Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5227/BNN-TT | Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc do Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV tại công văn số 487/BDN, ngày 14/6/2022, nội dung kiến nghị như sau:
Nội dung kiến nghị (Câu số 49)
Theo quy định tại Điều 3a Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 (sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 19/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về “Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản”, tại Khoản 2 thì “Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản: Cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa” Để thuận lợi cho nhân dân sản xuất, đề nghị sửa đổi theo hướng cho phép sử dụng tối đa 50% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản.
Bộ Nông nghiệp và PTNT xin trả lời như sau:
Ngày 11/7/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, Nghị định có hiệu lực từ 01/9/2019 đã bãi bỏ thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 và Thông tư số 19/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa.
Ngày 13/12/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác, nghị định có hiệu lực từ ngày 01/02/2020 (bãi bỏ khoản 1, khoản 2 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP).
Hiện nay, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa và diện tích chuyển đổi này vẫn được tính là đất trồng lúa, được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trồng trọt và khoản 1 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ- CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ, tại điểm c khoản 1 Điều 13 đã quy định “Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng”.
Tuy nhiên, để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa diện tích chuyển đổi này vẫn được tính là đất trồng lúa và phải theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt có yêu cầu không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại, nên việc quy định “Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng” là phù hợp.
Trên đây là trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với kiến nghị cử tri tỉnh Vĩnh Phúc trân trọng cảm ơn cử tri tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn; xin gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 1625/QĐ-BNN-TT về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2022 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 5213/BNN-TT năm 2022 quy định quy mô, kết cấu, diện tích được làm (lán trại, kho bãi để trông coi, chứa đựng nông sản, vật tư), thủ tục, thẩm quyền quản lý chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 5239/BNN-TT năm 2022 về kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên toàn quốc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 470/QĐ-BNN-TT về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 2Thông tư 19/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng đất trồng lúa do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Luật Trồng trọt 2018
- 4Thông tư 19/2017/TT-BNNPTNT về sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng đất trồng lúa và hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sáng trồng cây lâu năm theo quy định tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 6Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác
- 7Quyết định 1625/QĐ-BNN-TT về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2022 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Công văn 5213/BNN-TT năm 2022 quy định quy mô, kết cấu, diện tích được làm (lán trại, kho bãi để trông coi, chứa đựng nông sản, vật tư), thủ tục, thẩm quyền quản lý chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Công văn 5239/BNN-TT năm 2022 về kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên toàn quốc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Quyết định 470/QĐ-BNN-TT về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 5227/BNN-TT năm 2022 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 5227/BNN-TT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 10/08/2022
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Lê Minh Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra