- 1Luật Hải quan 2014
- 2Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 3Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6582/TCHQ-PTPL | Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2015 |
Kính gửi: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Tổng cục Hải quan gửi lời chào trân trọng tới Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và xin được trao đổi như sau:
Hiện nay, việc xác định trước mã số hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Điều 28 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014, Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Sau một thời gian thực hiện, số lượng hồ sơ đề nghị xác định trước mã số hàng hóa của doanh nghiệp gửi tới cơ quan Hải quan đã tăng nhiều so với các năm trước.
Hàng hóa được yêu cầu xác định trước mã số thường là những mặt hàng có cấu tạo phức tạp hoặc mới xuất hiện trên thị trường nên doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác định mã số hàng hóa khi khai báo hải quan. Trong hồ sơ gửi yêu cầu xác định trước mã số, đa phần có mẫu hàng hóa gửi kèm theo. Tuy nhiên, việc lấy mẫu hàng hóa xác định trước mã số do doanh nghiệp thực hiện thường không đáp ứng được yêu cầu về số lượng mẫu, bao bì, quy cách đóng gói hàng hóa...
Từ thực tế nêu trên và nhằm hỗ trợ cơ quan Hải quan trả lời nhanh chóng, chính xác yêu cầu xác định trước mã số hàng hóa, giảm thiểu việc trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp về hàng hóa xác định trước mã số, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đã xây dựng hướng dẫn lấy mẫu và bao bì đựng mẫu xác định trước mã số hàng hóa.
Căn cứ khoản 2.3 Điều 2 của Thỏa thuận hợp tác ngày 25/9/2014 giữa Tổng cục Hải quan và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Hải quan đề nghị Quý cơ quan phối hợp phổ biến hướng dẫn về lấy mẫu hàng hóa để xác định trước mã số đến cộng đồng doanh nghiệp thông qua trang Web và các kênh phổ biến, tuyên truyền khác của Quý cơ quan. Hướng dẫn này cũng sẽ được đưa lên trang Web của Tổng cục Hải quan, Báo Hải quan và niêm yết công khai tại các Chi cục Hải quan để doanh nghiệp nắm, thực hiện.
(Xin gửi kèm Bản hướng dẫn lấy mẫu hàng hóa xác định trước mã số).
Tổng cục Hải quan trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN LẤY MẪU VÀ BAO BÌ ĐỰNG MẪU XÁC ĐỊNH TRƯỚC MÃ SỐ HÀNG HÓA
(Gửi kèm Công văn số: 6582/TCHQ-PTPL ngày 20 tháng 7 năm 2015)
I. Nguyên tắc lấy mẫu
Mẫu hàng của hồ sơ xác định trước mã số phải đảm bảo lấy hai mẫu, sau đó đựng chung vào một bao bì đóng gói cho mục đích vận chuyển và gửi đến Tổng cục hải quan.
II. Dụng cụ lấy mẫu, bao bì đựng mẫu và bao bì vận chuyển mẫu
1. Yêu cầu chung:
1.1. Dụng cụ lấy mẫu và bao bì đựng mẫu phải sạch, trở về mặt hóa học đối với mẫu để đảm bảo không đưa tạp chất vào mẫu, không làm thay đổi bản chất của mẫu trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
1.2. Thời gian gửi mẫu, điều kiện bảo quản mẫu trong khi gửi mẫu:
Với mẫu hàng lấy nguyên gói thì thời gian gửi mẫu (trong thời hạn sử dụng theo quy định của nhà sản xuất) và điều kiện bảo quản thực hiện đúng theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
Với mẫu hàng được trích thì thời gian gửi mẫu và điều kiện bảo quản phải tuân thủ như khuyến nghị của nhà sản xuất cho trường hợp mở bao bì hàng hóa.
2. Bao bì đựng mẫu và bao bì đóng gói vận chuyển
2.1. Các loại bao bì đựng mẫu:
Phải phù hợp với bản chất của hàng hóa và an toàn cho việc lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu; bền, chắc về mặt cơ học, ít chịu ảnh hưởng của môi trường và phù hợp với đặc tính của từng loại hàng hóa; phải có nhãn mác ký hiệu rõ ràng.
2.2. Các loại bao bì đựng mẫu thường dùng:
- Lọ thủy tinh trung tính nắp xoáy hoặc nút mài có dung tích từ 250-500ml dùng đựng các loại mẫu hóa chất, thực phẩm, chế phẩm hóa chất,.. dạng lỏng, nhão, bột. Các mẫu dễ phân hủy, nhạy sáng phải được đựng trong chai, lọ màu tối. Riêng axit Flohydric (HF) và muối của nó được đựng trong chai nhựa polyethylen hoặc teflon.
- Túi nhựa, hộp nhựa (kích thước phù hợp với quy định về lượng mẫu): dùng chứa các loại mẫu giấy, vải, tấm, phiến, màng, lá, viên, khối và các hình dạng khác trừ các mẫu dạng lỏng, nhão, bột nêu trên.
2.3. Các loại bao bì đóng gói vận chuyển mẫu: Bao bì đóng gói phải chắc chắn, đảm bảo an toàn và mẫu không bị hỏng trong quá trình vận chuyển. Trong trường hợp mẫu yêu cầu bảo quản đặc biệt thì phải có bao bì thích hợp và vận chuyển theo đúng quy định để đảm bảo chất lượng mẫu không bị thay đổi so với ban đầu.
3. Các loại dụng cụ lấy mẫu
Máy cắt cầm tay, cưa sắt và cưa gỗ, kéo cắt sắt và cắt vải, thước các loại, kìm, búa, thìa lấy mẫu, phễu thủy tinh và inox, gáo inox, bộ dụng cụ mở phuy, dao trích mẫu hoặc các dụng cụ lấy mẫu tương tự nhưng không làm ảnh hưởng bản chất của mẫu.
III. Phương pháp lấy mẫu và khối lượng mẫu cần lấy
1. Phương pháp lấy mẫu
- Trường hợp hàng hóa đồng nhất thì chỉ cần lấy tại các vị trí khác nhau (trên, dưới, giữa trong một đơn vị đóng gói) rồi trộn đều mẫu;
- Trường hợp lô hàng hóa không đảm bảo đồng nhất thì phải lấy trên các bao gói khác nhau, ở các vị trí khác nhau (trên, dưới, giữa và các góc), sau đó trộn đều thành một mẫu chung.
- Đối với hàng hóa ở dạng lỏng cần phải khuấy, lắc đều tạo độ đồng nhất trước khi lấy mẫu.
- Đối với hàng hóa được đóng gói là bộ sản phẩm phải lấy đầy đủ nguyên bộ sản phẩm.
- Đối với các mẫu sắt thép: Các mẫu sắt thép được cắt bằng cơ khí phải làm mát liên tục để đảm bảo không làm biến đổi đặc tính hóa lý của sản phẩm. Lấy kèm thêm hoặc chụp hình tấm nhãn mác (bằng giấy hoặc nhôm) thường được gắn kèm trên mỗi cuộn sắt thép khi xuất xưởng và chụp ảnh mẫu thể hiện được bề mặt lớn, cạnh, mặt đầu, các góc cạnh.
- Đối với hàng hóa độc hại, dễ cháy nổ, nguy hiểm: Việc lấy mẫu phải được trang bị bảo hộ lao động và lấy ở nơi thông thoáng; nếu mẫu dễ biến đổi do tác động của môi trường thì phải thao tác nhanh.
2. Khối lượng mỗi mẫu cần lấy
2.1. Đối với hàng hóa là hóa chất, sản phẩm hóa chất, thực phẩm, dược phẩm...
- Dạng thành phẩm hoặc đóng gói bán lẻ:
+ Loại được đóng gói dưới 500 gr hoặc 500ml: Lượng mẫu cần lấy phù hợp với đơn vị đóng gói, đảm bảo từ 250 gam hoặc 250 ml đến 500 gam hoặc 500ml.
+ Loại được đóng gói từ 500gam – 1000 gam hoặc từ 500ml - 1000 ml: Lượng mẫu cần lấy là một đơn vị hàng hóa.
+ Loại được đóng gói lớn hơn 1000 gam hoặc 1000 ml: Lượng mẫu cần lấy là 250gam đến 500gam hoặc 250ml đến 500ml.
- Dạng chưa thành phẩm, chưa đóng gói bán lẻ hoặc ở dạng khác: Lượng mẫu cần lấy là 250gr - 500gr hoặc 250ml - 500ml. Riêng đối với hàng hóa là sản phẩm của dầu mỏ lấy 2000ml cho một mẫu; quặng, than lấy 2kg.
2.2. Hàng hóa là các mặt hàng cơ khí điện tử: Mẫu phải là một đơn vị nguyên chiếc, nguyên bộ, hoặc một bộ phận của chúng.
2.3. Hàng hóa là sắt thép:
- Dạng thanh, ống, que:
+ Đường kính từ 16mm đến 100mm: lấy mẫu tối thiểu dài 100mm.
+ Đường kính từ 3mm đến 16mm: lấy mẫu tối thiểu dài 200mm.
+ Đường kính nhỏ hơn 3mm: lấy mẫu tối thiểu 100g.
+ Đường kính lớn hơn 100mm: lấy mẫu tối thiểu dài 50mm hoặc 500g và ghi rõ kích thước.
+ Riêng đối với dây thép làm lõi cáp nhôm dẫn điện chịu lực: lấy mẫu tối thiểu dài 1000mm.
- Dạng cán phẳng, dạng tấm, cuộn, phiến, lá, dải: lấy mẫu kích thước tối thiểu 200mm x 200mm; đảm bảo chọn mẫu ở vị trí đại diện, bề mặt phải phẳng, không lồi lõm, cong vềnh, biến dạng.
2.4. Hàng hóa là các loại vải, nguyên liệu dệt:
- Đối với các loại vải: lấy 1 m2.
- Xơ, sợi: lấy khoảng 100gr hoặc 1 đơn vị sản phẩm; nếu cần xác định độ mảnh thì lượng mẫu tối thiểu là 200m và được cuộn trên lõi cứng chống rối.
2.5. Hàng hóa là giấy, bột giấy:
Đối với các loại giấy: lấy 3m2/mẫu gấp theo hình vuông hoặc hình chữ nhật hoặc hình chữ nhật có cạnh tối thiểu là 300mm; đối với bột giấy lấy 500gr/mẫu.
2.6. Hàng hóa là plastic, cao su không ở dạng nguyên sinh (lỏng, bột, hạt, nhão...) thuộc mục 2.1 nêu trên:
- Dạng tấm, phiến, màng, lá, cuộn: lấy 1m2 hoặc 5-10 tờ.
- Dạng thanh, que, ống, nẹp: lấy 200mm.
- Dạng thành phẩm: lấy 2 chiếc (cái).
- 1Công văn 5580/TCHQ-TXNK năm 2015 bổ sung mẫu xác định trước mã số do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 5740/TCHQ-TXNK năm 2015 về từ chối xác định trước mã số do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Thông báo 6468/TB-TCHQ năm 2015 về kết quả xác định trước mã số của Máy tính mini dạng thẻ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Thông báo 6920/TB-TCHQ năm 2015 về kết quả xác định trước mã số Zirconium silicate dạng bột do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Quyết định 457/QĐ-TĐC năm 2016 về Hướng dẫn lấy mẫu xăng dầu do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- 1Luật Hải quan 2014
- 2Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 3Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 5580/TCHQ-TXNK năm 2015 bổ sung mẫu xác định trước mã số do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 5740/TCHQ-TXNK năm 2015 về từ chối xác định trước mã số do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Thông báo 6468/TB-TCHQ năm 2015 về kết quả xác định trước mã số của Máy tính mini dạng thẻ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Thông báo 6920/TB-TCHQ năm 2015 về kết quả xác định trước mã số Zirconium silicate dạng bột do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Quyết định 457/QĐ-TĐC năm 2016 về Hướng dẫn lấy mẫu xăng dầu do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
Công văn 6582/TCHQ-PTPL năm 2015 phổ biến hướng dẫn lấy mẫu hàng hóa xác định trước mã số do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 6582/TCHQ-PTPL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 20/07/2015
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Nguyễn Dương Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/07/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực