ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6106/UBND-CNN | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 11 năm 2013 |
Kính gửi: | - Các Sở, ngành thành phố; |
Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian qua, hai cơn bão lớn số 10 và 11 đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản tại các tỉnh Bắc trung Bộ và Nam Trung Bộ, nhiều gia súc của người dân bị chết và cuốn trôi kéo theo các loại mầm bệnh trôi nổi và phát tán rộng. Theo báo cáo của Cục Thú y, tính đến ngày 09 tháng 11 năm 2013, dịch bệnh lở mồm long móng đang xảy ra tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị và đang có chiều hướng lây lan trên diện rộng, đặc biệt tại tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện gia súc bệnh lở mồm long móng typ A. Đồng thời, theo kết quả giám sát của Cục Thú y, từ đầu năm 2013 đến nay đã phát hiện vi rút lở mồm long móng typ O lưu hành tại các tỉnh: Bắc Kạn, Sơn La, Bắc Ninh, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Long An, Tiền Giang, Cà Mau, Vĩnh Long và gần đây đã phát hiện vi rút lở mồm long móng typ A lưu hành tại các tỉnh: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Quảng Nam nên nguy cơ dịch bệnh tái phát và lây lan diện rộng trong những tháng cuối năm là rất cao.
Thực hiện Công điện số 15/CĐ-BNN-TY ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc; đồng thời để chủ phòng chống dịch bệnh, từ nay đến cuối năm 2013, không để dịch bệnh xảy ra và lây lan trên diện rộng, đảm bảo ổn định sản xuất và an sinh xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân quận, huyện, Thủ trưởng các Sở ngành liên quan tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh lở mồm long móng trên gia súc như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện.
- Tập trung thực hiện công tác phòng, chống bệnh lở mồm long móng theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 732/UBND- CNN ngày 08 tháng 02 năm 2013 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại, tính chất lây lan và các biện pháp phòng, chống bệnh lở mồm long móng; vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh thú y trong chăn nuôi, để giảm thiểu nguy cơ tồn tại và xâm nhập mầm bệnh trong môi trường; khuyến cáo người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm an toàn, đảm bảo có nguồn gốc, đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y.
- Quản lý chặt chẽ tình hình chăn nuôi gia súc tại địa phương, tăng cường hoạt động của hệ thống giám sát dịch bệnh thú y đến từng hộ, trại chăn nuôi tại xã, phường; trong đó giám sát chặt chẽ khu vực hộ chăn nuôi nhập cư, các hộ chăn nuôi không đảm bảo các điều kiện chăn nuôi.
- Quyết liệt tăng cường mật độ kiểm tra, tuần tra việc vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ gia súc, sản phẩm gia súc tại, các tuyến đường, các chợ, các điểm kinh doanh, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn, đặc biệt tại các khu vực giáp ranh với các tỉnh; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh gia súc, sản phẩm gia súc chưa qua kiểm dịch thú y, các hành vi vứt xác gia súc xuống ao hồ, kênh rạch…, nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh xâm nhập vào thành phố; không để xảy ra các trường hợp giết mổ gia súc trái phép trên địa bàn.
- Tập trung thực hiện tiêm phòng cho đàn gia súc đợt II năm 2013 và tiêm phòng bổ sung theo lứa tuổi theo đúng quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chỉ đạo Chi cục Thú y:
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo tinh thần Công điện khẩn số 14/CĐ-BNN-TY ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm.
- Đẩy mạnh công tác giám sát đến từng hộ chăn nuôi, quản lý chặt chẽ đàn gia súc xuất, nhập trại; khuyến cáo các trại chăn nuôi hạn chế khách tham quan, thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, tiêu độc chuồng trại, các phương tiện vận chuyển ra vào trại chăn nuôi.
- Tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm dịch tại các Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, thực hiện công tác tiêu độc sát trùng các phương tiện vận chuyển gia súc và sản phẩm gia súc vào thành phố; kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ, đặc biệt lưu ý các nguồn gia súc từ các tỉnh đang xảy ra dịch bệnh, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xâm nhập mầm bệnh, đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho người dân thành phố.
- Tham khảo thông tin về typ vi rút lở mồm long móng đang lưu hành tại các tỉnh đánh giá nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn thành phố, đồng thời căn cứ vào khuyến cáo về sử dụng vắc xin của Cục Thú y để có kế hoạch tiêm phòng phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, bao gồm kế hoạch về kinh phí, nhân lực và các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống dịch; đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng trên đàn gia súc đạt 80% tổng đàn và 100% gia súc thuộc diện tiêm phòng.
- Lấy mẫu kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên gia súc tại các hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ, các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông, nhằm kịp thời xử lý dịch bệnh, không để dịch bệnh xảy ra và lây lan trên diện rộng.
- Tiếp tục thực hiện chương trình phối hợp với Chi cục Thú y các tỉnh trong công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc từ các tỉnh nhập về các cơ sở giết mổ.
3. Sở Y tế.
- Tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch bệnh từ động vật có thể lây lan cho người.
- Chỉ đạo các Đoàn liên ngành an toàn thực phẩm tăng cường kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm tại các khu công nghiệp, bếp ăn tập thể, trường học, nhà hàng, quán ăn…
4. Sở Công Thương.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường chủ trì Đoàn liên ngành về phòng, chống dịch động vật của thành phố tăng mật độ kiểm tra, giám sát tình hình vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật, nhất là động vật có nguồn gốc từ các tỉnh có dịch bệnh xảy ra.
- Chỉ đạo Ban Quản lý các chợ tăng cường kiểm tra và xử lý các trường hợp kinh doanh sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không qua kiểm soát giết mổ; có biện pháp xử phạt hoặc đình chỉ kinh doanh đối với các trường hợp tái phạm nhiều lần.
5. Sở Giao thông vận tải.
- Chỉ đạo Ban Quản lý các bến xe, bến phà tuyên truyền cho các chủ phương tiện hành khách công cộng không vận chuyển động vật sống, sản phẩm động vật không đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải các tỉnh tuyên truyền cho các chủ phương tiện vận chuyển hành khách về thành phố chấp hành không vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo đúng quy định.
6. Sở Thông tin và Truyền thông.
Chủ trì, phối hợp với ngành y tế, nông nghiệp cập nhật thông tin và kịp thời thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác hại, tính chất lây lan và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng, nhằm nâng cao ý thức cảnh giác và chủ động phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng.
Nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo đảm an toàn dịch tễ trên đàn gia súc thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các Sở ngành có liên quan tập trung thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, kiên quyết không để dịch bệnh lở mồm long móng xảy ra và lây lan trên địa bàn thành phố./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1353/QĐ-UBND năm 2013 về quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Quyết định 1001/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 872/QĐ-UBND trong kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2013 của tỉnh Vĩnh Long
- 3Chỉ thị 01/2013/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4Quyết định 1232/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng ở địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2013
- 5Chỉ thị 05/2006/CT-UBND về đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc do tỉnh An Giang ban hành
- 6Quyết định 2385/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình khống chế bệnh lở mồm long móng gia súc ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2015
- 7Kế hoạch 1096/KH-UBND năm 2016 về thực hiện "Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020" tỉnh Bình Dương
- 1Quyết định 1353/QĐ-UBND năm 2013 về quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Quyết định 1001/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 872/QĐ-UBND trong kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2013 của tỉnh Vĩnh Long
- 3Công điện 14/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Chỉ thị 01/2013/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5Công điện 15/CĐ-BNN-TY năm 2013 tăng cường phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 1232/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng ở địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2013
- 7Chỉ thị 05/2006/CT-UBND về đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc do tỉnh An Giang ban hành
- 8Quyết định 2385/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình khống chế bệnh lở mồm long móng gia súc ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2015
- 9Kế hoạch 1096/KH-UBND năm 2016 về thực hiện "Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020" tỉnh Bình Dương
Công văn 6106/UBND-CNN năm 2013 tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 6106/UBND-CNN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 16/11/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Thanh Liêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực