- 1Thông tư 05/2013/TT-BCT quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 2Thông tư 59/2013/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Nghị định 154/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
- 2Luật Hải quan 2001
- 3Quyết định 1200/2001/QĐ-TCHQ quy định chế độ quản lý, sử dụng các dấu nghiệp vụ hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Quyết định 1171/QĐ-TCHQ năm 2009 ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 21/2011/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 7Công văn 14999/BTC-TCHQ hướng dẫn thủ tục hải quan do Bộ Tài chính ban hành
- 8Công văn 230/TCHQ-GSQL báo cáo tình hình quản lý hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Thông tư 15/2012/TT-BTC về mẫu tờ khai hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 10Công văn 4509/TCHQ-GSQL về thủ tục hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 11Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2012 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 2285/QĐ-TCHQ năm 2012 về Danh mục Hệ thống báo cáo định kỳ của ngành Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 13Công văn 2873/TCHQ-GSQL tăng cường công tác quản lý hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 14Công văn 2623/TCHQ-GSQL xác nhận hàng hóa đã xuất khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 15Công văn 2854/TCHQ-GSQL về chứng nhận là đại lý hải quan của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan do Tổng cục Hải quan ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5475/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2013 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Thời gian vừa qua, một số đơn vị có phản ánh vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 59/2013/TT-BTC ngày 08/5/2013 của Bộ Tài chính và Thông tư số 05/2013/TT-BCT ngày 18/2/2013 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan một số loại hàng hóa. Để thống nhất thực hiện, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
I. Xử lý một số vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 59/2013/TT-BTC ngày 08/5/2013 của Bộ Tài chính:
1. Về việc sử dụng 03 bản Biên bản bàn giao theo quy định tại khoản 7 Điều 4:
a. Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập lưu 01 Biên bản bàn giao vào hồ sơ để theo dõi, giao cho người khai hải quan 02 bản kèm Bộ hồ sơ hải quan để chuyển đến cửa khẩu xuất.
b. Sau khi thương nhân tập kết đủ lượng hàng tại khu vực cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan, xác nhận thông tin và trình Lãnh đạo Chi cục ký, đóng dấu (mẫu dấu nghiệp vụ - mẫu số 2 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/2001/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan) xác nhận bên cạnh chữ ký và dấu của công chức thừa hành trên 02 Biên bản bàn giao; Fax Biên bản bàn giao cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập biết; Lưu 01 Biên bản bàn giao và giao cho người khai hải quan 01 Biên bản bàn giao đã xác nhận để nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập khi thanh khoản hồ sơ.
2. Về việc báo cáo định kỳ đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất theo khoản 10 Điều 4 Thông tư số 59/2013/TT-BTC ngày 08/5/2013 của Bộ Tài chính, yêu cầu các đơn vị thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng cụ thể như sau:
a. Nội dung báo cáo:
- Thực hiện thống kê báo cáo tình hình kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 59/2013/TT-BTC theo Biểu mẫu số 01 kèm theo.
- Thực hiện thống kê báo cáo tình hình kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 59/2013/TT-BTC theo Biểu mẫu số 02 kèm theo.
- Thực hiện thống kê báo cáo tình hình hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tồn đọng tại cảng, cửa khẩu theo Biểu mẫu số 03 kèm theo.
- Thực hiện thống kê báo cáo tình hình phát hiện và xử lý vi phạm đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kể cả đối với hành vi vi phạm chậm nộp hồ sơ thanh khoản theo Biểu mẫu số 04 kèm theo.
Tại báo cáo các đơn vị đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất trên địa bàn, phản ánh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền và đề xuất biện pháp xử lý về Tổng cục để được hướng dẫn xử lý.
b. Thời gian báo cáo: Các đơn vị Hải quan địa phương thực hiện thống kê số liệu phát sinh trong tháng theo các nội dung yêu cầu dưới đây và báo cáo định kỳ trước ngày 10 của tháng tiếp theo.
c. Nội dung yêu cầu báo cáo định kỳ này thay thế cho các yêu cầu báo cáo định kỳ đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại công văn số 230/TCHQ-GSQL ngày 17/01/2012, công văn số 2873/TCHQ-GSQL ngày 11/6/2012, công văn số 4509/TCHQ-GSQL ngày 28/8/2012 và Quyết định số 2285/QĐ-TCHQ ngày 15/10/2012 (tại tiết 1.4 điểm 1 mục V Danh mục các loại báo cáo ban hành kèm theo Quyết định số 2285/QĐ-TCHQ).
3. Về việc xử lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tồn đọng quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam:
Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 59/2013/TT-BTC có cửa khẩu xuất khác với cửa khẩu tạm nhập nhưng quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam mà chưa xuất được hoặc chưa xuất hết thực hiện như sau:
a) Hết thời hạn hàng hóa được phép lưu giữ tại Việt Nam, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất biết và nắm thông tin về tình trạng hàng hóa. Trường hợp hàng hóa chưa xuất hoặc chưa xuất hết thì Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập chủ trì để tiếp nhận hàng hóa đã quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam và thực hiện thủ tục tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu tạm nhập hoặc xử lý tịch thu, tiêu hủy theo quy định. Thời gian vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tái xuất đến cửa khẩu tạm nhập không quá 05 ngày. Trường hợp quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn lưu giữ tại Việt Nam mà doanh nghiệp không đưa hàng về cửa khẩu tạm nhập để tái xuất thì Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất (nơi đang giám sát hàng hóa) thực hiện tịch thu, xử lý theo quy định và thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập.
b) Trách nhiệm giám sát, quản lý từ cửa khẩu tái xuất đến cửa khẩu tạm nhập:
b.1) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất:
b.1.1) Niêm phong hàng hóa và bộ hồ sơ hải quan chuyển đến hải quan cửa khẩu nhập.
b.1.2) Lập Biên bản bàn giao hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (mẫu 01/BBBG-TNTX/2013 ban hành kèm theo Thông tư này): 03 bản, trong đó phải ghi đầy đủ các thông tin về thời gian xuất phát, tuyến đường và các thông tin khác làm căn cứ để Hải quan cửa khẩu tạm nhập tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, xử lý. Trường hợp hàng hóa đã được tái xuất một phần thì trên Biên bản bàn giao ghi rõ nội dung đã giám sát xuất khẩu hàng hóa làm cơ sở cho Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập xác nhận hàng đã xuất khẩu trên tờ khai hải quan và thanh khoản hồ sơ. Việc xác nhận “hàng đã xuất khẩu” phải có Lãnh đạo Chi cục xác nhận bên cạnh chữ ký và con dấu của Công chức thừa hành như hướng dẫn tại công văn số 2623/TCHQ-GSQL ngày 15/5/2013.
b.1.3) Giao cho người khai hải quan: 02 Biên bản bàn giao hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất; bộ hồ sơ hải quan và hàng hóa đã được niêm phong hải quan.
b.1.4) Fax Biên bản bàn giao hàng hóa cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập trước 17h hàng ngày để phối hợp theo dõi, quản lý, trường hợp có nhiều lô hàng được bàn giao cho cùng một Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập thì có thể lập thành Bảng thống kê biên bản bàn giao hàng hóa để fax.
b.1.5) Theo dõi thông tin phản hồi từ Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập. Trường hợp quá thời hạn vận chuyển hàng hóa đã ghi trên Biên bản bàn giao mà chưa nhận được thông tin phản hồi, Chi cục hải quan của khẩu tái xuất liên hệ với Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập để nắm thông tin, phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập để tổ chức truy tìm lô hàng.
b.2) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập:
b.2.1) Kể từ khi nhận được thông tin hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam theo Fax Biên bản bàn giao hoặc Bảng thống kê Biên bản bàn giao hàng hóa của Hải quan cửa khẩu tái xuất, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập có trách nhiệm theo dõi thông tin các lô hàng vận chuyển đến cửa khẩu tạm nhập theo Biên bản bàn giao hoặc Bảng thống kê Biên bản bàn giao.
b.2.2) Kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan và xác nhận thông tin trên Biên bản bàn giao sau khi thương nhân tập kết đủ lượng hàng tại khu vực cửa khẩu tạm nhập, trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao và fax phản hồi thông tin lô hàng cho Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất biết. Trường hợp có thông tin nghi vấn lô hàng tái xuất vi phạm pháp luật hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa và xử lý kết quả kiểm tra theo đúng quy định
b.2.3) Giám sát lô hàng từ khi tiếp nhận cho đến khi xuất hết và xác nhận kết quả giám sát hàng xuất khẩu bao gồm xác nhận đối với phần hàng hóa đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất giám sát xuất như trên Biên bản bàn giao hàng hóa trên tờ khai hải quan (ký tên, đóng dấu công chức và ghi rõ ngày, tháng, năm) và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận (ký tên, đóng dấu và ghi rõ ngày, tháng, năm).
b.2.4) Trường hợp hết thời hạn vận chuyển hàng hóa nhưng hàng hóa chưa đến cửa khẩu tạm nhập, trước 08 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập có trách nhiệm phản ánh lại thông tin lô hàng vận chuyển không đúng thời gian đã đăng ký cho Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất biết. Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm chủ trì báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan để tổ chức truy tìm lô hàng vận chuyển không đúng thời gian, tuyến đường.
b.3) Trách nhiệm của Đội Kiểm soát Hải quan:
Khi nhận được thông tin hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất vận chuyển không đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký, trong địa bàn hoạt động của mình, Đội Kiểm soát hải quan chịu trách nhiệm tổ chức truy tìm lô hàng theo đề nghị của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai, trường hợp ngoài địa bàn hoạt động thì báo cáo Cục Điều tra chống buôn lậu để phối hợp truy tìm lô hàng.
4. Về việc phân công quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận, cá nhân tại Chi cục, Cục Hải quan trong công tác quản lý, giám sát hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Cục Trưởng và Chi cục trưởng đơn vị. Việc truy tìm hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất không đến cửa khẩu xuất đúng thời hạn hoặc không quay lại cửa khẩu tạm nhập (để tái xuất theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư số 59/2013/TT-BTC) đúng thời hạn thuộc trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập, Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất và các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện khi được đề nghị. Hình thức, biện pháp xác minh, truy tìm hàng hóa do Cục trưởng Cục Hải quan hướng dẫn, quyết định phù hợp với tình hình thực tế và vụ việc. Trường hợp việc truy tìm phải thực hiện ngoài địa bàn hoạt động thì báo cáo Cục Điều tra chống buôn lậu để phối hợp truy tìm lô hàng.
6. Về vướng mắc xử lý đối với trường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đã ghi trên tờ khai xuất khẩu:
Thực hiện theo hướng dẫn tại mục III công văn số 14999/BTC-TCHQ ngày 07/11/2011 về việc hướng dẫn thủ tục hải quan, Bộ Tài chính có hướng dẫn thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu thay đổi cửa khẩu xuất hàng.
7. Về đề nghị làm rõ điều kiện về cấp mã số kho ngoại quan lưu giữ mặt hàng thực phẩm đông lạnh theo khoản 2 Điều 7 Thông tư số 59/2013/TT-BTC trong trường hợp chủ kho chỉ kinh doanh kho ngoại quan, chứ không kinh doanh hàng TNTX và theo điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư số 05/2013/TT-BCT chỉ quy định về điều kiện kho bãi của thương nhân kinh doanh TNTX.
Theo khoản 6 Điều 7 Thông tư số 05/2013/TT-BCT thì “Trường hợp hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì chỉ thương nhân có mã số của nhóm hàng hóa đó mới được đứng tên trên tờ khai hải quan nhập, xuất kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất. Thương nhân không có mã số không được phép đứng tên trên tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất hàng hóa từ kho ngoại quan qua các tỉnh biên giới”
Do vậy, nếu chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan (trong trường hợp được chủ hàng ủy quyền) đứng tên trên tờ khai hải quan nhập, xuất kho ngoại quan thì phải được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất theo hướng dẫn tại Chương III Thông tư số 05/2013/TT-BCT.
Việc xử lý hàng hóa quá thời hạn gửi kho ngoại quan (60 ngày kể cả thời gian gia hạn) thực hiện tương tự như hàng hóa kinh doanh TNTX theo Chỉ thị số 23/CT-TTg và hướng dẫn tại Thông tư số 05/2013/TT-BCT, cụ thể:
Trường hợp hàng hóa quá thời hạn gửi kho ngoại quan, trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn gửi kho, doanh nghiệp phải tái xuất ra khỏi Việt Nam qua cửa khẩu tạm nhập, không được phép tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập. Hàng hóa không tái xuất sẽ bị tịch thu và xử lý theo quy định. Nếu phải tiêu hủy, chi phí tiêu hủy được trích từ số tiền ký quỹ đặt cọc của doanh nghiệp.
9. Về việc gia hạn thời hạn gửi kho ngoại quan:
Đối với các lô hàng (thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư số 59/2013/TT-BTC) gửi kho ngoại quan trước ngày hiệu lực của Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 07/9/2013 mà đến nay đã hết thời hạn hợp đồng thuê kho ngoại quan, chủ hàng có văn bản đề nghị thì việc gia hạn thực hiện theo hướng dẫn tại Luật Hải quan và khoản 3 Điều 24 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.
10. Về việc kiểm tra thực tế đối với các lô hàng gửi kho ngoại quan:
a) Do đặc thù kho ngoại quan tại các khu vực cửa khẩu cảng Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh biên giới phía Bắc khác chủ yếu để lưu giữ hàng hóa từ nước ngoài để chờ xuất đi nước khác. Do vậy, đề nghị Cục Hải quan Hải Phòng căn cứ khoản 4 Điều 7 Thông tư số 59/2013/TT-BTC để thực hiện. Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan sẽ sử dụng mẫu Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra ban hành kèm Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổng cục Hải quan để đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra và trình Lãnh đạo Chi cục quyết định; Việc ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện trên mẫu Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa ban hành kèm Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính; Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra và Phiếu ghi kết quả kiểm tra được lưu kèm hồ sơ hải quan.
b) Về việc xác định lô hàng nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 59/2013/TT-BTC để kiểm tra:
Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ có hướng dẫn cụ thể trong thời gian tới.
c) Về phần mềm quản lý kho ngoại quan: Tổng cục Hải quan đã tổ chức tập huấn và hướng dẫn cài đặt phần mềm quản lý kho ngoại quan do Cục Hải quan tỉnh Bình Dương xây dựng cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Đề nghị các đơn vị sớm triển khai theo kế hoạch đã được Tổng cục Hải quan thông báo.
11. Về vướng mắc liên quan đến việc “từ chối nhận hàng” quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 59/2013/TT-BTC:
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 59/2013/TT-BTC thì thời điểm từ chối nhận hàng được hiểu là trước thời điểm đăng ký tờ khai hoặc trước thời điểm làm xong thủ tục hải quan tạm nhập.
12. Về vận đơn hàng gửi kho ngoại quan:
Việc này, tại cuộc họp với đại diện Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan đã có ý kiến, theo đó, căn cứ điểm c mục 3 phần I Chỉ thị số 23/CT-TTg, Điều 12 Thông tư số 05/2013/TT-BCT và điểm 3 Điều 7 Thông tư số 59/2013/TT-BTC thì trên vận đơn đích danh phải có tên, địa chỉ của chủ kho ngoại quan và số giấy phép của Bộ Công Thương cấp cho thương nhân.
13. Về việc xử lý đối với hàng gửi kho ngoại quan quá thời hạn:
Tổng cục Hải quan ghi nhận vướng mắc của Cục Hải quan Hải Phòng và sẽ báo cáo Bộ theo hướng xử lý thống nhất với hàng hóa kinh doanh TNTX quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.
14. Về việc chủ kho ngoại quan phải được công nhận là đại lý hải quan:
Việc quy định chủ kho ngoại quan phải được công nhận là đại lý hải quan khi thay mặt chủ hàng thực hiện các dịch vụ trong kho ngoại quan đã được Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính quy định tại dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 194/2010/TT-BTC (dự kiến sẽ ban hành trong tháng 7 và có hiệu lực sau 45 ngày). Để giúp các doanh nghiệp chủ động thực hiện, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 2854/TCHQ-GSQL ngày 27/5/2013 yêu cầu Cục Hải quan địa phương thông báo cho các chủ kho ngoại quan sớm triển khai các thủ tục để được công nhận là đại lý hải quan trước khi Thông tư trên có hiệu lực.
II. Một số vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 05/2013/TT-BCT ngày 18/2/2013 của Bộ Công Thương:
1. Theo quy định tại Thông tư 05/2013/TT-BCT chỉ có thương nhân có mã số của nhóm hàng hóa được gửi kho ngoại quan mới được đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan. Tuy nhiên, trường hợp chủ hàng hóa nước ngoài ủy quyền cho chủ kho ngoại quan để làm thủ tục đưa hàng vào kho ngoại quan, nhưng chủ kho chưa biết hàng hóa có xuất qua các tỉnh biên giới phía Bắc hay không thì có được làm thủ tục hải quan hay không (có thể xuất qua các cửa khẩu tại biên giới phía Bắc và cả các cửa khẩu khác (đường biển, đường hàng không, cửa khẩu đường bộ của các tỉnh không phải phía Bắc)? Cơ quan hải quan có kiểm tra mã số không? Nếu quá 45 ngày kể từ ngày đưa hàng vào kho ngoại quan, doanh nghiệp làm thủ tục xuất qua các tỉnh biên giới phía Bắc thì xử lý như thế nào?
Về nội dung vướng mắc này, Tổng cục Hải quan ghi nhận và có văn bản trao đổi với Bộ Công Thương để có hướng dẫn cụ thể.
2. Về việc cấp mã số cho doanh nghiệp đã có mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BCT theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư số 05/2013/TT-BCT hoặc trường hợp cấp lại mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất cho thương nhân phải có văn bản của cơ quan Hải quan xác nhận doanh nghiệp đã hoàn thành quy định pháp luật về hải quan (bao gồm thanh khoản) đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất.
Nội dung vướng mắc này đã được Bộ Tài chính trao đổi với Bộ Công Thương tại công văn số 15925/BTC-TCHQ ngày 16/11/2012. Tuy nhiên, nội dung ý kiến tham gia này chưa được Bộ Công Thương tiếp thu đưa vào Thông tư số 05/2013/TT-BCT. Do vậy, Tổng cục Hải quan ghi nhận nội dung vướng mắc nêu trên và có văn bản trao đổi với Bộ Công Thương để thực hiện.
Tổng cục Hải quan có ý kiến để các đơn vị biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT THÁNG …../NĂM
(Đối với hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 59/2013/TT-BTC)
(Ban hành kèm theo Công văn số 5475/TCHQ-GSQL ngày 17/9/2013)
TT | Mặt hàng/ nhóm hàng | Tạm nhập | Tái xuất | Thanh khoản | Ghi chú | ||||||||
Tổng số tờ khai | Trọng lượng | Trị giá (USD) | Cửa khẩu xuất | Tổng số tờ khai | Trọng lượng | Trị giá (USD) | Tổng số TK xuất đã nhận được hồi báo | Tổng số tờ khai đã thanh khoản | Tổng số tờ khai quá hạn chưa thanh khoản | Trị giá (USD) | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu | Lãnh đạo Cục |
Lưu ý:
- Tờ khai tạm nhập/ tái xuất đăng ký tại đơn vị nào thì đơn vị đó báo cáo.
- Trọng lượng hàng hóa ghi theo loại hàng: tấn/bộ/ chiếc... phù hợp với từng mặt hàng/nhóm hàng
- File mềm (excel.xls) gửi vào hộp thư: thanhnth2@customs.gov.vn
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT THÁNG …../NĂM
(Đối với hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 59/2013/TT-BTC)
(Ban hành kèm theo Công văn số 5475/TCHQ-GSQL ngày 17/9/2013)
TT | Mặt hàng/ nhóm hàng | Tạm nhập | Tái xuất | Chuyển tiêu thụ nội địa | Thanh khoản | Ghi chú | |||||||||||
Tổng số tờ khai | Trọng lượng | Trị giá (USD) | Tổng số tờ khai | Trọng lượng | Tri giá (USD) | Tổng số TK xuất đã nhận được hồi báo | Tổng số tờ khai | Trọng lượng | Trị giá (USD) | Tổng số thuế (VNĐ) | Tổng số giấy phép chuyển tiêu thụ nội địa | Tổng số tờ khai đã thanh khoản | Tổng số tờ khai quá hạn chưa thanh khoản | Tri giá | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu | Lãnh đạo Cục |
Lưu ý:
- Tờ khai tạm nhập/ tái xuất đăng ký tại đơn vị nào thì đơn vị đó báo cáo.
- Trọng lượng hàng hóa ghi theo loại hàng: tấn/bộ/ chiếc... phù hợp với từng mặt hàng/nhóm hàng
- File mềm (excel.xls) gửi vào hộp thư: thanhnth2@customs.gov.vn
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT TỒN ĐỌNG TẠI CẢNG, CỬA KHẨU
THÁNG …../NĂM
(Ban hành kèm theo Công văn số 5475/TCHQ-GSQL ngày 17/9/2013)
TT | Mặt hàng/ nhóm hàng | Số, ngày tờ khai | Cửa khẩu làm thủ tục | Trọng lượng/ tổng số cont | Cửa khẩu/ cảng lưu giữ hàng hóa | Thời gian hàng hóa tồn đọng tại | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu | Lãnh đạo Cục |
Lưu ý: - Thời gian tồn đọng: sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai tạm nhập hoặc tái xuất mà hàng hóa chưa đưa ra khỏi cảng/ chưa thực xuất (trừ trường hợp hàng hóa được đăng ký lưu giữ tại cảng).
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH VI PHẠM ĐỐI VỚI HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT THÁNG ……../NĂM
(Ban hành kèm theo Công văn số 5475/TCHQ-GSQL ngày 17/9/2013)
TT | Tên doanh nghiệp | Mã số kinh doanh TNTX/ Mã số thuế | Vụ việc vi phạm được phát hiện, xử lý | Ghi chú | ||||||
Số, ngày TK | Hành vi vi phạm | Đã xử lý (Tổng số vụ việc/TK) | Hình thức xử lý | Số tiền phạt (VNĐ) | Chưa xử lý (Tổng số vụ việc/TK) | Lý do chưa xử lý | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu | Lãnh đạo Cục |
Lưu ý:
- Vụ việc vi phạm được phát hiện và đã xử lý trong tháng báo cáo.
- Báo cáo tất cả các vụ việc vi phạm (kể cả hành vi không nộp hồ sơ hải quan đúng thời hạn quy định - để thanh khoản) đã được phát hiện nhưng chưa xử lý; trường hợp một doanh nghiệp có nhiều tờ khai chưa thanh khoản thì báo cáo tổng số tờ khai - phải có ghi chú rõ là tổng số tờ khai đối với trường hợp này.
- Trường hợp doanh nghiệp không có mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất thì ghi mã số thuế
- 1Công văn 154/TCHQ-GSQL xử lý vướng mắc thất lạc 02 tờ khai hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 7314/TCHQ-GSQL xử lý vướng mắc khi thực hiện Thông tư 100/2010/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 2431/TCHQ-GSQL xử lý vướng mắc thực hiện Quyết định 2406/QĐ-TCHQ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 4787/TCHQ-GSQL năm 2013 xử lý vướng mắc khi thực hiện công văn 6648/BTC-TCHQ và 7057/BTC-TCHQ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 7954/TCHQ-TXNK năm 2013 hướng dẫn thực hiện Điều 17 Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 8161/TCHQ-KTSTQ năm 2013 về xử lý vướng mắc Điều 144 Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Nghị định 154/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
- 2Luật Hải quan 2001
- 3Quyết định 1200/2001/QĐ-TCHQ quy định chế độ quản lý, sử dụng các dấu nghiệp vụ hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Quyết định 1171/QĐ-TCHQ năm 2009 ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 21/2011/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 7Công văn 14999/BTC-TCHQ hướng dẫn thủ tục hải quan do Bộ Tài chính ban hành
- 8Công văn 230/TCHQ-GSQL báo cáo tình hình quản lý hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Thông tư 15/2012/TT-BTC về mẫu tờ khai hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 10Công văn 4509/TCHQ-GSQL về thủ tục hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 11Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2012 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 2285/QĐ-TCHQ năm 2012 về Danh mục Hệ thống báo cáo định kỳ của ngành Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 13Công văn 154/TCHQ-GSQL xử lý vướng mắc thất lạc 02 tờ khai hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 14Công văn 2873/TCHQ-GSQL tăng cường công tác quản lý hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 15Công văn 7314/TCHQ-GSQL xử lý vướng mắc khi thực hiện Thông tư 100/2010/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 16Thông tư 05/2013/TT-BCT quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 17Công văn 2431/TCHQ-GSQL xử lý vướng mắc thực hiện Quyết định 2406/QĐ-TCHQ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 18Thông tư 59/2013/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 19Công văn 2623/TCHQ-GSQL xác nhận hàng hóa đã xuất khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 20Công văn 2854/TCHQ-GSQL về chứng nhận là đại lý hải quan của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 21Công văn 4787/TCHQ-GSQL năm 2013 xử lý vướng mắc khi thực hiện công văn 6648/BTC-TCHQ và 7057/BTC-TCHQ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 22Công văn 7954/TCHQ-TXNK năm 2013 hướng dẫn thực hiện Điều 17 Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 23Công văn 8161/TCHQ-KTSTQ năm 2013 về xử lý vướng mắc Điều 144 Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 5475/TCHQ-GSQL năm 2013 hướng dẫn xử lý vướng mắc thực hiện Thông tư 59/2013/TT-BTC và 05/2013/TT-BCT do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 5475/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/09/2013
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Vũ Ngọc Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/09/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực