- 1Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48090/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long
(Đ/c: Lô J1-J2) KCN Thăng Long, xã Võng La, huyện Đông Anh, TP Hà Nội MST: 0106603992)
Trả lời công văn số MKTC-005-201802 ngày 21/5/2018 của Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long (sau đây gọi tắt là công ty) đề nghị hướng dẫn về thời gian trích khấu hao tài sản thuê tài chính. Về vấn đề này, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
+ Tại Khoản 3, Khoản 10 Điều 2 giải thích từ ngữ:
“Điều 2. Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
3. Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thu của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
10. Thời gian trích khấu hao TSCĐ: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ”
+ Tại Khoản 3 Điều 4 quy định xác định nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính:
“Điều 4. Xác định nguyên giá của tài sản cố định:
3. Tài sản cố định thuê tài chính:
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.”
+ Tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 8 quy định về cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
“Điều 8. Cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
2. Đối với tài sản cố định đi thuê:
b) Đối với TSCĐ thuê tài chính:
- Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định.
- Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.
c) Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.”
+ Căn cứ Khoản 6, Khoản 9 Điều 9 quy định về nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định:
“Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
6. Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.
+ Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 quy định về xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình:
“Điều 10. Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình:
1. Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
2. Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau:
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ | = | Giá trị hợp lý của TSCĐ | x | Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư này) |
Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường) |
Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến) và các trường hợp khác.”
+ Căn cứ Khoản 3 và Khoản 4 Điều 13 quy định phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:
“Điều 13. Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:
3. Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.
4. Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.”
+ Căn cứ Phụ lục I về khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định (Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính).
- Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
…
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
…
b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.
d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
…”
- Căn cứ hồ sơ tài liệu do công ty cung cấp.
Căn cứ các quy định trên và hồ sơ tài liệu do công ty cung cấp, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:
Công ty tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT/BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.
Trường hợp công ty thuê tài sản cố định theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính), hết thời gian thuê tài chính, công ty mua lại các TSCĐ đó thì công ty thực hiện trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của công ty. Về thời gian trích khấu hao TSCĐ, đề nghị công ty căn cứ vào tình trạng thực tế của TSCĐ thuê tài chính (còn mới hoặc đã qua sử dụng) để xác định theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC nêu trên.
Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, công ty thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì công ty được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
Phần trích khấu hao nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 6 và không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC nêu trên (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Trường hợp còn vướng mắc đề nghị công ty liên hệ với Phòng Kiểm tra thuế số 1 - 187 Giảng Võ để được hướng dẫn cụ thể.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long được biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 11338/CT-TTHT năm 2017 giải đáp thời gian trích khấu hao tài sản cố định do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 80827/CT-TTHT năm 2017 về chi phí khấu hao tài sản cố định thuê tài chính do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 12697/CT-TTHT năm 2018 về thời gian trích khấu hao đối với tài sản cố định do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 35839/CT-TTHT năm 2019 về thời gian khấu hao tài sản cố định cho thuê do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 1Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 11338/CT-TTHT năm 2017 giải đáp thời gian trích khấu hao tài sản cố định do thành phố Hà Nội ban hành
- 7Công văn 80827/CT-TTHT năm 2017 về chi phí khấu hao tài sản cố định thuê tài chính do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 8Công văn 12697/CT-TTHT năm 2018 về thời gian trích khấu hao đối với tài sản cố định do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 9Công văn 35839/CT-TTHT năm 2019 về thời gian khấu hao tài sản cố định cho thuê do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 48090/CT-TTHT năm 2018 về thời gian trích khấu hao đối với tài sản thuê tài chính do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 48090/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 10/07/2018
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Mai Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết