Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 550/QLCL-TTPC | Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2014 |
Kính gửi: Chi cục Quản lý Chất lượng NLS & TS Bạc Liêu
Phúc đáp Văn bản số 11/CCQLCL ngày 26/3/2014 của Chi cục Quản lý Chất lượng NLS & TS Bạc Liêu về việc hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm hành chính, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có ý kiến như sau:
1. Về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP.
Nếu cơ sở không có “Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP” hoặc Giấy chứng nhận đã hết hạn thì áp dụng quy định tại Khoản 2, Khoản 3 của Điều 24 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (Nghị định 178/2013/NĐ-CP) để xử lý.
Như vậy, Chi cục Quản lý Chất lượng NLS & TS Bạc Liêu áp dụng các quy định trên để xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý được phân công, phân cấp cho chi cục.
2. Về xử lý lô nguyên liệu thủy sản có chứa tạp chất.
- Tùy theo hành vi vi phạm hành chính, việc xử lý lô nguyên liệu thủy sản có chứa tạp chất được thực hiện theo quy định tại điểm c Khoản 6, Khoản 7, điểm c Khoản 8, điểm c Khoản 9 của Điều 5 và Khoản 5, điểm a, b, d Khoản 7, Khoản 8 và điểm b Khoản 9 của Điều 16 Nghị định 178/2013/NĐ-CP.
Theo quy định tại điểm b Khoản 9 Điều 16 Nghị định 178/2013/NĐ-CP: “ Buộc loại bỏ tạp chất đối với lô hàng vi phạm nhưng không thuộc diện phải tiêu hủy đối với hành vi quy định tại Khoản 5 Điều này; trường hợp không loại bỏ được tạp chất thì buộc tiêu hủy”. Như vậy, theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP không có quy định tịch thu lô nguyên liệu thủy sản có chứa tạp chất.
- Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, tại điểm a, b Khoản 5 Điều 21 có quy định hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu lô hàng thủy sản là tang vật vi phạm hành chính. Tuy nhiên, Nghị định 31/2010/NĐ-CP đã hết hiệu lực từ ngày Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản có hiệu lực (01/11/2013).
- Quyết định số 2512/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/9/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các biện pháp tăng cường ngăn chặn các hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có chứa tạp chất, tại Điều 5 quy định về Xử lý đối với lô tôm có chứa tạp chất cũng không quy định hình thức tịch thu đối với tôm có chứa tạp chất. Quyết định này được xây dựng căn cứ vào Nghị định 31/2010/NĐ-CP (đã hết hiệu lực).
Vì vậy, việc xử lý lô nguyên liệu thủy sản có chứa tạp chất phải theo quy định tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP , lý do: Nghị định 178/2013/NĐ-CP là văn bản QPPL do Chính phủ ban hành và đang có hiệu lực thi hành.
Đề nghị Chi cục nghiên cứu thực hiện theo đúng quy định pháp luật./.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 1993/BNN-PC năm 2013 báo cáo tình hình xây dựng các Nghị định hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 1108/QĐ-BTP năm 2014 về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Công văn 1537/QLCL-CL2 năm 2014 về xác định và xử lý vi phạm cơ sở sơ chế rau quả tươi của Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- 4Quyết định 309/QĐ-QLCL năm 2015 về Chương trình thực hiện Kế hoạch quản lý, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 5Công văn 5940/TCHQ-PC năm 2018 thực hiện Nghị định 115/2018/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 6009/ATTP-PCTTR năm 2018 xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm ban hành
- 1Nghị định 31/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
- 2Quyết định 2512/QĐ-BNN-QLCL năm 2010 về biện pháp tăng cường ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 1993/BNN-PC năm 2013 báo cáo tình hình xây dựng các Nghị định hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
- 5Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
- 6Quyết định 1108/QĐ-BTP năm 2014 về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7Công văn 1537/QLCL-CL2 năm 2014 về xác định và xử lý vi phạm cơ sở sơ chế rau quả tươi của Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- 8Quyết định 309/QĐ-QLCL năm 2015 về Chương trình thực hiện Kế hoạch quản lý, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 9Công văn 5940/TCHQ-PC năm 2018 thực hiện Nghị định 115/2018/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Công văn 6009/ATTP-PCTTR năm 2018 xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm ban hành
Công văn 550/QLCL-TTPC năm 2014 xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
- Số hiệu: 550/QLCL-TTPC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 04/04/2014
- Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Người ký: Nguyễn Như Tiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/04/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra