Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4806/BYT-VPB1
V/v trả li kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2022

 

Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ

Bộ Y tế nhận được công văn số 487/BDN ngày 14 tháng 6 năm 2022 của Ban Dân nguyện về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV, trong đó có một số kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ.

Bộ Y tế xin trả lời đối với từng kiến nghị của cử tri liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành Y tế, cụ thể như sau:

1. Về việc cử tri phản ánh Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã điều chỉnh mức hưởng bảo hiểm y tế của đi tượng thanh niên xung phong chỉ được hưởng 80% chi phí khám, chữa bệnh thay vì 100% chi phí khám, chữa bệnh như trước đây. Đề nghị xem xét tăng mức hưởng bảo hiểm y tế cho đối tượng là Thành niên xung phong t mức 80% lên 100%.

- Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta không ngừng quan tâm chăm lo đền ơn đáp nghĩa đối với người có công cách mạng trong đó có nhóm đối tượng thanh niên xung phong. Hệ thống chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế về ưu đãi người có công ngày một hoàn thiện, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao, gắn liền với sự đảm bảo công bằng và sự đồng thuận của xã hội.

- Hiện nay, chính sách bảo hiểm y tế đối với lực lượng thanh niên xung phong đã được quy định tại Luật Bảo hiểm y tế và Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

- Thời gian vừa qua, một số Đoàn đại biểu Quốc hội và cử tri đã có kiến nghị đề nghị nâng mức hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng Thanh niên xung phong. Đối với nội dung kiến nghị này, Bộ Y tế đã và đang phối hợp với các Bộ, ban ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ xem xét, điều chỉnh mức hưởng bảo hiểm y tế.

2. Về việc hiện nay quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng với công dụng của sản phẩm; có hiện tượng “thổi phồng” về tác dụng điều trị đang tràn ngập trên các trang mạng xã hội. Đặc biệt, việc các cá nhân là giới nghệ sĩ có sức ảnh hưởng đến công chúng tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng đã làm người tiêu dùng tin tưởng sử dụng và phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe, thiệt hại về kinh tế. Đề nghị Bộ Y tế phối hợp Bộ Thông tin - Truyền thông xem xét, có giải pháp tăng cường quản lý việc quảng cáo về các sản phẩm chữa bệnh nói chung trong đó có sản phẩm thực phẩm chức năng.

- Các quy định pháp luật liên quan đến công tác quản lý quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật1. Các cơ sở có thực phẩm chức năng trước khi tiến hành quảng cáo phải được thẩm định nội dung, các cơ quan phát hành quảng cáo chỉ được phát hành quảng cáo đúng nội dung đã được thẩm định. Như vậy, về hệ thống pháp luật đã đầy đủ.

- Liên quan đến quản lý hoạt động quảng cáo, gồm Bộ Y tế (cơ quan quản lý cơ sở có sản phẩm thực phẩm), Bộ Thông tin và Truyền thông (cơ quan quản lý phương tiện quảng cáo), Bộ Công Thương (cơ quan quản lý các sàn thương mại điện tử) cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa. Về cơ bản ý thức chấp hành của tổ chức, cá nhân về cơ bản đã được nâng cao. Các báo, đài Trung ương nhìn chung đã tuân thủ tốt quy định về quảng cáo thực phẩm; thực hiện chỉ quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi có xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan y tế có thẩm quyền. Tuy nhiên, một số đài truyền hình địa phương, đặc biệt các trang mạng xã hội vẫn xảy ra tình trạng quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung, quảng cáo không đúng với nội dung đã được thẩm định, sử dụng hình ảnh bác sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm chức năng.

- Ngày 11/01/2021 Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) đã có Công văn số 35/ATTPPCTTR gửi Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) - Bộ Công an phối hợp trong công tác quản lý về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe và Công văn số 26/ATTPPCTTR gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh tăng cường công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trong đó tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, đẩy mạnh xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là xử lý vi phạm quảng cáo trên môi trường mạng, mạng xã hội, youtube v.v...công khai cơ sở và sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

- Thời gian vừa qua, Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm quy định về quảng cáo và công khai kết quả xử lý trên trang vfa.gov.vn. Ngoài ra, Bộ Y tế thường xuyên phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm, cảnh báo về an toàn thực phẩm trên trang vfa.gov.vn, đồng thời khuyến cáo cho người tiêu dùng biết: Không có thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào có tác dụng chữa bệnh; Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

Trên đây là nội dung trả lời đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ liên quan đến lĩnh vực y tế, Bộ Y tế trân trọng kính gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội để thông tin tới cử tri.

Xin trân trọng cảm ơn./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện - UBTVQH;
- VPCP: QHĐP, TH;
- VPQH;
- Các đ/c Thứ trưởng BYT;
- BYT: Các Vụ, Cục, TC, TTrB;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế (để đăng tải);
- Lưu: VT.VPB1.

Q. BỘ TRƯỞNG




Đào Hồng Lan

 



1 (1) Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;

(2) Luật Quảng cảo số 16/2012/QH13 ban hành ngày 21/6/2012;

(3) Nghị định số 15/ 2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, (sau đây gọi tắt là Nghị định số 15/2018/NĐ-CP);

(4) Nghị định số 181/ 2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, (sau đây gọi tắt là Nghị định số 181/2013/NĐ-CP);

(5) Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/03/2021, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; Nghị định này thay thế Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, Nghị định số 28/2017/NĐ-CP và Nghị định 115/2018/NĐ-CP;

(6) Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2021;

(7) Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo;

(8) Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013, quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng Cáo;

(9) Thông tư số 09/2015/TT-BYT, ngày 25 tháng 5 năm 2015, hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 4806/BYT-VPB1 năm 2022 về xem xét tăng mức hưởng bảo hiểm y tế cho đối tượng là Thành niên xung phong từ mức 80% lên 100% và tăng cường quản lý việc quảng cáo về các sản phẩm chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: 4806/BYT-VPB1
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 05/09/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Đào Hồng Lan
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản