Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4972/BTTTT-VP | Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2023 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình
Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo công văn số 6122/VPCP-QHĐP ngày 10/8/2023, nội dung kiến nghị như sau:
Việc chuyển đổi số đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, tạo thuận lợi và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, chuyển đổi số cũng giúp Chính phủ quản lý, điều hành và ngày càng cải thiện tốt hơn chất lượng công việc. Tuy nhiên, đối với một số địa phương thuộc vùng đặc biệt khó khăn còn bất cập trong thực hiện chuyển đổi số do: Mặt bằng dân trí của người dân không đồng đều; hạ tầng viễn thông, trang thiết bị của cơ quan hành chính, người dân chưa đáp ứng được yêu cầu; các văn bản pháp lý để phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số chưa đồng bộ, chưa theo kịp tốc độ và yêu cầu của công cuộc chuyển đổi số hiện nay (đơn cử việc chứng thực điện tử mới chỉ có giá trị trên môi trường điện tử). Đề nghị Chính phủ quan tâm, sớm xây dựng các thể chế, quy định thực thi pháp luật trong công cuộc chuyển đổi số; các quan hệ giao dịch trong chuyển đổi số chủ yếu diễn ra trên môi trường số nên yêu cầu phải tạo ra khuôn khổ pháp lý an toàn cho cơ quan quản lý Nhà nước và người sử dụng; gắn trách nhiệm của các doanh nghiệp viễn thông với công cuộc chuyển đổi số trong việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng viễn thông ở cơ sở đáp ứng các giao dịch trên môi trường số; có chính sách hỗ trợ người dân tiếp cận và sử dụng thông tin, thiết bị thông minh trong chuyển đổi số và giải quyết thủ tục hành chính; định hướng các bộ, ngành, địa phương đồng bộ hóa trong việc sử dụng các văn bản điện tử, chứng thực điện tử trong việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính.
Sau khi nghiên cứu, Bộ TTTT có ý kiến trả lời như sau:
1. Đối với kiến nghị Chính phủ quan tâm, sớm xây dựng các thể chế, quy định thực thi pháp luật trong công cuộc chuyển đổi số; các quan hệ giao dịch trong chuyển đổi số chủ yếu diễn ra trên môi trường số nên yêu cầu phải tạo ra khuôn khổ pháp lý an toàn cho cơ quan quản lý Nhà nước và người sử dụng.
- Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó đã xác định nhiệm vụ “Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông (Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông,...) để bảo đảm đầu tư của Nhà nước và huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, xã hội để chuyển đổi số” là một trong những nhiệm vụ Kiến tạo thể chế tạo nền móng chuyển đổi số.
- Luật Giao dịch điện tử được ban hành năm 2023 là hành lang pháp luật nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc về hoạt động giao dịch điện tử và bổ sung các nội dung mới của hoạt động kinh tế số, đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, Chính phủ số trong đó đã quy định việc thúc đẩy hoạt động giao dịch điện tử, hướng đến việc chuyển toàn bộ hoạt động lên môi trường số, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số (Chương V). Đồng thời, Luật cũng đưa ra bổ sung các quy định liên quan đến các dịch vụ tin cậy như: Chữ ký điện tử, cấp dấu thời gian, chứng thực thông điệp dữ liệu, chứng thực chữ ký số công cộng (Chương III), đây là những công cụ, biện pháp để đảm bảo các giao dịch điện tử được thực hiện một cách an toàn, tin cậy hơn trên môi trường mạng.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao dịch điện tử, và giao Bộ TTTT là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử (Chương VII).
2. Đối với kiến nghị trách nhiệm của các doanh nghiệp viễn thông với công cuộc chuyển đổi số trong việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng viễn thông ở cơ sở đáp ứng các giao dịch trên môi trường số.
Hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông và hạ tầng dữ liệu. Hiện đại hoá hạ tầng viễn thông hướng tới hạ tầng số để phát triển kinh tế số, xã hội số là một trong những mục tiêu được ngành TTTT thúc đẩy quyết liệt.
Bộ TTTT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", trong đó giao trách nhiệm:
- Bộ TTTT “Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông để phát triển hạ tầng số”.
- Các doanh nghiệp viễn thông “Chủ động thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, làm chủ công nghệ lõi, đảm bảo an toàn, an ninh mạng”.
- Các doanh nghiệp công nghệ số “Tham gia hoặc chủ trì triển khai các nhiệm vụ liên quan như xây dựng hạ tầng số, nền tảng số, xây dựng cơ sở dữ liệu, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng cho chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực”.
Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó giao “Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và các doanh nghiệp công nghệ đủ năng lực kỹ thuật, tài chính ưu tiên bố trí nguồn lực để phát triển hạ tầng số, các nền tảng số, hệ thống quy mô quốc gia, dữ liệu số quốc gia, các ứng dụng, dịch vụ quy mô quốc gia, nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ số cốt lõi phục vụ Chính phủ số”.
Trong thời gian qua, Bộ TTTT đã chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp viễn thông triển khai cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng số hiện đại với các công nghệ tiên tiến như 3G, 4G, 5G.., đa dạng hóa dịch vụ phù hợp xu thế hội tụ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, với một số kết quả cụ thể như sau:
- Hơn 1 triệu km cáp quang được triển khai đến tận thôn, bản, xã, phường trên cả nước: 100% xã và 93,1% thôn/bản (91.669/98.455) có hạ tầng băng rộng cáp quang; 100% xã, phường, thị trấn đã được phủ sóng di động 4G, đạt cao hơn mức trung bình thế giới (87,7TB/100 dân); ngang các nước phát triển (99,4%). Sóng di động 4G đã phủ tới 99,8% dân số tại tất cả các vùng miền của tổ quốc và 100% các xã, phường trên cả nước. Mạng 5G đã được thử nghiệm tại 59 tỉnh, thành.
- Tính tới tháng 8 năm 2023, cả nước hiện có khoảng 129 triệu thuê bao điện thoại di động (tính đến tháng 7/2023), trong đó có khoảng 86,5 triệu thuê bao di động băng rộng, đạt tỷ lệ 88,67 thuê bao/100 dân. Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh đạt 79,35%, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng đạt 78%, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022.
- Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh đạt 79,35%, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2022.
- Tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng đạt 78%, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022.
- Tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định đạt 93,66 Mbps, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2022.
- Tốc độ truy cập mạng băng rộng di động đạt 48,29 Mbps, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông trong việc phát triển xây dựng hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, bao gồm:
- Nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) nhằm tháo gỡ khó khăn, bất cập, vướng mắc để phù hợp với bối cảnh phát triển mới, khắc phục các vướng mắc trong công tác thực thi, quản lý nhà nước thời gian qua, tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng số quốc gia, bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hiện tại dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) đang hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 năm 2023 (tháng 10/2023).
- Thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông triển khai ứng dụng công nghệ truyền dẫn quang tốc độ siêu cao, dung lượng lớn (thông qua hoạt động cấp phép và ban hành quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ).
- Nghiên cứu chính sách thúc đẩy sử dụng điện toán đám mây theo hướng ưu tiên sử dụng dịch vụ điện toán đám mây (Cloud First, Cloud Smart) trong đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước; Xây dựng, ban hành tiêu chí dịch vụ điện toán đám mây an toàn, nền tảng công nghệ mới an toàn và tổ chức đánh giá, công nhận, công bố dịch vụ điện toán đám mây an toàn, nền tảng công nghệ mới an toàn.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông trên cơ sở xây dựng, bổ sung, sửa đổi, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông phù hợp với việc phát triển nhanh chóng của các công nghệ và dịch vụ.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng di động chất lượng cao (4G/5G và thế hệ tiếp theo) trên phạm vi toàn quốc; nghiên cứu, thực hiện lộ trình dừng công nghệ di động cũ (2G/3G).
3. Đối với trách nhiệm định hướng các bộ, ngành, địa phương đồng bộ hóa trong việc sử dụng các văn bản điện tử, chứng thực điện tử trong việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính.
Ngày 06/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Trong đó có quy định về việc cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phải tập trung, thống nhất, tạo thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để tiếp nhận, giải quyết, theo dõi, đánh giá chất lượng thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp. Đồng thời, Nghị định số 107/2021/NĐ-CP đã sửa đổi một số điều nhằm đáp ứng được nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính trong tình hình hiện tại, khi mà các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành được đưa vào khai thác, sử dụng.
Ngày 24/6/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Một trong các điểm mới trong Nghị định số 42/2022/NĐ-CP đó là quy định các mức độ trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Tại khoản 1, Điều 11, Chương III của Nghị định có nêu rõ các cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo 02 mức độ là: Dịch vụ công trực tuyến toàn trình và Dịch vụ công trực tuyến một phần.
Ngày 05/9/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2022/NĐ-CP (Điều 5) quy định về định danh và xác thực điện tử, trong đó quy định “Hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ công kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử để khai thác thông tin của chủ thể danh tính điện tử phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động quản lý nhà nước khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao qua Nền tảng định danh và xác thực điện tử”.
Do vậy, các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an “Thực hiện xác thực, đồng bộ dữ liệu các tài khoản đã được tạo lập, sử dụng bởi Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh với tài khoản do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập” để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử, bảo đảm tuân thủ Khoản 12 Điều 35 Nghị định số 59/2020/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ TTTT đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 4973/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Lạng Sơn gửi tới sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Công văn 4980/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Tháp gửi tới sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Công văn 4981/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Long gửi tới sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Công văn 10410/BGTVT-KCHT năm 2023 trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Lào Cai gửi tới sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Công văn 5821/BXD-QLN năm 2023 về trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang gửi tới Quốc hội trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Công văn 9473/BTC-TCT năm 2023 trả lời kiến nghị của cử chi gửi tới kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 813/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Công văn 821/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Công văn 822/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 10Công văn 806/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Lâm Đồng gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Luật viễn thông năm 2009
- 3Nghị định 59/2020/NĐ-CP quy định về cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
- 4Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử
- 6Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 107/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 8Luật Giao dịch điện tử 2023
- 9Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng
- 10Công văn 4973/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Lạng Sơn gửi tới sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 11Công văn 4980/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Tháp gửi tới sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 12Công văn 4981/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Long gửi tới sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 13Công văn 10410/BGTVT-KCHT năm 2023 trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Lào Cai gửi tới sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 14Công văn 5821/BXD-QLN năm 2023 về trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang gửi tới Quốc hội trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Xây dựng ban hành
- 15Công văn 9473/BTC-TCT năm 2023 trả lời kiến nghị của cử chi gửi tới kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV do Bộ Tài chính ban hành
- 16Công văn 813/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 17Công văn 821/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 18Công văn 822/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 19Công văn 806/BTTTT-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Lâm Đồng gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Công văn 4972/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình gửi tới sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 4972/BTTTT-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 29/09/2023
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra