Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61492/CT-TTHT
V/v trả lời chính sách thuế nhà thu

Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2018

 

Kính gửi: Công ty cổ phần Hợp nhất quốc tế
(Đ/c: số 3 tầng 1 tòa nhà 3D Phố Duy Tân, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội)
MST: 0305141894

Trả lời công văn số 108/HNC ngày 09/12/2017, công văn số 109/HNC ngày 11/12/2017, công văn số 055/HNC ngày 22/12/2017 và công văn số 061/HNC ngày 22/12/2017 của Công ty cổ phần Hợp nhất quốc tế hỏi về chính sách thuế, sau khi báo cáo Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam:

+ Tại khoản 1 quy định về đối tượng áp dụng:

1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài đ thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.”

+ Tại khoản 3, 4 Điều 2 quy định về đối tượng không áp dụng:

“3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.

Ví dụ 4:

Công ty H của Hongkong cung cấp dịch vụ thu xếp hàng hóa tại cảng ở Hongkong cho đội tàu vận tải quốc tế của Công ty A ở Việt Nam. Công ty A phải trả cho Công ty H phí dịch vụ thu xếp hàng hóa tại cảng ở Hongkong.

Trong trường hợp này, dịch vụ thu xếp hàng hóa tại cảng Hongkong là dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng tại Hongkong nên không thuộc đi tượng chịu thuế tại Việt Nam.

...4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:

...- Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của Luật Viễn thông; Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ bưu chính quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài theo quy định của Luật Bưu chính, các điều ước quốc tế về Bưu chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam."

+ Tại tiết b.6 khoản 1 Điều 12 quy định về doanh thu chịu thuế GTGT:

“b) Xác định doanh thu tính thuế GTGT đối với một số trường hợp cụ thể:

...b.6) Đi với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.

Ví dụ 14:

Công ty B (Công ty Việt Nam) cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Đ thực hiện dịch vụ này, Công ty B thanh toán (chia cưc) cho Công ty C ở nước ngoài một khoản tiền là x USD. Thuế GTGT của Công ty C được xác định như sau:

+ Đi với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài v Việt Nam (không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ), khoản tiền x USD Công ty C nhận được không thuộc doanh thu tính thuế GTGT;

+ Đi với dịch vụ chuyn phát từ Việt Nam ra nước ngoài (không phân biệt người gi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ), khoản tiền x USD Công ty C nhận được thuộc doanh thu tính thuế GTGT; Công ty B có trách nhiệm khai, khu trừ, nộp thay thuế GTGT trên số tiền x thanh toán cho Công ty C.”

+ Tại tiết b.8 điểm b khoản 1 Điều 13 quy định về doanh thu chịu thuế TNDN:

"b) Xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với một số trường hợp cụ thể:

...b.8) Đi với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.

Ví dụ 23:

Công ty B (Công ty Việt Nam) cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Đ thực hiện dịch vụ này, Công ty B thanh toán (chia cước) cho Công ty C ở nước ngoài một khoản tiền là x USD. Thuế TNDN của Công ty C được xác định như sau:

+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam (không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ), khoản tiền x USD Công ty C nhận được không thuộc thu nhập chịu thuế TNDN;

+ Đi với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài (không phân biệt người gửi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ), khoản tiền x USD Công ty C nhận được thuộc thu nhập chịu thuế TNDN; Công ty B có trách nhiệm khai, khấu trừ, nộp thay thuế TNDN trên số tiền x thanh toán cho Công ty C.”

- Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (gọi tắt là Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản):

+ Tại Điều 2 quy định phạm vi áp dụng

1/ Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do một Nước ký kết hoặc chính quyền địa phương của Nước đó, đánh vào thu nhập, bất k hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào.

3/ Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định này là:

a. Tại Việt Nam:

(i) Thuế thu nhập cá nhân;

(ii) Thuế lợi tức;

(iii) Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;

(iv) Thuế đối với các nhà thầu nước ngoài (trong phạm vi được coi như là thuế thu trên lợi tức);

(v) Thuế đối với các nhà thầu phụ nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí (trong phạm vi được coi như là thuế thu trên lợi tức); và

(vi) Thuế đối với tiền bản quyền;

(Dưới đây được gọi là “thuế Việt Nam”);”

+ Tại Điều 5 hướng dẫn về cơ sở thường trú:

1/ Theo nội dung của Hiệp định này, thuật ngữ “cơ sở thường trú” có nghĩa là một cơ sở kinh doanh cố định mà qua đó xí nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.

4/ Một xí nghiệp của một Nước ký kết sẽ được coi là có cơ sở thường trú tại Nước ký kết kia nếu xí nghiệp đó chỉ thực hiện tại Nước kết kia việc cung cấp các dịch vụ bao gồm cả các dịch vụ tư vấn thông qua những người làm công hay những đối tượng khác với điều kiện các hoạt động đó kéo dài (trong cùng một dự án hai hay nhiều dự án có liên quan) trong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian hơn 6 tháng trong giai đoạn 12 tháng liên tục...

8/ Một xí nghiệp sẽ không được coi là có cơ sở thường trú tại một Nước ký kết nếu xí nghiệp đó chỉ thực hiện kinh doanh tại Nước ký kết đó thông qua một đại lý môi giới, một đại lý hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào khác có tư cách độc lập, với điều kiện những đối tượng này hoạt động trong khuôn kh kinh doanh thông thường của họ.”

+ Tại khoản 1 Điều 7 quy định về đánh thuế thu nhập doanh nghiệp:

“1/ Lợi tức của một xí nghiệp của một Nước ký kết sẽ chỉ bị đánh thuế tại nước ký kết đó, trừ trường hợp xí nghiệp có tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Nước kia. Nếu xí nghiệp có hoạt động kinh doanh theo cách trên, thì các khoản lợi tức của xí nghiệp có th bị đánh thuế tại Nước kia, nhưng chỉ trên phần lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú đó.”

- Căn cứ công văn số 2157/TCT-CS ngày 04/06/2018 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về thuế nhà thầu

- Căn cứ hợp đồng ký ngày 01/04/2009 giữa Công ty TNHH dịch vụ vận chuyển hải ngoại (Overseas Courier Service Co., Ltd gọi tắt là OCS) và Công ty CP vận chuyển nhanh quốc tế Hợp nhất.

Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Về thuế nhà thầu: Công ty CP Hợp nhất Quốc tế ký hợp đồng hợp tác vận chuyển bưu chính với Công ty OCS (Nhật Bản) để vận chuyển, giao nhận bưu phẩm (gồm giấy phép hải quan, báo chí, tạp chí, sách, các tài liệu, hồ sơ in ấn, mẫu và sản phẩm thương mại) theo hai chiều từ Việt Nam đi Nhật Bản và ngược lại thì thuế nhà thầu được áp dụng đối với dịch vụ chuyển phát theo chiều Việt Nam đi nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 và điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư số 103/2014/TT-BTC nêu trên. Trường hợp đây là hoạt động chia cước thanh toán dịch vụ bưu chính quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài theo quy định của Luật Bưu chính, các điều ước quốc tế về Bưu chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài việt Nam thì thuộc đối tượng không áp dụng thuế nhà thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 103/2014/TT-BTC .

- Về áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản: Đề nghị Công ty cổ phần Hợp nhất quốc tế và Công ty OCS căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện hợp đồng hợp tác vận chuyển bưu chính đối chiếu với các hướng dẫn ở trên để xác định Công ty OCS có cơ sở thường trú tại Việt Nam hay không? Trường hợp qua thực tế hợp đồng xác định Công ty CP hợp nhất quốc tế là cơ sở thường trú của Công ty OCS thì Công ty OCS không được miễn thuế TNDN đối với phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thông qua cơ sở thường trú.

Nếu còn vướng mắc, đề nghị Công ty cung cấp hồ sơ cụ thể và liên hệ với Chi cục Thuế Quận Cầu Giấy để được hướng dẫn.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty CP Hợp nhất quốc tế được biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- CCT Cầu Giấy;
- Phòng Thanh tra;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Mai Sơn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 61492/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế nhà thầu do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 61492/CT-TTHT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 04/09/2018
  • Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
  • Người ký: Mai Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/09/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản