Hệ thống pháp luật

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 666/BTTTT-VP
V/v trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Khánh Hòa gửi tới sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2023

 

Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa

Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Khánh Hòa do Ban Dân nguyện chuyển đến theo theo công văn số 2081/BDN ngày 30/12/2022 về kiến nghị của cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, nội dung kiến nghị như sau:

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, trong thực tế mạng xã hội đã tác động, ảnh hưởng lớn đến chính người dùng; nhiều thông tin sai lệch, dụ d, lôi kéo mang tính chất kích động bạo lực, phim ảnh đồi trụy, các tổ chức tín dụng đen cho vay nặng lãi đang lan truyền rộng rãi và gây không ít sự hoang mang cho người dân. Vì vậy, đa s cử tri đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt đ làm trong sạch môi trường internet.

Sau khi nghiên cứu, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) có ý kiến trả lời như sau:

Sự phát triển bùng nổ của mạng Internet và công nghệ số đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực, tuy nhiên, đi kèm với các mặt tích cực là nhiều mặt trái, tiêu cực khi người dân tiếp xúc với các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trên Internet, đặc biệt từ các nguồn tin không kiểm chứng, từ các mạng xã hội xuyên biên giới. Để phát huy các mặt tích cực và hạn chế các thông tin tiêu cực trên mạng Internet, Bộ TTTT cùng các Bộ, ngành đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để quản lý các nội dung thông tin, làm trong sạch thông tin trên mạng, gồm các nhóm hành động như sau:

Một là, thực hiện hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan gồm: Bổ sung các hành vi vi phạm trên môi trường mạng để có căn cứ xử lý; quy định trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ qua biên giới vào Việt Nam trong việc phối hợp với cơ quan quản lý để loại bỏ nội dung thông tin vi phạm; bổ sung các quy định về các hành vi đưa thông tin sai sự thật và thông tin gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, an ninh chính trị và an toàn xã hội là những hành vi bị nghiêm cấm; hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về quảng cáo trên mạng, quảng cáo xuyên biên giới; đề xuất luật hóa các quy định đối với quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đ nâng cao nhận thức người dân để chủ động phòng tránh tin giả, tin sai sự thật, đồng thời áp dụng các quy tắc ứng xử phù hợp trên mạng.

Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý và giám sát các nội dung thông tin trên môi trường mạng với các nội dung gồm:

- Chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác hậu kiểm, thường xuyên rà quét thông tin trên mạng, đặc biệt là các mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, TikTok, Instagram, YouTube... xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm không chỉ đối với các hành vi sai trái, cung cấp thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước mà còn xử lý các vi phạm về thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân gây tác động xấu tới dư luận và các thông tin độc hại, bạo lực, mang tính kích động, cổ súy lối sống không phù hợp[1].

- Phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý, xử lý các vi phạm trên mạng theo thẩm quyền được giao theo hướng: (1) Nếu xác định được nhân thân đối tượng vi phạm trên địa bàn thì các tỉnh chủ động xử lý đối tượng (x phạt vi phạm hành chính); trong trường hp đối tượng vi phạm nhiều lần, nghiêm trọng thì Sở TTTT phối hợp với Công an tỉnh/thành phố củng cố chứng cứ để có thể xử lý ở mức cao hơn (xử phạt hình sự); (2) Trong trường hp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, thì các tỉnh phối hợp với Bộ TTTT, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn, xử lý phù hợp.

- Các đơn vị chức năng của Bộ TTTT đã chủ động tổng hợp những luồng thông tin vi phạm trên các nền tảng mạng xã hội để đấu tranh với các nền tảng cung cấp thông tin xuyên biên giới để yêu cầu gỡ bỏ các thông tin xấu, độc[2].

- Bộ TTTT đã vận hành “Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia” để chủ động rà soát, phát hiện, đánh giá thông tin trên mạng và giám sát an toàn không gian mạng, chỉ đạo các nhà mạng triển khai các giải pháp kỹ thuật mới để ngăn chặn hiệu quả sự phát tán của thông tin xấu độc, ngăn chặn các hành vi tấn công mạng, lợi dụng mạng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.[3]

- Bộ TTTT cũng đã đưa vào vận hành Trung tâm Xử lý tin giả (tên tiếng Anh: Viet Nam Anti Fake news Center -VAFC) tại tên miền www.tingia.gov.vn. Trung bình mỗi tháng Trung tâm tiếp nhận và xử lý hơn 400 phản ánh về tin giả của người dân, qua đó thực hiện xác minh và công bố các thông tin giả, tin sai sự thật và tin xác thực tránh gây hoang mang dư luận trong nhân dân. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho các Bộ, ngành, địa phương về cách thức nhận biết, phát hiện tin giả, thông tin xấu độc trên môi trường mạng.

- Đồng thời, Bộ TTTT đã phối hợp tích cực với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Chỉ đạo 35 các Bộ, ngành Trung ương và địa phương triển khai rà quét, đánh giá xu hướng về các luồng thông tin được dư luận quan tâm, thông tin xấu độc; phát hiện và ngăn chặn kịp thời nguồn thông tin vi phạm (chặn website, yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm); tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có liên quan; thực hiện báo cáo theo tuần/tháng/quý và các báo cáo đột xuất về việc rà quét, xử lý thông tin xấu độc, chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Khánh Hòa, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa để trả lời cử tri./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện - Ủy ban TVQH;
- Ủy ban TWMTTQVN;
- Vụ QHĐP (VPCP);
- Vụ Dân nguyện (VPQH);
- Tổng Thư ký Quốc hội;
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng;
- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm;

- Trung tâm Thông tin (để đăng lên
Cổng TTĐT của Bộ);
- Lưu: VT, VP, TKTH.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng

 



[1] Từ năm 2021 đến tháng 12/2022, các đơn vị chức năng thuộc Bộ (Thanh tra Bộ, Cục PTTH&TTĐT) và các Sở TT&TT đã kiểm tra 141 vụ, thanh tra 10 vụ, ban hành 589 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động thông tin điện tử, mạng xã hội với tổng số tiền phạt 5.999.150.000 đồng

[2] Kết quả năm 2022: (Các mạng xã hội XBG đã gỡ bỏ các thông tin xấu độc đạt tỷ lệ 92%)- Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 2.751 bài viết đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chng phá Đảng, Nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức (tỷ lệ 91%). Đặc biệt, trong năm 2022, Facebook đã chấp nhận gỡ bỏ 18 hội, nhóm (group) có nội dung không lành mạnh và nội dung độc hại với trẻ em. Ngoài ra, gỡ bỏ 19 tài khoản giả mạo các cá nhân, t chức; 17 tài khoản kinh doanh trái phép vũ khí, vật liệu cháy n. Một điểm nổi bật nữa trong công tác đu tranh với Facebook là việc lần đầu tiên, Facebook thực hiện khóa các tài khoản đăng tải thông tin xu độc, Facebook đã khóa 07 tài khoản thường xuyên đăng tải tin giả, thông tin xuyên tạc nhằm chng phá Đảng, Nhà nước; Google đã gỡ 7.935 videos vi phạm trên Youtube (tỷ lệ 92%). Ngoài ra, năm 2022, Youtube đã ngăn chặn 07 kênh YouTube phản động khỏi truy cập từ lãnh thổ Việt Nam (chứa hơn 1.500 video). TikTok đã chặn, gỡ bỏ: 329 video vi phạm, đăng tải thông tin sai sự thật, nội dung tiêu cực. (tỷ lệ 93%). Đồng thời, tự chủ động rà quét, ngăn chặn 807 video có nội dung xấu độc trên nền tảng của mình. Ngoài ra, TikTok đã gỡ bỏ 10 tài khoản thường xuyên đăng tải nội dung chống phá Đảng, Nhà nước.

[3] Trong năm 2022 đã ngăn chặn, xử lý hơn 2.705 trang web lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật (hơn 1.489 trang lừa đảo trực tuyến) và bo vệ hơn 4,87 triệu người dân (tương ứng 6,96% người dùng Internet Việt Nam) trước các tn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Từ 01/01/2023 đến 15/02/2023 đã ngăn chặn xử lý hơn 529 website lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 666/BTTTT-VP năm 2023 về biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để làm trong sạch môi trường internet do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

  • Số hiệu: 666/BTTTT-VP
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 01/03/2023
  • Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/03/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản