Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4784/BYT-MT | Hà Nội, ngày 21 tháng 07 năm 2014 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; |
Trong thời gian qua công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động đã được các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng, nhưng cũng còn nhiều bất cập, hạn chế. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng lao động chưa nêu cao trách nhiệm, vi phạm các quy định pháp luật về vệ sinh lao động. Phần lớn người lao động còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng và thiếu chủ động trọng phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. Tình trạng không đảm bảo vệ sinh lao động trong các cơ quan, cơ sở sản xuất xảy ra khá phổ biến ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người lao động.
Để chủ động phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo sức khỏe cho người lao động góp phần ổn định, phát triển sản xuất, trong thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
1. Các Bộ, ngành chỉ đạo các cơ sở lao động thuộc ngành và lĩnh vực quản lý tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động như cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động, đặc biệt là các cơ sở lao động có sử dụng dung môi hữu cơ (đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, giảm tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại, tăng cường hệ thống thông gió tại các nhà xưởng, bố trí đủ nước uống, nước sạch cho người lao động,...); đo, kiểm tra môi trường lao động, lập hồ sơ vệ sinh lao động; khám sức khỏe tuyển dụng để bố trí công việc phù hợp, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ảnh hưởng của môi trường lao động đối với sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp và thực hiện các can thiệp phòng chống bệnh nghề nghiệp.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý thực hiện các nội dung sau:
2.1. Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Y tế thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về công tác an toàn vệ sinh lao động; tăng cường thanh tra các cơ sở sản xuất giày da có sử dụng dung môi hữu cơ; nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra về công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Kiên quyết xử phạt những hành vi vi phạm quy định về vệ sinh lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
2.2. Chỉ đạo Sở Y tế lập Hồ sơ vệ sinh lao động; đo, kiểm tra môi trường lao động cho toàn bộ các cơ sở lao động trên địa bàn quản lý, quan tâm đến các cơ sở sản xuất giày da có sử dụng dung môi hữu cơ. Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động; hướng dẫn các cơ sở lao động trong việc tổ chức thời giờ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, phân công lao động khoa học,...; tổng hợp số liệu về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp báo cáo định kỳ về cơ quan có thẩm quyền.
2.3. Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Sở Y tế, các Sở, Ngành, Hội nghề nghiệp liên quan tập trung tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, huấn luyện cho người sử dụng lao động, người lao động trong các cơ sở lao động về quản lý vệ sinh lao động; chăm sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; các biện pháp sơ cấp cứu tai nạn lao động.
2.4. Chỉ đạo các cơ sở lao động củng cố và hoàn thiện bộ phận y tế cơ sở; tăng cường công tác tự kiểm tra về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; tổ chức bố trí, sắp xếp thời giờ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; tổ chức huấn luyện về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và sơ cấp cứu cho người lao động; thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động định kỳ, lập hồ sơ vệ sinh lao động của đơn vị, không ngừng cải thiện điều kiện lao động, giảm tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại, tăng cường hệ thống thông gió tại các nhà xưởng, bố trí đủ nước uống, nước sạch cho người lao động,...; thực hiện khám sức khỏe tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và lập hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động; thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách về bảo hộ lao động để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Đề nghị các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp và đảm bảo sức khỏe người lao động trong sản xuất.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Chỉ thị 05/2003/CT-BCN về việc tăng cường công tác an toàn - vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ trong năm an toàn công nghiệp 2003 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Chỉ thị 07/CT-BYT năm 2008 tăng cường công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trong ngành y tế do Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 8025/BYT-MT tăng cường công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành
- 4Công văn 4979/BYT-DP năm 2014 tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa do Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 1592/LĐTBXH-BHXH năm 2015 giải quyết vướng mắc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước năm 1995 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quyết định 3093/QĐ-BYT năm 2020 về phân công triển khai Quyết định 659/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chăm sóc nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 trong ngành y tế do Bộ Y tế ban hành
- 7Quyết định 3431/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt Kế hoạch hành động triển khai Quyết định 659/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Bộ Y tế ban hành
- 1Chỉ thị 05/2003/CT-BCN về việc tăng cường công tác an toàn - vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ trong năm an toàn công nghiệp 2003 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Chỉ thị 07/CT-BYT năm 2008 tăng cường công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trong ngành y tế do Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 8025/BYT-MT tăng cường công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành
- 4Công văn 4979/BYT-DP năm 2014 tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa do Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 1592/LĐTBXH-BHXH năm 2015 giải quyết vướng mắc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước năm 1995 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quyết định 3093/QĐ-BYT năm 2020 về phân công triển khai Quyết định 659/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chăm sóc nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 trong ngành y tế do Bộ Y tế ban hành
- 7Quyết định 3431/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt Kế hoạch hành động triển khai Quyết định 659/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Bộ Y tế ban hành
Công văn 4784/BYT-MT năm 2014 về tăng cường công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 4784/BYT-MT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 21/07/2014
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Thanh Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra