tin điện tử - Bộ Tài chính được biết và hướng dẫn Độc giả thực hiện./.
| CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 68923/CT-TTHT năm 2019 về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập của cá nhân không cư trú do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 68925/CT-TTHT năm 2019 về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thưởng Coupon do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 69252/CT-TTHT năm 2019 hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 72254/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 8806/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Công văn 8882/CT-TTHT năm 2019 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Công văn 9216/CT-TTHT năm 2019 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Công văn 9581/CT-TTHT năm 2019 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Công văn 8892/CT-TTHT năm 2019 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Công văn 73973/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với hợp đồng thuê chuyên gia do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 11Công văn 80201/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với tiền ăn trưa, ăn ca do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 1Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 68923/CT-TTHT năm 2019 về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập của cá nhân không cư trú do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 68925/CT-TTHT năm 2019 về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thưởng Coupon do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 69252/CT-TTHT năm 2019 hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 6Công văn 72254/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 7Công văn 8806/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Công văn 8882/CT-TTHT năm 2019 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Công văn 9216/CT-TTHT năm 2019 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Công văn 9581/CT-TTHT năm 2019 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11Công văn 8892/CT-TTHT năm 2019 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Công văn 73973/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với hợp đồng thuê chuyên gia do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 13Công văn 80201/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với tiền ăn trưa, ăn ca do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 70837/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 70837/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 10/09/2019
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Mai Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra