Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4545/BNN-TCLN
V/v khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2013

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Ngày 14/6/2013 liên Bộ Tài chính và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 80/2013/TTLT-BTC-BNN về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, trong đó quy định về diện tích khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và kinh phí lập hồ sơ khoán cụ thể như sau:

- Diện tích đưa vào khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên gồm có: rừng phòng hộ (gồm: rừng tự nhiên, rừng trồng đã hết thời kỳ xây dựng cơ bản nhưng vẫn cần bảo vệ); rừng giống, vườn giống thuộc sở hữu nhà nước đã được phê duyệt.

- Kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên chỉ thực hiện năm đầu tiên đối với những diện tích khoán mới. Mức kinh phí lập hồ sơ khoán lần đầu là 50.000 đồng.

Căn cứ vào các quy định tại Thông tư liên tịch số 80/2013/TTLT-BTC- BNN ngày 14/6/2013, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh chỉ đạo các đơn vị lựa chọn và xác định đúng loại rừng đưa vào thực hiện khoán bảo vệ rừng và khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên.

Thống nhất với các địa phương về thành phần hồ sơ khoán bao gồm: Quyết định giao kế hoạch, dự toán; đề nghị nhận khoán; hợp đồng khoán bảo vệ rừng, khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên; trích lục bản đồ khu vực giao khoán (tỷ lệ 1/10.000); biên bản giao, nhận rừng; biên bản nghiệm thu khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Mẫu hợp đồng khoán bảo vệ rừng, hợp đồng khoán khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên theo mẫu tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo.

Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh nghiên cứu chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT.TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

PHỤ LỤC I

MẪU HỢP ĐỒNG KHOÁN BẢO VỆ RỪNG
(Kèm theo Công văn số 4545/BNN-TCLN ngày 23 tháng 12 năm 2013)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………

Địa danh, Ngày … tháng … năm …

 

HỢP ĐỒNG

Khoán bảo vệ rừng

- Căn cứ…………………………………….(1) …………………………………….

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 80/TTLT-NTC-BNN ngày 14/6/2013 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện bảo vệ và phát triển rừng.

Hôm nay, ngày …..tháng….năm 20…. tại……chúng tôi gồm:

I. BÊN GIAO KHOÁN (GỌI TẮT LÀ BÊN A) Là :…….(tên đơn vị)

Ông (Bà): …………………………………….Chức vụ: …………………………………….

Ông (bà) …………………………………….Chức vụ…………………………………….

II. BÊN NHẬN KHOÁN (GỌI TẮT LÀ BÊN B) Là:……(tên tổ chức, chủ hộ, cá nhân, cộng đồng)

Đại diện là Ông (Bà) …………………………………….

Địa chỉ: Thôn ........xã........, huyện. ........ tỉnh........

Năm sinh........số chứng minh thư nhân dân:..................ngày........ cấp.....tại........

Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng bao gồm các điều khoản sau:

Điều 1. Bên A giao khoán cho bên B

1 .Tổng diện tích giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên là………..ha, cụ thể như sau:

Địa danh

Diện tích

Trạng thái

N/ha

Tiểu khu/Xã

Khoảnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có bản đồ giao khoán kèm theo)

2.Tổng diện tích khoán bảo vệ rừng trồng là……….ha, cụ thể như sau:

Địa danh

Diện tích

Loài cây

Năm trồng

N/ha

Tiểu khu

Khoảnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có bản đ giao khoán kèm theo)

Điều 2. Quyền hạn và trách nhiệm của bên A

1. Quyền hạn

- Kiểm tra, hướng dẫn và yêu cầu bên B sửa chữa những sai sót kỹ thuật bảo vệ rừng khi thực hiện hợp đồng; đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng nếu bên B vi phạm hợp đồng.

- Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại nếu bên B vi phạm hợp đồng.

2. Trách nhiệm

- Xác định rõ cho bên B biết về diện tích, loại rừng, trữ lượng, vị trí ranh giới trên bản đồ và ngoài thực địa đối với khu rừng được giao khoán bảo vệ.

- Hướng dẫn bên B tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ rừng theo quy chế quản lý rừng và chính sách hưởng lợi từ rừng theo các quy định hiện hành.

- Thanh toán tiền công bảo vệ rừng theo hợp đồng và biên bản nghiệm thu cho bên B.

Trong trường hợp, hợp đồng ký nhiều năm, khi Nhà nước không bố trí kinh phí bảo vệ rừng, bên A có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên B để chấm dứt hợp đồng.

Điều 3. Quyền lợi và nghĩa vụ của bên B

1. Quyền lợi

- Được thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền công khoán bảo vệ rừng hàng năm sau khi nghiệm thu kết quả, mức khoán là:....đ /1ha/1năm;

- Tổng giá trị thanh toán hàng năm là: .... ha x     đ/ha =

- Bằng chữ: (…………………………………………………………………………..)

- Được quyền hưởng lợi các sản phẩm từ rừng theo quy định hiện hành của pháp luật;

- Khi thời gian nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết chưa kết thúc, vì trường hợp bất khả kháng bên B không tiếp tục bảo vệ rừng nữa thì thông báo lại cho bên A chấm dứt hợp đồng và được thanh toán tiền trong thời gian đã thực hiện;

Được hướng dẫn, tham gia tập huấn về công tác bảo vệ rừng do bên A tổ chức.

2. Nghĩa vụ

- Chịu trách nhiệm trước bên A về vốn rừng được giao khoán, bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững;

- Chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng. Khi xảy ra cháy rừng phải tổ chức cứu chữa kịp thời và thông báo ngay cho bên A và chính quyền địa phương biết để huy động lực lượng chữa cháy;

- Thực hiện đúng nội dung, quy trình quy phạm, kỹ thuật bảo vệ đã được bên A hướng dẫn;

- Phải thường xuyên tuần tra, kiểm tra ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng như chặt phá rừng, đốt than, phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm rừng, săn bắt động vật rừng trái phép...;

- Nếu bên B vi phạm hợp đồng sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Cam kết chung

- Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …./ ......../20........ đến ngày …./ ......../20........

- Hai bên cam kết và thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết.

- Nếu vì lý do khách quan mà bên A hoặc bên B muốn bổ sung thêm, bớt hợp đồng, thì phải báo cho bên kia biết trước 1 tháng.

Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau (Bên A giữ 2 bản, Bên B giữ 1 bản, UBND xã nơi có rừng 1 bản)./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên và đóng dấu)





XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ
(Ký tên và đóng dấu)

(1) Căn cứ pháp lý ký hợp đồng

 

PHỤ LỤC II

MẪU HỢP ĐỒNG KHOÁN KHOANH NUÔI TÁI SINH RỪNG TỰ NHIÊN
(Kèm theo Công văn số 4545/BNN-TCLN ngày 23 tháng 12 năm 2013)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………

Địa danh, Ngày … tháng … năm …

 

HỢP ĐỒNG

Khoán khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên

- Căn cứ ……………………(1)……………………………………………………………..

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 80/TTLT-NTC-BNN ngày 14/6/2013 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện bảo vệ và phát triển rừng.

Hôm nay, ngày……..tháng……..năm 20…….. tại ……..chúng tôi gồm:

I. BÊN GIAO KHOÁN (GỌI TẮT LÀ BÊN A) Là : ....(tên đơn vị)

Ông (Bà): …………………………………….Chức vụ: …………………………………….

Ông(bà) …………………………………….Chức vụ…………………………………….

II. BÊN NHẬN KHOÁN (GỌI TẮT LÀ BÊN B) Là:……(tên tổ chức, chủ hộ, cá nhân, cộng đồng)

Đại diện là Ông (Bà) …………………………………….

Địa chỉ: Thôn ........xã........, huyện. ........ tỉnh........

Năm sinh........số chứng minh thư nhân dân:..................ngày........ cấp.....tại........

Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng khoán khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên bao gồm các điều khoản sau:

Điều 1. Bên A giao khoán cho bên B

Tổng diện tích giao khoán khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên là: ….. ha, cụ thể như sau:

Địa danh

Diện tích (ha)

Loài cây tái sinh ưu thế

Mật độ cây tái sinh

H(trung bình)

Tiểu khu

Khoảnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có bản đồ kèm theo)

Điều 2. Quyền hạn và trách nhiệm của bên A

1. Quyền hạn

- Kiểm tra, hướng dẫn và yêu cầu bên B sửa chữa những sai sót kỹ thuật bảo vệ rừng khi thực hiện hợp đồng; đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng nếu bên B vi phạm hợp đồng;

- Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại nếu bên B vi phạm hợp đồng.

2. Trách nhiệm

- Xác định rõ cho bên B biết về diện tích, loại rừng, trữ lượng, vị trí ranh giới trên bản đồ và ngoài thực địa đối với khu rừng được giao khoán khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên;

- Hướng dẫn bên B tổ chức thực hiện các quy định về khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên theo Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và chính sách hưởng lợi từ rừng theo các quy định hiện hành;

- Thanh toán tiền công khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên theo hợp đồng và biên bản nghiệm thu cho bên B;

- Trong trường hợp, hợp đồng ký nhiều năm khi nhà nước không bố trí kinh phí khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng, bên A có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên B để chấm dứt hợp đồng.

Điều 3. Quyền lợi và nghĩa vụ của bên B

1. Quyền lợi

- Được thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền công khoán khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên hàng năm sau khi nghiệm thu kết quả, mức khoán là:…….đ /1ha/1năm;

-Tổng giá trị thanh toán hàng năm là: ….... ha x   đ/ha =

Bằng chữ: (……………………………………………………………….)

- Được quyền hưởng lợi các sản phẩm từ rừng theo quy định hiện hành của pháp luật;

- Khi thời gian nhận khoán khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên theo hợp đồng đã ký kết chưa kết thúc, vì trường hợp bất khả kháng bên B không tiếp tục khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên nữa thì thông báo lại cho bên A chấm dứt hợp đồng và được thanh toán tiền trong thời gian đã thực hiện;

Được hướng dẫn, tham gia tập huấn về công tác khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên do bên A tổ chức.

2. Nghĩa vụ

- Chịu trách nhiệm trước bên A về vốn rừng được giao khoán, bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững;

- Chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng. Khi xảy ra cháy rừng phải tổ chức cứu chữa kịp thời và thông báo ngay cho bên A và chính quyền địa phương biết để huy động lực lượng chữa cháy;

- Thực hiện đúng nội dung, quy trình quy phạm, kỹ thuật bảo vệ đã được bên A hướng dẫn;

- Phải thường xuyên tuần tra, kiểm tra ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng như chặt phá rừng, đốt than, phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm rừng, săn bắt động vật rừng trái phép;

- Nếu bên B vi phạm hợp đồng sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Cam kết chung

- Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …./ ......../20........ đến ngày …./ ......../20........

- Hai bên cam kết và thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết;

- Nếu vì lý do khách quan mà bên A hoặc bên B muốn bổ sung thêm, bớt hợp đồng, thì phải báo cho bên kia biết trước 1 tháng;

Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau (Bên A giữ 2 bản, Bên B giữ 1 bản, UBND xã nơi có rừng 1 bản)./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên và đóng dấu)





XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ
(Ký tên và đóng dấu)

(1) Căn cứ pháp lý ký hợp đồng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 4545/BNN-TCLN năm 2013 về khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 4545/BNN-TCLN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 23/12/2013
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Hà Công Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản