Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BAN CHỈ ĐẠO 127-TW | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5098/BCĐ-TW | Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2002 |
Kính gửi: | - Các bộ, cơ quan ngang |
Thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Khoan tại Thông báo số 181/TB-VPCP ngày 26/11/2002 và tiếp tục thực hiện Công điện khẩn số 1254/VPCP-V1 ngày 14/3/2002, để góp phần ổn định thị trường, bảo đảm an toàn cho nhân dân ăn Tết, đón xuân vui tươi, lành mạnh, Ban chỉ đạo 127-TW đề nghị các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước tập trung chỉ đạo làm tốt một số công việc sau:
1. Đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại:
a. Công tác chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu:
- Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp cần tập trung chỉ đạo các lực lượng thuộc ngành mình và địa bàn mình phụ trách tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1254/VPCP-V1 ngày 14/3/2002, Phương án số 0993/BCĐ-127 ngày 20/3/2002 của Ban chỉ đạo 127-TW và các phương án kiểm tra, kiểm soát vải ngoại, thuốc lá ngoại nhập lậu lưu thông, bày bán trên thị trường.
- Các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Long An, An Giang, Tây Ninh, Kiên Giang.... tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt để ngăn chặn hàng nhập lậu qua biên giới, tập trung phá cho được các đường dây buôn lậu đang hoạt động, phải coi trọng nhiệm vụ công tác này như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với các tỉnh có đường sắt chạy qua, nhất là các tuyến đường sắt Lạng Sơn - Hà Nội, Lào Cai - Hà Nội, đường sắt Bắc - Nam, tuyến từ Quảng Trị trở vào, tuyến đường bưu điện từ biên giới vào nội địa, các lực lượng chức năng cần phối hợp chặt chẽ, tăng cường điều tra, trinh sát nắm tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm hạn chế tối đa việc dùng phương tiện Nhà nước để vận chuyển hàng nhập lậu.
- Trên thị trường nội địa, ngoài 17 mặt hàng nhập khẩu quy định phải dán tem phải làm thường xuyên, trong thời gian tới cần đặc biệt quan tâm kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng như: pháo (kể cả các loại pháo biến tướng), đồ chơi kích động bạo lực, thuốc nổ, thuốc lá ngoại, vải, quần áo may sẵn, nước giải khát, đường, bánh kẹo, mỹ phẩm, hoa quả tươi. Cần lưu ý các loại pháo biến tướng. Việc sử dụng các loại pháo, kể cả pháo hoa, pháo hoa giấy phải được phép của Thủ tướng Chính phủ.
b. Công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng:
Những mặt hàng cần tập trung kiểm tra trong dịp này là: rượu, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo, mỳ chính, nước mắm, thực phẩm chế biến, bảo đảm cho việc mua sắm, tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán được an toàn, ngăn chặn việc lưu thông trên thị trường các loại hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng nhằm bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi người tiêu dùng.
Địa bàn kiểm tra là các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, các tụ điểm, đầu mối buôn bán, phát luồng và các thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp và một số chợ, siêu thị bán các loại hàng hoá đó.
c. Công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại trên thị trường:
Cần tập trung kiểm tra và xử lý nghiêm những sản phẩm không có nhãn hàng hoá và chất lượng sản phẩm không phù hợp với các tiêu chí ghi trên nhãn hàng hoá theo quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 178/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mặt hàng cần tập trung kiểm tra là: bánh mứt kẹo, đồ hộp, đồ uống, tân dược, thực phẩm chế biến....
2. Tổ chức thực hiện của các ngành, lực lượng chức năng:
Uỷ ban nhân dân các cấp cần tăng cường chỉ đạo các ngành, các lực lượng trên từng địa bàn làm tốt những nhiệm vụ theo chức năng của từng ngành, từng lực lượng.
a. Bộ Thương mại:
* Chỉ đạo các Sở thương mại địa phương và các ty thương mại thuộc Bộ:
- Chủ động chuẩn bị nguồn hàng đủ số lượng, chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp, đa dạng để phục vụ nhân dân trong dịp Tết nguyên đán Quý mùi; đặc biệt là nhân dân các tỉnh miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long - nơi vừa trải qua nạn lũ lụt nặng nề và đồng bào các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Tuyên truyền giáo dục để các doanh nghiệp không tham gia buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả.
* Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường:
- Các Chi cục Quản lý thị trường cần có kế hoạch và phương án cụ thể kiểm tra, kiểm soát hàng nhập lậu lưu thông trên thị trường, tuỳ theo đặc điểm và diễn biến tình hình của địa bàn, khu vực, luồng hàng để xác định rõ ngành hàng và đối tượng cần phải tập trung kiểm tra, chú ý tiếp tục đấu tranh ngăn chặn buôn bán thuốc lá, vải; tránh việc kiểm tra tràn làn làm xáo động, gây mất ổn định thị trường, tạo sự thông thoáng cho việc giao lưu hàng hoá hợp pháp.
- Cần chủ động phối hợp với các lực lượng liên quan: Công an, Hải quan, Thanh tra chuyên ngành... tập trung kiểm tra, xử lý hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng bày bán, vận chuyển, tàng trữ trên thị trường nội địa.
- Tăng cường kiểm tra việc sản xuất, buôn bán, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng; phối hợp với ngành Y tế kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế đến mức tối đa hiện tượng ngộ độc lương thực, thực phẩm trong thời gian tới.
- Chú ý kiểm tra các cơ sở kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 11/1999/NĐ-CP của Chính phủ, nhất là những cửa hàng, cơ sở kinh doanh: rượu, thuốc lá, xăng dầu, khí hoá lỏng, thực phẩm tươi sống, ăn uống....
b. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tuyên truyền, vận động nông dân không dùng thuốc bảo vệ thực vật không được phép để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, nhất là trong dịp Tết nguyên đán sắp tới.
c. Bộ Công an:
Chỉ đạo lực lượng công an:
- Tiếp tục tập trung điều tra, phát hiện và xử lý các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại lớn, nhất là các đường dây, ổ nhóm liên quan đến nhiều địa bàn, đồng thời phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ các lực lượng khác trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; trấn áp những phần tử chống người thi hành công vụ và lợi dụng danh nghĩa thương binh để buôn lậu và vận chuyển hàng lậu.
- Chỉ đạo triển khai gấp việc tổ chức Trạm liên hợp Cầu Sắt - Tây Ninh để trạm sớm đi vào hoạt động như Điểm 2, Điều 2 Quyết định số 10/2001/QĐ-TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
d. Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng:
Chỉ đạo lực lượng Hải quan và Bộ đội biên phòng kiểm tra chặt chẽ hàng hoá xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu để ngăn chặn hàng lậu, gian lận thương mại, đồng thời tăng cường kiểm tra biên giới trên đất liền và trên biển để phát hiện và xử lý hàng nhập lậu. Đặc biệt lực lượng Biên phòng, Hải quan hoạt động trên biển cần có biện pháp ngăn chặn cho được một số tàu thuyền vận chuyển hàng lậu từ nước ngoài vào các tuyến Quảng Ninh, Hải Phòng và tuyến biển miền Trung.
g. Các Trạm kiểm soát liên hợp:
Uỷ ban nhân dân các tỉnh có các Trạm kiểm soát liên hợp cần bố trí lực lượng kiểm tra thường xuyên và nghiêm ngặt để ngăn chặn hàng nhập lậu, đặc biệt phải tổ chức các lực lượng mạnh ngăn chặn hàng lậu qua hai bên cánh gà.
Mặc dù chưa đến Tết nguyên đán Quý Mùi nhưng đã xuất hiện các xe ô tô chở pháo từ biên giới về Hà Nội và từ Hà Nội vào T.P Hồ Chí Minh. Vì vậy, đề nghị các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển pháo, thuốc nổ và đồ chơi kích động bạo lực, kiên quyết không để xảy ra đốt pháo, buôn bán pháo, đồ chơi kích động bạo lực. Ở địa bàn nào, nơi nào để xảy ra việc đốt pháo, bày bán pháo thì thủ trưởng của các lực lượng chức năng và chính quyền ở nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
Trong những ngày giáp Tết và sau Tết nguyên đán Quỹ Mùi, các lực lượng chức năng cần phân công, bố trí cán bộ trực ở cơ quan để kịp thời giải quyết các công việc cấp bách.
Ban chỉ đạo 127-TW lưu ý các lực lượng có chức năng kiểm tra, kiểm soát đồng thời với việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả cần đặc biệt lưu ý đến công tác nội bộ, khắc phục cho được những hiện tượng tiêu cực trong các lực lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá hợp pháp; cán bộ công chức nào vi phạm phải xử lý nghiêm theo pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, có gì vướng mắc hoặc xảy ra các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng báo cáo về Ban Chỉ đạo 127-TW (bộ phận thường trực) để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết.
| Trương Đình Tuyển (Đã ký) |
- 1Công văn số 5212/BCĐ-TW ngày 12/11/2003 của Ban Chỉ đạo 127-TW về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trước Tết Nguyên đán và đầu năm 2004
- 2Báo cáo số 5162/BCĐ127TW ngày 10/12/2002 của Ban chỉ đạo 127-TW về việc một số giải pháp chống buôn lậu gian lận thương mại năm 2003
- 3Quyết định 880-TM/QLTT năm 1996 về Quy chế công tác của Công chức kiểm soát thị trường do Bộ trưởng Bộ thương mại ban hành
- 1Công văn số 5212/BCĐ-TW ngày 12/11/2003 của Ban Chỉ đạo 127-TW về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trước Tết Nguyên đán và đầu năm 2004
- 2Báo cáo số 5162/BCĐ127TW ngày 10/12/2002 của Ban chỉ đạo 127-TW về việc một số giải pháp chống buôn lậu gian lận thương mại năm 2003
- 3Quyết định 880-TM/QLTT năm 1996 về Quy chế công tác của Công chức kiểm soát thị trường do Bộ trưởng Bộ thương mại ban hành
- 4Nghị định 11/1999/NĐ-CP về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện
Công văn 5098/BCĐ-TW của Ban Chỉ đạo 127-TW về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp cuối năm 2002 và tết nguyên đán Quý Mùi
- Số hiệu: 5098/BCĐ-TW
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/12/2002
- Nơi ban hành: Ban Chỉ đạo 127-TW
- Người ký: Trương Đình Tuyển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra