BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4330/BNN-KTHT | Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2020 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Để tổng kết, đánh giá việc thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956) và định hướng xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Nội dung tổng kết: Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và giải pháp của đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn và hoạt động đào tạo; đánh giá thuận lợi, khó khăn, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thực hiện từng hoạt động; tổng kết một số bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện; đề xuất, kiến nghị thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.
(Có đề cương báo cáo kèm theo)
- Trong quá trình tổng kết Đề án, tổ chức khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 1956.
- Về hình thức tổ chức tổng kết: Các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương lựa chọn hình thức tổ chức tổng kết trực tuyến/tập trung.
Trong giai đoạn 2021-2025 quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp được đẩy mạnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ, chế biến, phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Số lượng các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại nông nghiệp dự báo sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm tới1 làm phát sinh nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp của lao động nông thôn. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra vấn đề cho người lao động phải được trang bị các kiến thức, tay nghề đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao, có truy suất nguồn gốc, thương hiệu. Trước yêu cầu đặt ra, ngày 20/4/2020, của Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Nghị quyết số 1033-NQ/BCSĐ về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, để chuẩn bị nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn thực hiện quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các tỉnh tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025 cần tập trung đào tạo nghề phục vụ cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chứng nhận an toàn; nghề về quản trị trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã và các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
Đổi mới phương thức đào tạo gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo tại các cơ sở sản xuất; ứng dụng công nghệ thông tin đào tạo từ xa, áp dụng giáo cụ trực quan sinh động. Tập trung cho đào tạo cấp chứng chỉ, đạt tối thiểu khoảng 70% số lượng lao động qua đào tạo.
Đẩy mạnh xã hội hóa theo hướng huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, các tổ chức khác trong và ngoài nước tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Đa dạng hóa nguồn lực cho nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp trong các chương trình mục tiêu quốc gia; lồng ghép nhiệm vụ đào tạo nghề vào các đề án, chương trình mục tiêu của ngành nông nghiệp.
Báo cáo đề nghị gửi về Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Phòng Ngành nghề nông thôn) trước ngày 30/8/2020 theo địa chỉ nhà B9, số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội (đồng thời gửi qua địa chỉ Email: loanloc184@gmail.com; trungnnnt@gmail.com)2./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Bối cảnh
2. Điều kiện hiện tại
- Diện tích, số đơn vị hành chính (cấp huyện, xã): ............................
- Dân số:............................; số người trong độ tuổi lao động........................
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề) năm 2010, năm 2015, dự kiến đến năm 2020.
- Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp trên địa bàn:……..., trong đó:
Trường cao đẳng:…………………..(công lập: …………trường).
Trường trung cấp: …………………(công lập: ………….trường).
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp:..…….(công lập cấp huyện:………).
Doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp: ………
Trường đại học đăng ký hoạt động GDNN trình độ cao đẳng: ………
Khác: ………………………………………….........
1. Mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2010 - 2015: ghi khái quát mục tiêu, nhiệm vụ trong Đề án của tỉnh được phê duyệt.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020: ghi khái quát mục tiêu, nhiệm vụ trong Đề án của tỉnh được phê duyệt.
III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Xây dựng bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án
- Mô hình tổ chức bộ máy chỉ đạo chương trình cấp tỉnh, huyện, xã giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.
- Đánh giá chung về những thuận lợi, hạn chế liên quan đến bộ máy chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện Đề án giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm khắc phục các hạn chế để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình, Đề án về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới.
2. Xây dựng cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án
- Nêu khái quát về các chính sách riêng của địa phương khi triển khai thực hiện Đề án và công tác ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.
- Đánh giá điểm nổi bật trong chính sách của địa phương khi thực hiện Đề án và những ưu điểm, hạn chế trong việc hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án trong từng giai đoạn 2010 - 2015 và 2016 - 2020.
3. Tình hình thực hiện mục tiêu Đề án
- Kết quả thực hiện mục tiêu Đề án giai đoạn 2010-2015.
- Kết quả thực hiện mục tiêu Đề án giai đoạn 2016-2020.
- Đánh giá chung về kết quả thực hiện các mục tiêu của Đề án theo từng giai đoạn, những thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện các mục tiêu của Đề án.
4. Tình hình thực hiện các chính sách của Đề án
- Chính sách đối với người học.
- Chính sách đối với giáo viên, giảng viên.
- Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Đánh giá chung việc thực hiện các chính sách của Đề án: ưu điểm, tồn tại, hạn chế, trong đó, cần phân tích nguyên nhân của dẫn tới những hạn chế khi thực hiện chính sách Đề án, những chính sách nào chưa thực hiện, nguyên nhân chưa thực hiện, từ đó đề xuất giải pháp triển khai thực hiện trong giai đoạn tới và đề xuất các chính sách để triển khai các chương trình, Đề án giai đoạn tới.
5. Tình hình thực hiện các giải pháp chủ yếu của Đề án
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.
- Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu: phát triển chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên; xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án.
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Kết quả thực hiện các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.1. Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.
1.2. Hoạt động 2: Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn; định kỳ hàng năm rà soát, cập nhật, bổ sung, đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
1.3. Hoạt động 3: Thí điểm và nhân rộng các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn.
1.4. Hoạt động 4: Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục tiết bị dạy nghề.
1.5. Hoạt động 5: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề.
1.8. Hoạt động 6: Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.
2. Đánh giá
Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thực hiện từng hoạt động của Đề án trong từng giai đoạn 2010 - 2015 và 2016 - 2020. So sánh việc triển khai các hoạt động cụ thể trong giai đoạn 2010 - 2015 và 2016 - 2020.
IV. TỔNG KẾT MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Mô tả, đánh giá các bài học kinh nghiệm thực tiễn (ở đâu, cách làm như thế nào, quy trình và hiệu quả đạt được) trong thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông trên địa bàn tỉnh. Có thể phân loại theo các nhóm bài học kinh nghiệm: trong công tác chỉ đạo, điều hành; trong thực hiện cơ chế, chính sách đề triển khai các nội dung hoạt động; trong công tác tuyên truyền, vận động; trong xây dựng, nhân rộng mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn; trong tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; trong việc huy động nguồn lực thực hiện; trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; trong việc phối hợp của doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn;…
V. THỐNG KÊ KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
(Bảng thống kê kèm theo)
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐẾN NĂM 2030
II. MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐẾN NĂM 2030
1. Đào tạo nhân lực các cấp trình độ, trong đó: Trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo theo các chương trình nghề nghiệp khác.
2. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên đào tạo nghề phục vụ cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chứng nhận an toàn; nghề về quản trị trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã và các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
1. Về chính sách
2. Về cơ chế thực hiện
3. Về nguồn lực (Trung ương, địa phương, khác), chi tiết theo từng nội dung thực hiện:
- Hỗ trợ đào tạo cho lao động là người dân tộc thiểu số.
- Hỗ trợ đào tạo cho các đối tượng chính sách (lao động nữ, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người bị thu hồi đất, người thuộc diện được hỗ trợ chính sách người có công với cách mạng).
- Hỗ trợ đào tạo cho lao động nông thôn gắn với mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
- Kinh phí để thực hiện các điều kiện đảm bảo (đào tạo giáo viên, xây dựng chương trình, giáo trình, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị…).
- Khác…
4. Về giải pháp triển khai thực hiện
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TT | Nội dung | ĐVT | Giai đoạn 2010 - 2015 | Giai đoạn 2016 - 2019 | Ước năm 2020 |
I | Công tác chỉ đạo, điều hành |
|
|
|
|
1 | Thành lập, kiện toàn BCĐ, Tổ Công tác các cấp |
|
|
|
|
1 | Số nghề trong danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt | Nghề |
|
|
|
| Nghề nông nghiệp | Nghề |
|
|
|
2 | Số nghề đào tạo cho LĐNT đã xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, được UBND cấp tỉnh phê duyệt | Nghề |
|
|
|
| Nghề nông nghiệp | Nghề |
|
|
|
3 | Số nghề đào tạo cho LĐNT đã xây dựng định mức chi phí đào tạo, đơn giá đặt hàng, được UBND cấp tỉnh phê duyệt | Nghề |
|
|
|
| Nghề nông nghiệp | Nghề |
|
|
|
4 | Số đoàn kiểm tra, giám sát các cấp | Đoàn |
|
|
|
II | Các hoạt động của Đề án |
|
|
|
|
1 | Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho LĐNT |
|
|
|
|
| Số tin, bài tuyên truyền | Tin, bài |
|
|
|
| Số người được tuyên truyền, tư vấn học nghề | Người |
|
|
|
2 | Số chương trình, giáo trình được cập nhật, chỉnh sửa hoặc xây dựng mới | C.Tr |
|
|
|
| Số chương trình, giáo trình nghề nông nghiệp | C.Tr |
|
|
|
| Số chương trình, giáo trình nghề phi nông nghiệp | C.Tr |
|
|
|
3 | Tổng số cơ sở tham gia đào tạo nghề cho LĐNT | Cơ sở |
|
|
|
| Trường cao đẳng | Cơ sở |
|
|
|
| Trường trung cấp | Cơ sở |
|
|
|
| Trung tâm GDNN, GDNN-GDTX | Cơ sở |
|
|
|
| Doanh nghiệp | Cơ sở |
|
|
|
| Cơ sở đào tạo khác | Cơ sở |
|
|
|
4 | Tổng số LĐNT được đào tạo các cấp trình độ | Người |
|
|
|
| Trình độ cao đẳng | Người |
|
|
|
| Trình độ trung cấp | Người |
|
|
|
| Trình độ sơ cấp | Người |
|
|
|
| Đào tạo dưới 3 tháng | Người |
|
|
|
5 | Tổng số LĐNT được hỗ trợ đào tạo3 | Người |
|
|
|
5.1 | Chia theo lĩnh vực | Người |
|
|
|
| Nông nghiệp | Người |
|
|
|
5.2 | Chia theo đối tượng | Người |
|
|
|
| Lao động nữ | Người |
|
|
|
| Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng | Người |
|
|
|
| Người dân tộc thiểu số | Người |
|
|
|
| Người thuộc hộ nghèo | Người |
|
|
|
| Người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất canh tác, đất kinh doanh | Người |
|
|
|
| Người khuyết tật | Người |
|
|
|
| Người thuộc hộ cận nghèo | Người |
|
|
|
| LĐNT khác | Người |
|
|
|
6 | Tổng số LĐNT có việc làm sau đào tạo | Người |
|
|
|
6.1 | Chia theo lĩnh vực | Người |
|
|
|
| Nông nghiệp | Người |
|
|
|
6.2 | Chia theo loại hình công việc | Người |
|
|
|
| LĐNT được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc theo hợp đồng lao động | Người |
|
|
|
| LĐNT được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm | Người |
|
|
|
| LĐNT tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động, thu nhập tăng lên | Người |
|
|
|
| LĐNT thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ/nhóm sản xuất | Người |
|
|
|
7 | Số hộ gia đình có người tham gia học nghề được thoát nghèo | Người |
|
|
|
8 | Số hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ có thu nhập khá | Người |
|
|
|
9 | Kinh phí thực hiện | Tr.đ |
|
|
|
9.1 | Chia theo nguồn kinh phí | Tr.đ |
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr.đ |
|
|
|
| Ngân sác Địa phương | Tr.đ |
|
|
|
| Các nguồn khác | Tr.đ |
|
|
|
9.2 | Chia theo nội dung hoạt động | Tr.đ |
|
|
|
| Tuyên truyền, tư vấn học nghề | Tr.đ |
|
|
|
| Điều tra, khảo sát, rà soát, cập nhật, xác định nhu cầu học nghề | Tr.đ |
|
|
|
| Phát triển chương trình, giáo trình | Tr.đ |
|
|
|
| Hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐNT | Tr.đ |
|
|
|
| Kinh phí thực hiện các nội dung hoạt động khác | Tr.đ |
|
|
|
1 doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 15.000 năm 2020 lên khoảng 30.000 năm 2025; hợp tác xã nông nghiệp tăng từ 15.000 hiện nay lên 25.000; trang trại nông nghiệp là từ 30.000 lên trên 70.000
2 Mọi chi tiết xin liên hệ với đồng chí Trần Thị Loan, Trưởng phòng Ngành nghề nông thôn. Điện thoại 0913136268; đồng chí Vũ Thành Trung, chuyên viên phòng Ngành nghề nông thôn. Điện thoại 0987835886.
3 Thống kê số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo từ các nguồn kinh phí: ngân sách Trung ương, địa phương, các chương trình, dự án khác.
- 1Công văn 1820/BNN-KTHT về kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 6986/BNN-KTHT năm 2018 về tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 348/QĐ-BNN-KTHT phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông ban hành
- 4Quyết định 2246/QĐ-BNN-KTHT năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 1033-NQ/BCSĐ về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 4468/QĐ-BNN-KTHT năm 2021 phê duyệt chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và giáo trình đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp” phục vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 1820/BNN-KTHT về kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 6986/BNN-KTHT năm 2018 về tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 348/QĐ-BNN-KTHT phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông ban hành
- 5Quyết định 2246/QĐ-BNN-KTHT năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 1033-NQ/BCSĐ về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 4468/QĐ-BNN-KTHT năm 2021 phê duyệt chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và giáo trình đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp” phục vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 4330/BNN-KTHT năm 2020 về tổng kết 10 năm công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 và định hướng xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 4330/BNN-KTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 26/06/2020
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Trần Thanh Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/06/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực