- 1Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 4102/TCT-DNNCN năm 2021 về việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động do Tổng cục Thuế ban hành
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53949/CTHN-TTHT | Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2021 |
Kính gửi: Công ty TNHH Manpower Việt Nam
(Địa chỉ: Phòng 802, Tòa nhà Capital Tower, Số 109 Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội - MST: 0102637327)
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn số 16/2021/CV-MPVN ngày 29/11/2021 của Công ty TNHH Manpower Việt Nam (sau đây gọi là Công ty) hỏi về chính sách thuế TNCN đối với khoản hỗ trợ phòng chống Covid 19, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19:
+ Tại Điều 1 quy định về đối tượng hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
“Điều 1. Đối tượng hỗ trợ
Người sử dụng lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).
Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng, chống COVID-19.”
+ Tại Điều 2 quy định mức đóng và thời gian áp dụng mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
“Điều 2. Mức đóng và thời gian áp dụng mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Mức đóng: Bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
2. Thời gian áp dụng: 12 tháng, từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022.”
- Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:
+ Tại điểm a khoản 2 Điều 9 quy định các khoản giảm trừ được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân:
“2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.”
+ Tại tiết b.6 điểm b khoản 2 Điều 2 quy định các khoản phụ cấp, trợ cấp của người lao động:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
...
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.”
+ Tại tiết đ.3.2 và đ.7 điểm đ khoản 2 Điều 2 quy định các khoản lợi ích ngoài tiền lương, tiền công của người lao động:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
...
đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí thẩm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
...
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng...”
Thực hiện hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại công văn số 4102/TCT-DNNNCN ngày 25/10/2021 về chính sách thuế TNCN.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng, chống Covid - 19 theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 thì khoản tiền hỗ trợ này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
Công văn này thay thế công văn số 31743/CTHN-TTHT ngày 16/8/2021 của Cục Thuế TP Hà Nội.
Đề nghị Công ty căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu với các quy định có liên quan để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty Manpower Việt Nam được biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 43219/CTHN-TTHT năm 2021 về kê khai, quyết toán thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 44295/CTHN-TTHT năm 2021 về xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản chi liên quan đến phòng chống Covid-19 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 51438/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 53948/CTHN-TTHT năm 2021 về kê khai thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 4252/CTHN-TTHT năm 2022 về chính sách thuế thu nhập cá nhân liên quan đến chi phí phòng chống Covid-19 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 6Công văn 3031/CTTPHCM-TTHT năm 2021 về Chính sách thuế do Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 3Bộ luật Lao động 2019
- 4Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 43219/CTHN-TTHT năm 2021 về kê khai, quyết toán thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 6Công văn 44295/CTHN-TTHT năm 2021 về xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản chi liên quan đến phòng chống Covid-19 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 7Công văn 4102/TCT-DNNCN năm 2021 về việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động do Tổng cục Thuế ban hành
- 8Công văn 51438/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 9Công văn 53948/CTHN-TTHT năm 2021 về kê khai thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 10Công văn 4252/CTHN-TTHT năm 2022 về chính sách thuế thu nhập cá nhân liên quan đến chi phí phòng chống Covid-19 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 11Công văn 3031/CTTPHCM-TTHT năm 2021 về Chính sách thuế do Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 53949/CTHN-TTHT năm 2021 về thuế thu nhập cá nhân đối với khoản hỗ trợ phòng chống Covid 19 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 53949/CTHN-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 13/12/2021
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Tiến Trường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực