- 1Thông tư 14/2015/TT-BTC Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 65/2017/TT-BTC Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6282/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2020 |
Kính gửi: Cục Hải quan Hà Nam Ninh.
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 178/HQHNN-NV ngày 17/01/2020 của Cục Hải quan Hà Nam Ninh về việc báo cáo vướng mắc mã số HS và trị giá tính thuế trong quá trình KTSTQ. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về Phân loại hàng hóa
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Căn cứ Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2018;
Trên cơ sở các thông tin và tài liệu kèm theo công văn số 178/HQHNN-NV ngày 17/01/2020 của Cục Hải quan Hà Nam Ninh, công văn số 310320/CV-HLV ngày 31/3/2020 của Công ty TNHH Honda Lock Việt Nam;
Mặt hàng “Bản mạch cấu thành thiết bị phát tín hiệu bằng sóng vô tuyến của khóa xe máy” là bản mạch đã được thiết kế lắp đặt đầy đủ chi tiết cuộn cảm, điện trở, tụ điện, đi-ốt, thiết bị phát sóng, cơ cấu nút bấm... và chỉ cần lắp ráp đơn giản cùng các chi tiết như vỏ, pin, logo... để trở thành sản phẩm hoàn thiện chìa khóa thông minh của xe máy là thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến có chức năng phát tín hiệu bằng sóng vô tuyến phù hợp phân loại vào nhóm 85.26, mã số 8526.92.00 (quy tắc 1, 2a, 6).
Mặt hàng “Bản mạch cấu thành thiết bị thu nhận và xử lý tín hiệu bằng sóng vô tuyến cho ổ khóa xe máy (Unit control)” là bản mạch đã được thiết kế, lắp đặt đầy đủ chi tiết cuộn cảm, điện trở, tụ điện, đi-ốt, bộ nhớ, thiết bị thu sóng, chip xử lý, các đầu nối, cổng tín hiệu... và chỉ cần lắp ráp đơn giản với các chi tiết như vỏ, gioăng cao su, nút dán giấy chức năng để trở thành sản phẩm hoàn thiện là thiết bị thu nhận và xử lý tín hiệu bằng sóng vô tuyến cho ổ khóa xe máy có chức năng thu nhận tín hiệu qua sóng vô tuyến từ chìa khóa thông minh, xử lý tín hiệu và truyền tín hiệu qua dây dẫn tín hiệu đến ECU để thực hiện điều khiển đóng và ngắt nguồn điện của ổ khóa thông minh, phù hợp phân loại vào nhóm 85.17, mã số 8517.62.59 (quy tắc 1, 2a, 6).
2. Về Phí bản quyền
Trên cơ sở tài liệu liên quan đến hợp đồng bản quyền giữa Công ty Honda Lock Việt Nam và Công ty Honda Lock Nhật Bản, và tài liệu giải trình của Công ty Honda Lock Việt Nam về quy trình làm việc của chuyên gia Nhật Bản khi sử dụng “bí quyết” trong sản xuất sản phẩm hàng hóa tại Công ty Honda Lock Việt Nam do Cục Hải quan Hà Nam Ninh cung cấp theo công văn số 2207/HQHNN-NV ngày 27/8/2020, tại khoản 1 Điều 1 của Hợp đồng bản quyền có định nghĩa “việc hỗ trợ kỹ thuật” được chi tiết tại Mẫu A kèm theo Hợp đồng. Tại Mẫu A được doanh nghiệp xuất trình bổ sung cho Cục HQ Hà Nam Ninh thì các sản phẩm được nhận hỗ trợ kỹ thuật (“bí quyết”) là các bộ khóa xe máy hoàn chỉnh, thành phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, có thể xác định “hàng hóa có liên quan đến khoản tiền bản quyền” là các sản phẩm thành phẩm của doanh nghiệp. Do đó, nguyên liệu nhập khẩu đã được làm rõ là không liên quan trực tiếp đến việc hỗ trợ kỹ thuật, không liên quan đến khoản tiền bản quyền và phí giấy phép trong phạm vi Hợp đồng bản quyền.
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 14 Thông tư số 39/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC thì khoản tiền bản quyền mà Công ty Honda Lock Việt Nam phải trả cho Công ty Honda Lock Nhật Bản theo ký kết tại Hợp đồng chuyển nhượng kỹ thuật ngày 01/2/2010 không đáp ứng các điều kiện của khoản phải cộng. Do đó, khoản tiền này không phải điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan có ý kiến để Cục Hải quan Hà Nam Ninh biết và thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 5482/TCHQ-TXNK năm 2020 về điều chỉnh mã số HS đối với mặt hàng Nguyên liệu thực phẩm - Bột đậu nành đã tách chất béo do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 5660/TCHQ-TXNK năm 2020 về thuế giá trị gia tăng, mã số HS đối với thiết bị y tế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 10732/TXNK-PL năm 2020 về mã số HS và thuế giá trị gia tăng mặt hàng Hồng sâm nguyên củ sấy khô do Cục Thuế Xuất nhập khẩu ban hành
- 4Công văn 6770/TCHQ-TXNK năm 2020 về mã số HS mặt hàng SHARP PS60FP-IP do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 154/TCHQ-TXNK năm 2021 vướng mắc mã HS đối với mặt hàng “Dung dịch nước muối biển được đóng gói cho mục đích vệ sinh ở dạng đóng gói bán lẻ, thường dùng vệ sinh khoang mũi” do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 4797/TCHQ-KTSTQ năm 2021 thực hiện công tác Kiểm tra sau thông quan trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 317/TCHQ-TXNK năm 2020 về kiểm tra sau thông quan mặt hàng giấy do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Công văn 5657/TCHQ-KTSTQ năm 2022 về C/O form D khi thực hiện kiểm tra sau thông quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Công văn 1796/TCHQ-KTSTQ năm 2023 thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Thông tư 14/2015/TT-BTC Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 65/2017/TT-BTC Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 5482/TCHQ-TXNK năm 2020 về điều chỉnh mã số HS đối với mặt hàng Nguyên liệu thực phẩm - Bột đậu nành đã tách chất béo do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 5660/TCHQ-TXNK năm 2020 về thuế giá trị gia tăng, mã số HS đối với thiết bị y tế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 10732/TXNK-PL năm 2020 về mã số HS và thuế giá trị gia tăng mặt hàng Hồng sâm nguyên củ sấy khô do Cục Thuế Xuất nhập khẩu ban hành
- 8Công văn 6770/TCHQ-TXNK năm 2020 về mã số HS mặt hàng SHARP PS60FP-IP do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Công văn 154/TCHQ-TXNK năm 2021 vướng mắc mã HS đối với mặt hàng “Dung dịch nước muối biển được đóng gói cho mục đích vệ sinh ở dạng đóng gói bán lẻ, thường dùng vệ sinh khoang mũi” do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Công văn 4797/TCHQ-KTSTQ năm 2021 thực hiện công tác Kiểm tra sau thông quan trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 11Công văn 317/TCHQ-TXNK năm 2020 về kiểm tra sau thông quan mặt hàng giấy do Tổng cục Hải quan ban hành
- 12Công văn 5657/TCHQ-KTSTQ năm 2022 về C/O form D khi thực hiện kiểm tra sau thông quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 13Công văn 1796/TCHQ-KTSTQ năm 2023 thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 6282/TCHQ-TXNK năm 2020 về việc báo cáo vướng mắc mã số HS và trị giá tính thuế trong quá trình kiểm tra sau thông quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 6282/TCHQ-TXNK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 24/09/2020
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Lưu Mạnh Tưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực