Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5220/BNN-TCLN | Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Cà Mau do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 487/BDN ngày 14/06/2022, nội dung kiến nghị như sau:
Nội dung kiến nghị (Câu số 77)
Thời gian qua, trên các lâm phần xảy ra tình trạng hộ gia đình, cá nhân tự chuyển nhượng thành quả lao động trên đất nhận khoán không đúng theo quy trình, quy định; việc hộ nhận khoán tự chuyển nhượng tồn tại, kéo dài do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do yếu tố lịch sử để lại như: Hộ gia đình, cá nhân tự canh tác, sản xuất trước khi thành lập các lâm ngư trường,... Đồng thời, trong những năm qua, thời tiết thay đổi bất thường, triều cường dâng cao, môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm, nuôi thủy sản kém hiệu quả, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, nên nhiều hộ phải tự ý chuyển nhượng thành quả lao động cho người khác (không thông qua cơ quan, đơn vị có thẩm quyền), để đi nơi khác làm ăn sinh sống. Qua rà soát của ngành chức năng, tuy việc tự thỏa thuận, chuyển nhượng của hộ nhận khoán không đúng theo quy trình, quy định, nhưng chưa có trường hợp người nhận chuyển nhượng không đúng đối tượng, không vượt quy mô diện tích khoán theo quy định (đa số nhỏ lẻ, bình quân dưới 03 ha). Từ thực trạng nêu trên, kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét, chấp thuận, để có cơ sở chỉ đạo các chủ rừng hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng đối với những hộ gia đình, cá nhân trước đây đã tự chuyển nhượng thành quả lao động trên đất lâm nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời như sau:
Ngày 27/12/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, Vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước, theo đó, quyền hạn, trách nhiệm của bên khoán (Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; các Công ty nông, lâm nghiệp) và bên nhận khoán (Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương, cộng đồng dân cư thôn) được quy định rõ tại Điều 9, cụ thể: Bên khoán có quyền quản lý, sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán, hàng năm hoặc khi hết hạn hợp đồng khoán có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện và thanh toán theo hợp đồng hoặc thanh lý và quyết toán hợp đồng khoán để bảo đảm quyền lợi của các bên, hủy bỏ hợp đồng khoán nếu bên khoán vi phạm hợp đồng khoán hoặc vi phạm pháp Luật. Bên nhận khoán được nhận bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên khoán vi phạm hợp đồng, được chia sẻ các lợi ích hình thành từ diện tích nhận khoán (nếu có) và thành quả lao động, kết quả đầu tư theo hợp đồng, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng khoán; chịu sự kiểm tra, giám sát của bên khoán theo nội dung hợp đồng và chịu trách nhiệm trước pháp Luật về những vi phạm về khoán.
Tại điều khoản chuyển tiếp quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP nêu rõ: Bên khoán căn cứ vào các quy định khoán tại Nghị định này, tổ chức rà soát, phân loại đối tượng khoán, nội dung khoán thực hiện và giải quyết, xử lý hoàn thành trước ngày 31/12/2017, theo đó, trường hợp bên nhận khoán thực hiện không đúng hợp đồng khoán, sử dụng diện tích được nhận khoán sai mục đích, diện tích khoán bị chuyển nhượng trái pháp Luật, thì bên khoán thanh lý hợp đồng khoán và tổ chức thu hồi diện tích khoán.
Căn cứ vào quy định nêu trên, các trường hợp xảy ra ở địa phương như kiến nghị của cử tri tỉnh Cà Mau cần phải được Bên khoán phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức rà soát, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xem xét, quyết định theo thẩm quyền đối với từng trường hợp cụ thể.
Trên đây là trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với kiến nghị cử tri tỉnh Cà Mau; trân trọng cảm ơn cử tri tỉnh Cà Mau đã quan tâm đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn; xin gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn số 623/LN-SDR về việc hướng dẫn giao rừng, khoán bảo vệ rừng thí điểm tại các tỉnh Tây Nguyên do Cục Lâm nghiệp ban hành
- 2Công văn 4545/BNN-TCLN năm 2013 về khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Kế hoạch 10481/KH-BNN-TCLN năm 2014 xây dựng dự thảo Nghị định quy định về giao khoán rừng, khoán vườn cây và khoán mặt nước nuôi trồng thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Công văn số 623/LN-SDR về việc hướng dẫn giao rừng, khoán bảo vệ rừng thí điểm tại các tỉnh Tây Nguyên do Cục Lâm nghiệp ban hành
- 2Công văn 4545/BNN-TCLN năm 2013 về khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Kế hoạch 10481/KH-BNN-TCLN năm 2014 xây dựng dự thảo Nghị định quy định về giao khoán rừng, khoán vườn cây và khoán mặt nước nuôi trồng thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước
Công văn 5220/BNN-TCLN năm 2022 về chuyển nhượng thành quả lao động trên đất lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 5220/BNN-TCLN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 10/08/2022
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Lê Minh Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra