- 1Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 2Luật Báo chí 2016
- 3Thông tư 38/2016/TT-BTTTT quy định chi tiết về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử
- 5Nghị định 27/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 6Nghị định 70/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quảng cáo
- 7Quyết định 146/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4843/BTTTT-VP | Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 685/BDN ngày 29/7/2022, nội dung kiến nghị như sau:
Câu 1: Cử tri kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tăng cường bảo vệ an ninh mạng và đẩy mạnh công tác truyền thông trước tình trạng vẫn còn một số đối tượng trong và ngoài nước lợi dụng tình hình, đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Nhà nước, gây hoang mang dư luận.
Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:
Thông tin tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta, thông tin sai sự thật, vi phạm pháp luật chủ yếu tập trung trên các mạng xã hội do nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, điển hình là Facebook, Youtube và gần đây là Tiktok. Hiện nay, Bộ TT&TT cùng các Bộ, ngành đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để quản lý các nội dung thông tin trên mạng, như sau:
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan:
- Bổ sung các phương án xử lý các hành vi vi phạm trên môi trường mạng tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
- Quy định trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam trong việc phối hợp với cơ quan quản lý để loại bỏ nội dung thông tin vi phạm theo quy định tại Thông tư số 38/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 quy định chi tiết việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.
- Quy định về các hành vi đưa thông tin sai sự thật và thông tin gây phương hại đến an ninh quốc gia, an ninh chính trị và an toàn xã hội là những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 Luật Báo chí ngày 05/4/2016; Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
- Trình Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2021/NĐ-CP trong đó bổ sung các quy định về quảng cáo xuyên biên giới như: Bộ TT&TT là đầu mối quản lý các hoạt động quảng cáo trực tuyến trong đó có quảng cáo xuyên biên giới; Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải tuân thủ quy định về quảng cáo như doanh nghiệp trong nước; phải gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trong vòng 24 giờ theo yêu cầu; Yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong và ngoài nước phải cung cấp giải pháp kỹ thuật kiểm tra, loại bỏ quảng cáo vi phạm; Bổ sung chế tài xử lý trong trường hợp doanh nghiệp nước ngoài không tuân thủ luật pháp Việt Nam về quảng cáo.
- Hiện nay, Bộ TT&TT đã trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP nhằm bổ sung thêm các quy định để quản lý chặt chẽ hơn việc cung cấp thông tin trên mạng xã hội trong nước và các mạng xã hội nước ngoài hoạt động xuyên biên giới tại Việt Nam.
- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật Báo chí 2016 để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, trong đó có các quy định cụ thể về việc quản lý thông tin trên môi trường mạng
2. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức người dân để chủ động phòng tránh tin giả, tin sai sự thật, đồng thời áp dụng các quy tắc ứng xử phù hợp trên mạng:
- Tăng cường chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo, đài trung ương và địa phương tuyên truyền mạnh mẽ các chủ trương, chính sách, của Đảng, Chính phủ, Chính quyền địa phương nhằm tạo sự đồng thuận xã hội.
- Phổ biến Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, nhằm nâng cao nhận thức và hành vi ứng xử trên mạng xã hội của người dân, giúp người sử dụng có thể nhận biết và cảnh giác hơn với các thông tin giả mạo, sai sự thật.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch thông qua việc duy trì hiệu quả cơ chế Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại định kỳ hằng tháng.
- Đặt hàng các cơ quan báo chí tuyên truyền đẩy mạnh phát triển văn hóa, con người Việt Nam ra nước ngoài; đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái làm xấu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý và giám sát các nội dung thông tin trên môi trường mạng:
- Bộ TT&TT đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý, xử lý theo thẩm quyền được giao theo hướng: (1) Nếu xác định được nhân thân đối tượng vi phạm trên địa bàn thì các địa phương chủ động xử lý đối tượng (xử phạt vi phạm hành chính); trong trường hợp đối tượng vi phạm nhiều lần, nghiêm trọng thì Sở TT&TT phối hợp với Công an tỉnh, thành phố củng cố chứng cứ để có thể xử lý ở mức cao hơn (xử phạt hình sự)1; (2) Trong trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, thì các địa phương phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn, xử lý phù hợp.
- Bộ TT&TT vận hành “Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia” để chủ động rà soát, phát hiện, đánh giá thông tin trên mạng và giám sát an toàn không gian mạng, chỉ đạo các nhà mạng triển khai các giải pháp kỹ thuật mới để ngăn chặn hiệu quả việc phát tán thông tin xấu, độc, ngăn chặn các hành vi tấn công mạng, lợi dụng mạng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Chỉ đạo 35 các Bộ, ngành Trung ương và địa phương triển khai rà quét, đánh giá xu hướng về các luồng thông tin được dư luận quan tâm, thông tin xấu độc.
4. Chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn nguồn phát tán thông tin vi phạm:
Bộ TT&TT chỉ đạo các đơn vị chuyên môn xử lý các nguồn phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân, thông tin phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam, kêu gọi kích động biểu tình, chống phá nhà nước; thông tin độc hại với trẻ em; triển khai nhiều giải pháp đấu tranh đồng bộ về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật nhằm buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới (Facebook, Google, TikTok...) tuân thủ pháp luật Việt Nam.2
5. Bộ TT&TT cũng đã đưa vào vận hành Trung tâm Xử lý tin giả tại tên miền www.tingia.gov.vn. Trung bình mỗi tháng Trung tâm tiếp nhận và xử lý hơn 400 phản ánh về tin giả của người dân, qua đó thực hiện xác minh và công bố các thông tin giả, tin sai sự thật và tin xác thực tránh gây hoang mang dư luận trong nhân dân. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho các địa phương, bộ, ngành về cách thức nhận biết, phát hiện tin giả, thông tin xấu độc trên môi trường mạng.
Câu 2: Cử tri kiến nghị có ưu tiên về chính sách, ngân sách và nhân lực cho quá trình chuyển đổi số của Thành phố trong giai đoạn sắp tới.
Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:
Ngày 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 146/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số; 100% cán bộ chuyên trách chuyển đổi số, công nghệ thông tin được đào tạo về công nghệ số và được đánh giá trực tuyến kết quả đào tạo qua hệ thống đánh giá, sát hạch chuẩn kỹ năng số quốc gia. Đào tạo 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên về các chuyên ngành công nghệ số, kinh tế số và xã hội số như công nghệ trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, tài chính số, kinh doanh số, truyền thông số...
Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai Đề án, huy động các nguồn lực tài chính từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn lực xã hội và các nguồn kinh phí khác phục vụ công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số.
Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc phạm vi Đề án được giao cho các Bộ, các cơ quan trung ương chủ trì và các hoạt động chỉ đạo, điều hành triển khai Đề án. Địa phương có trách nhiệm bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc phạm vi Đề án được giao cho các địa phương chủ trì.
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ TT&TT đối với kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
1 Kết quả: Trong 8 tháng đầu năm 2022, Bộ TT&TT đã ban hành 29 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động thông tin điện tử, mạng xã hội với tổng số tiền phạt 840,000.000 đồng.
2 Kết quả từ đầu năm 2022 - 31.8.2022: Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 1.811 bài viết có nội dung thông tin xấu độc (tỷ lệ 90%). Đặc biệt, trong năm 2022, Facebook đã chấp nhận gỡ bỏ 16 hội, nhóm (group) có nội dung không lành mạnh và nội dung độc hại với trẻ em như Hội nhũng người vỡ nợ thích làm liều, Hội những người muốn tự tử, Hội đồng phê,... Ngoài ra, gỡ bỏ 10 tài khoản giả mạo các cá nhân, tổ chức. Google đã gỡ 6.200 videos vi phạm trên Youtube (tỷ lệ 92%). Đáng chú ý, vào tháng 3/2022, Youtube đã ngăn chặn 05 kênh Youtube phản động khỏi truy cập từ lãnh thổ Việt Nam (khoảng 1.500 video). Tiktok đã chặn, gỡ: 262 videos vi phạm (tỷ lệ 91%). Đồng thời, tự chủ động rà quét, ngăn chặn 800 video có nội dung xấu độc trên nền tảng của mình. Ngoài ra, riêng trong tháng 8, Tiktok đã gỡ bỏ 03 tài khoản thường xuyên đăng tải nội dung chống phá Đảng, Nhà nước..
- 1Công văn 4176/BTTTT-VP năm 2022 về tăng cường kiểm tra, xử lý quảng cáo thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về chất lượng sản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Quyết định 126/QĐ-BGTVT năm 2023 về Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực an ninh mạng của Bộ Giao thông vận tải đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Chỉ thị 07/CT-TTg năm 2023 về tăng cường công tác truyền thông chính sách do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 3302/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Nam gửi tới trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Công văn 3305/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc gửi tới trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
- 7Thông tư 14/2024/TT-BCA hướng dẫn Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 1Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 2Luật Báo chí 2016
- 3Thông tư 38/2016/TT-BTTTT quy định chi tiết về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử
- 5Nghị định 27/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 6Nghị định 70/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quảng cáo
- 7Quyết định 146/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 4176/BTTTT-VP năm 2022 về tăng cường kiểm tra, xử lý quảng cáo thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về chất lượng sản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Quyết định 126/QĐ-BGTVT năm 2023 về Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực an ninh mạng của Bộ Giao thông vận tải đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 10Chỉ thị 07/CT-TTg năm 2023 về tăng cường công tác truyền thông chính sách do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Công văn 3302/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Nam gửi tới trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 12Công văn 3305/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc gửi tới trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 13Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
- 14Thông tư 14/2024/TT-BCA hướng dẫn Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Công văn 4843/BTTTT-VP năm 2022 về tăng cường bảo vệ an ninh mạng và đẩy mạnh công tác truyền thông phòng tránh tình trạng lợi dụng tình hình, đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Nhà nước, gây hoang mang dư luận do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 4843/BTTTT-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/09/2022
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết