Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 405/BGDĐT-GDTH
V/v thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5 học kỳ II năm học 2020-2021

Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2021

 

Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo1

Nhằm chuẩn bị tốt việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong năm học 2021-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo:

1. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5, học kỳ II năm học 2020-2021 các nội dung sau đây:

- Tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018;

- Thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5, học kỳ II năm học 2020-2021 theo Hướng dẫn điều chỉnh kế hoạch giáo dục (Phụ lục gửi kèm). Không kiểm tra định kỳ vào các nội dung kiến thức bổ sung.

2. Xây dựng kế hoạch phù hợp, bồi dưỡng cho giáo viên dạy lớp 5 thực hiện triển khai nội dung trên (sử dụng tài liệu đã chỉnh sửa hoàn thiện sau tập huấn, bồi dưỡng cấp trung ương cho tổ trưởng chuyên môn về dạy học các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc lớp 5 chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tổ chức trong tháng 12/2020).

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện các nội dung trên. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn hoặc vướng mắc, đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo bằng văn bản hoặc gửi qua thư điện tử về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Tiểu học, e-mail: vugdth@moet.gov.vn) để kịp thời được hỗ trợ và giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Lưu: VT, Vụ GDTH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

 

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH GIÁO DỤC LỚP 5, HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021
(Ban hành kèm theo Công văn s 405/BGDĐT-GDTH ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Bộ GDĐT)

A. Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn học/hoạt động giáo dục

1. Môn: Tiếng Việt

TT

Ni dung cần điều chỉnh

Mức độ/Yêu cầu cần đt

Hướng dẫn

(Gợi ý thời lượng; thời điểm dạy; sắp xếp vào vị trí trong mạch kiến thức môn học, ...)

1

KIẾN THỨC

 

 

1.1.

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

 

 

 

- Kiến thức về dấu gạch nối

Nhận biết được công dụng của dấu gạch nối (nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng)

- Lồng ghép khi dạy bài Chính tả (tuần 26) gồm: bài 1 (Nghe - viết Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động); bài 2 (Tác giả bài Quốc tế ca)

 

- Giới thiệu biện pháp điệp từ, điệp ngữ.

Nhận biết và nêu được công dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ (nhằm nhấn mạnh ý nào đó).

- Lồng ghép khi dạy Tập đọc. Ví dụ: bài Đất nước (Tuần 27)

 

- Giảm bớt nội dung ôn tập dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép (tuần 29, 30, 31, 32, 33, 34)

Dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép

- Điều chỉnh thành bài tập viết câu, viết đoạn sử dụng dấu chấm (dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép..) như là bài tập vận dụng (liên hệ, kết nối, so sánh) của Tập đọc hoặc bài tập chuẩn bị cho Tập làm văn (luyện viết đoạn văn ngắn kể chuyện phát huy trí tưởng tượng, đoạn văn biểu cảm, đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng xã hội, bài văn thuyết minh ngắn về sách hoặc phim; hoặc rèn luyện nhiều hơn yếu tố biểu cảm trong bài văn kể chuyện, miêu tả)

Ví dụ: Trong bài Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm), có thể giảm bớt bài tập 3, điều chỉnh thành bài tập yêu cầu: Viết đoạn văn có câu sử dụng dấu hai chấm nói về một cảnh đẹp (tích hợp với Tập làm văn)

1.2

KIẾN THỨC VĂN HỌC

Chú ý thêm kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện; hình ảnh trong thơ; nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại.

 

- Lồng ghép khi dạy các văn bản truyện, thơ, kịch.

Kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện. Ví dụ: Tiếng rao đêm (Tuần 21), Một vụ đắm tàu (Tuần 29)...

Hình ảnh trong thơ. Ví dụ: Cao Bằng (Tuần 22); Cửa sông (Tuần 25); Đất nước (Tuần 27)...

Nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại. Ví dụ: Người công dân số 1- Tuần 19; Thái sư Trần Thủ Độ -Tuần 20),...

2

K NĂNG

 

 

2.1.

KỸ NĂNG ĐỌC

 

 

2.1.1.

Đọc thông/Kỹ thuật đọc

 

 

 

- Hướng dẫn HS yêu cầu: Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.

Ghi chép được vắn tắt ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay

Lồng ghép khi hướng dẫn học sinh ghi chép phản hồi đọc mở rộng.

2.1.2.

Đọc - hiểu

 

 

 

Bài tập hồi đáp/vận dụng/liên hệ, kết nối, so sánh, giảm bớt loại bài tập nhận diện (những bài tập này tạo cơ hội lồng ghép yêu cầu viết đoạn bài theo các kiểu văn bản mới có ở chương trình GDPT 2018).

Đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản hoặc liên hệ được văn bản với cuộc sống.

Ví dụ: Một số bài tập minh họa như sau:

Tuần 21: Tiếng rao đêm (Viết lời cảm ơn cho người bán bánh giò- người thương binh đã cứu người trong đám cháy)

Tuần 29: Một vụ đắm tàu (Viết một kết thúc vui cho câu chuyện Một vụ đắm tàu.)

Tuần 29: Con gái (Đặt mình vào vai Mơ nêu suy nghĩ về quan niệm một số người coi trọng con trai hơn con gái)

Tuần 34: Lớp học trên đường (1. Đặt mình vào vai Rê mi, nêu suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em; 2. Xung quanh em có ai gặp hoàn cảnh như Rê mi không? Em có có cảm nghĩ gì về những bạn có hoàn cảnh đó)...

2.1.3.

Ứng dụng kỹ năng đọc/Đọc mở rộng

 

 

 

- Hướng dẫn HS đọc thuộc thêm 3- 5 bài thơ.

- Hướng dẫn HS đọc văn bản trên internet

- Hướng dẫn học sinh tìm nguồn văn bản để đọc mở rộng, rèn luyện đọc hiểu và ghi chép kết quả đọc hiểu.

Biết tìm văn bản để tự đọc mở rộng và bước đầu biết ghi chép phản hồi

Ví dụ: Ghi lại câu thơ yêu thích sau khi đọc; nêu nhân vật yêu thích và giải thích lý do vì sao yêu thích; tóm tắt lại câu chuyện đã đọc...

2.2

KỸ NĂNG VIẾT

 

 

2.2.1.

Viết chính tả/ K thuật Viết

 

 

 

- Giảm chính tả đoạn bài (nghe - viết) ở học kỳ II

- Điều chỉnh thành chính tả nghe - ghi

- Yêu cầu viết hoa thể hiện sự tôn kính

Bước đầu chủ động nghe- ghi được các thông tin

- Giảm chính tả đoạn bài (nghe - viết) ở học kỳ II

- Điều chỉnh chính tả nghe - ghi.

- Lồng ghép khi dạy Luyện từ và câu

2.2.2.

Viết đoạn văn, văn bản

 

 

 

- GV xây dựng những đề bài mở, tạo cơ hội cho HS sáng tạo, bộc lộ ý kiến, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình đồng thời thể hiện cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt của riêng mình.

 

Chuyển dạng đề mở (đề có cải biến, sáng tạo). Ví dụ: từ đề bài “Hãy tả mùa xuân”, có thể điều chỉnh thành đề bài: “Hãy viết một bức thư cho chị Mùa Xuân nói lên tình yêu, lòng mong đợi mùa xuân của mình.”

 

- Hai hướng điều chỉnh:

Có thể giảm bớt những bài ôn về kể chuyện, miêu tả ở Học kỳ II (tuần 24, tuần 27, tuần 31, tuần 33) để dành thời lượng cho học sinh luyện viết đoạn văn ngắn kể chuyện phát huy trí tưởng tượng, đoạn văn biểu cảm, đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng xã hội, bài văn thuyết minh ngắn về sách hoặc phim; hoặc rèn luyện nhiều hơn yếu tố biểu cảm trong bài văn kể chuyện, miêu tả.

- Có thể sử dụng hoạt động vận dụng của đọc hiểu để học sinh liên hệ, kết nối với hoạt động viết. Phần đọc hiểu được coi là phần chuẩn bị cho hoạt động viết.

Viết được đoạn văn ngắn kể chuyện phát huy trí tưởng tượng, đoạn văn biểu cảm, đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng xã hội, bài văn thuyết minh ngắn về sách hoặc phim

- Dạy lồng ghép trong phần vận dụng của bài đọc hiểu. Ví dụ: một số đề bài minh họa:

- Tuần 29: Một vụ đắm tàu: Thay một kết thúc vui cho câu chuyện Một vụ đắm tàu. (Đáp ứng yêu cầu cần đạt chương trình 2018: viết bài văn kể chuyện theo hướng phát huy tính tưởng tượng)

Tuần 29: Con gái: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về quan niệm một số người coi trọng con trai hơn con gái. (Đáp ứng yêu cầu cần đạt chương trình GDPT 2018: yêu cầu viết đoạn nêu ý kiến (giải thích) về hiện tượng xã hội)

2.3

KỸ NĂNG NÓI VÀ NGHE

 

 

 

 

Biết vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác

- Lồng ghép khi dạy Tập đọc, ghi lại ý chính của bài Tập đọc. Ví dụ: Ghi lại bằng 1-2 câu ý chính bài Tập đọc Một vụ đắm tàu; Con gái; Công việc đầu tiên...

- Lồng ghép khi dạy nghĩa của tục ngữ trong bài Luyện từ và câu.

Ví dụ: GV nêu nghĩa của một câu tục ngữ như “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” và yêu cầu HS ghi lại ý nghĩa của câu tục ngữ. (Bài Mở rộng vốn từ: Truyền thống, tuần 27)

- Lồng ghép khi dạy bài Chính tả ở HK 2: giảm bớt dung lượng đoạn Nhớ - viết; Nghe - viết.

Bài 1 trong bài Chính tả (tuần 27): GV cho HS chép hai khổ thơ cuối bài Cửa sông và bổ sung yêu cầu nghe - ghi theo một trong hai cách sau:

Cách 1: Cho HS nghe bình giảng về khổ cuối và ghi chép lại một số ý quan trọng về đoạn thơ vừa chép.

Ví dụ: Trong khổ thơ cuối, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa. Sông dù có chảy ra biển, hòa nhập vào biển cả nhưng mãi không quên cội nguồn. Chiếc lá trôi xuống cửa sông vẫn nhớ vùng núi non xưa cũ.// Khổ thơ thể hiện tấm lòng thủy chung, ân nghĩa của cửa sông.// Bài thơ ngợi ca, nhắc nhở về tình cảm thiêng liêng của con người đối với cội nguồn của mình.

Cách 2: Cho HS trao đổi về một số nét cơ bản về nội dung chính và nghệ thuật của bài thơ, HS nghe GV giảng rồi ghi lại nội dung chính của bài.

Ví dụ: Bài thơ Cửa sông nói về tấm lòng thủy chung, ân nghĩa của cửa sông với cội nguồn. //Tác giả bài thơ đã miêu tả hình ảnh cửa sông bằng những từ ngữ, hình ảnh đẹp và phép nhân hóa đặc sắc.

2. Môn: Toán

STT

Nội dung cần điều chỉnh

Mức đ/Yêu cầu cần đt

Hướng dẫn
(Gợi ý cách và thời điểm thực hiện; thời lượng;...)

1

Tam giác đều, tam giác nhọn, tam giác tù

Nhận biết được một số loại hình tam giác trong đó có tam giác đều (tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù, tam giác đều).

Lồng ghép vào bài Ôn tập về hình học (SGK Toán 5, trang 166): Giới thiệu tam giác đều có ba cạnh bằng nhau; tam giác nhọn có ba góc nhọn, tam giác tù có một góc tù.

2

Hình trụ, hình cầu

Nhận biết được hình trụ, khai triển hình trụ, hình cầu.

Bổ sung khai triển hình trụ khi dạy bài Giới thiệu hình trụ; Giới thiệu hình cu.

3

Điều chỉnh dữ liệu một số bài toán

Cập nhật lại dữ liệu cho phù hợp với đời sống thực tế

- Cập nhật thông tin về dân số, về sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, ví dụ bài tập 3, trang 162, Toán 5: Cuối năm 2000 số dân của nước ta là 77 515 000 người …

- Điều chỉnh giá cả hàng hóa cho phù hợp thực tế hiện nay, ví dụ bài tập 1, trang 32, Toán 5: Trước đây mua 5m vải phải trả 60 000 đồng.

- Điều chỉnh thông tin về đánh giá học sinh phù hợp theo quy định hiện hành; ví dụ: Bài tập 1, trang 78, Toán 5: Số học sinh khá giỏi của trường Vạn Thịnh...

4

Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện.

Làm quen được với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể thông qua một vài hoạt động hoặc trò chơi.

Tổ chức trò chơi: Tập tầm vông; chọn quả bóng có màu nhất định trong một hộp có các quả bóng nhiều màu (ví dụ: chọn bóng màu đỏ trong hộp có cả bóng xanh, bóng đỏ và bóng vàng); gieo đồng xu (xuất hiện mặt sấp, mặt ngửa, cả hai mặt sấp, cả hai mặt ngửa);... Từ đó, giáo viên giúp cho học sinh có những làm quen với các thuật ngữ có thể, chắc chắn, không thể.

3. Môn: Khoa học

TT

Nội dung cần điều chỉnh

Mức đ/Yêu cầu cần đt

Hướng dẫn
(Gợi ý thời lượng; thời điểm dạy; sắp xếp vào vị trí trong mạch kiến thức môn học, ...)

1.1.

Vi khuẩn

Kể/Nói được tên bệnh ở người do vi khuẩn gây ra; nêu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh.

Giới thiệu yêu cầu cần đạt và nội dung cơ bản về “Vi khuẩn” trong phần Tài liệu bổ trợ cho giáo viên ở mục B của Phụ lục này để giáo viên tìm hiểu trên cơ sở đó lựa chọn hình thức dạy học phù hợp.

1.2.

Đất

- Thu thập được một số thông tin, bằng chứng cho thấy con người có những tác động tiêu cực và tích cực đến môi trường đất;

- Nêu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.

- Đề xuất và thực hiện được việc làm cụ thể giúp bảo vệ môi trường đất và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

Dạy lồng ghép trong bài 66 “Tác động của con người đến môi trường đất”:

Bổ sung yêu cầu cần đạt và nội dung cơ bản về “Đất”. Giáo viên xem phần Tài liệu bổ trợ cho giáo viên ở mục B của Phụ lục này để tìm hiểu thêm, lựa chọn nội dung phù hợp tổ chức dạy học.

4. Môn: Lịch sử và Địa lý

STT

Nội dung cần điều chỉnh

Mức độ/Yêu cầu cần đạt

Hướng dẫn
(Gợi ý cách và thời điểm thực hiện; thời lượng;...)

1

Văn minh Ai Cập

- Xác định được vị trí địa lý của nước Ai Cập hiện nay trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Kể lại được một số câu chuyện về Kim tự tháp, Pharaon,...

- Giáo viên sử dụng/tham khảo thông tin trong Phụ lục để giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất của mạch nội dung, trên cơ sở yêu cầu cần đạt.

- Theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc điều chỉnh nội dung dạy học các môn học ở tiểu học, bài 21 “Một số nước ở châu Âu” và bài 24 “Châu Phi (tiếp theo)” của môn Lịch sử và Địa lý (lớp 5) là các bài tự chọn. Việc giới thiệu các nội dung văn minh Ai Cập và văn minh Hy Lạp được thực hiện như sau:

Trường hợp tổ chức dạy các bài 21 và 24, nội dung văn minh Hy Lạp được lồng ghép vào bài 21 (thêm mục 3. Hy Lạp); nội dung văn minh Ai Cập được lồng ghép vào bài 24 (thêm mục 5. Ai Cập).

Trường hợp không tổ chức dạy các bài học này, nội dung văn minh Ai Cập và văn minh Hy Lạp được kết hợp thành 1 bài học và giới thiệu trong 1 tiết.

2

Văn minh Hy Lạp

- Xác định được vị trí địa lý của nước Hy Lạp hiện nay trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Kể lại được một số câu chuyện về lịch sử Olympic.

3

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Nêu được sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Dạy lồng ghép vào bài 18. Châu Á (tiếp theo) mục 5. Khu vực Đông Nam Á.

5. Môn: Thể dục

STT

Nội dung cần điều chỉnh

Mức độ/Yêu cầu cần đạt

Hướng dẫn
(Gợi ý cách và thời điểm thực hiện; thời lượng;...)

1

Kiến thức chung về chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng trong tập luyện

- Biết thực hiện theo hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng trong tập luyện nhằm tăng khả năng vận động.

- Thời lượng: 01 tiết, dạy lồng ghép vào các tiết 37, 38, 51, 52, 67, 68. Mỗi tiết GV dành 3-5p hoạt động mở đầu hoặc hoạt động vận dụng để hướng dẫn HS về chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng trong tập luyện. Các nội dung được lồng ghép cụ thể vào các tiết như sau:

- Kiến thức chung: Khẩu phần và nhu cầu năng lượng của cơ thể

- Thực hiện: lồng ghép vào bài 37 & 38 trong sách giáo viên lớp 5

- Kiến thức chung: Vai trò và nhu cầu của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể.

- Thực hiện: lồng ghép vào bài 51 & 52 trong sách giáo viên lớp 5

- Kiến thức chung: Một số gợi ý cho chế độ ăn uống trước, trong và sau khi luyện tập.

- Thực hiện: lồng ghép vào bài 67 & 68 trong sách giáo viên lớp 5

2

Các bài tập rèn luyện kỹ năng lăn, lộn

- Biết và bước đầu thực hiện được các kỹ năng lăn, lộn.

- Biết sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện.

- Hoàn thành lượng vận động của bài tập.

- Thời lượng: 01 tiết

- Thực hiện: lồng ghép vào bài 47 & 48 trong sách giáo viên lớp 5

3

Các bài tập rèn luyện kỹ năng leo, trèo

- Biết và bước đầu thực hiện được các kỹ năng leo, trèo.

- Biết sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện.

- Hoàn thành lượng vận động của bài tập.

- Thời lượng: 01 tiết

- Thực hiện: lồng ghép vào bài 49 & 50 trong sách giáo viên lớp 5

6. Môn: Đạo đức

STT

Nội dung cần điều chỉnh

Mức độ/Yêu cầu cần đạt

Hướng dẫn
(Gợi ý cách và thời điểm thực hiện; thời lượng;...)

1

Sử dụng tiền hợp lý

- Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lý.

- Biết vì sao phải sử dụng tiền hợp lý.

- Nêu được cách sử dụng tiền hợp lý.

- Thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lý.

- Góp ý với bạn bè để sử dụng tiền hợp lý.

- Nội dung mới (Xem phần Tài liệu b trợ cho giáo viên ở mục B của Phụ lục này)

- Sử dụng 2 tiết Thực hành giữa và cuối học kỳ II

2

Phòng, tránh xâm hại

- Nêu được một số biểu hiện xâm hại.

- Biết vì sao phải phòng, tránh xâm hại.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.

- Thực hiện được một số kỹ năng để phòng, tránh xâm hại.

- Nội dung mới (Xem phần Tài liệu bổ trợ cho giáo viên ở mục B của Phụ lục này)

- Sử dụng 2 tiết dành cho giáo dục địa phương

3

Bảo vệ cái đúng, cái tốt

- Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.

- Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- Nội dung mới (Xem phần Tài liệu b trợ cho giáo viên ở mục B ca Phụ lục này)

- Sử dụng 2 tiết của bài Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (đã được giảm tải)

7. Môn: Kỹ thuật

STT

Nội dung cần điều chỉnh

Mức đ/Yêu cầu cần đt

Hướng dẫn
(Gợi ý cách và thời điểm thực hiện; thời lượng;...)

1

Sử dụng điện thoại

- Trình bày được tác dụng của điện thoại; nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại; nhận biết được các biểu tượng thể hiện trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại.

- Ghi nhớ, thực hiện được cuộc gọi tới các số điện thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết.

- Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp.

- Thời lượng:

Bài “Sử dụng điện thoại”: 02 tiết và Bài “Sử dụng tủ lạnh”: 02 tiết (Xem phần Tài liệu bổ trợ cho giáo viên ở mục B của Phụ lục này).

- Nội dung “Chăm sóc gà”, “Vệ sinh phòng bệnh cho gà” hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, dành thời lượng 02 tiết để thực hiện một trong hai nội dung “Sử dụng điện thoại” hoặc “ Sử dụng tủ lạnh”.

2

Sử dụng tủ lạnh

- Trình bày được tác dụng của tủ lạnh trong gia đình.

- Nhận biết được vị trí, vai trò các khoang khác nhau trong tủ lạnh.

- Thực hiện được việc sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn.

8. Môn Mỹ thuật

TT

Nội dung cần điều chỉnh

Mức đ/Yêu cầu cần đt

Hướng dẫn
(Gợi ý thời lượng; thời điểm dạy; sắp xếp vào vị trí trong mạch kiến thức môn học, ...)

 

Giới thiệu về Đồ họa (tranh in)

Phân biệt được tranh vẽ, tranh in, tượng và phù điêu. Có hiểu biết ban đầu về Đồ họa (tranh in)

Lồng ghép vào các nội dung thuộc phân môn Thường thức mỹ thuật. Giới thiệu với học sinh một số kỹ thuật in bằng các vật liệu sẵn có hoặc kỹ thuật in chà xát các hình đơn giản, thông qua các bài thực hành thuộc phân môn Vẽ trang trí. Có thể linh hoạt vận dụng vào các bài: "Trang trí đầu báo tường", bài "Trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi"

 

Giới thiệu về Đồ họa vi tính

Biết làm quen với sử dụng thiết bị công nghệ trong thực hành, sáng tạo hoặc lưu giữ sản phẩm. Có hiểu biết ban đầu về Đồ họa vi tính.

Lồng ghép giới thiệu vào các nội dung thuộc phân môn Thường thức mỹ thuật. Ví dụ: Vận dụng bài "Xem tranh Bác Hồ đi công tác" bằng hình thức trình chiếu, qua đó giới thiệu thêm về thực hành, sáng tạo hoặc lưu giữ sản phẩm ở mức độ đơn giản.

9. Môn: Âm nhạc

TT

Nội dung cần điều chỉnh

Mức đ/Yêu cầu cần đt

Hướng dẫn
(Gợi ý thời lượng; thời điểm dạy; sắp xếp vào vị trí trong mạch kiến thức môn học, ...)

1

Giới thiệu dòng kẻ phụ

- Nhận biết được cấu tạo của dòng kẻ phụ, và áp dụng vào thực hành.

Lồng ghép vào tiết 24 kết hợp ôn bài hát Ước mơ

2

Hòa tấu 2 nhạc cụ gõ đệm cho bài hát

- Nhận biết được 2 âm hình tiết tấu

- Sử dụng 2 nhạc cụ gõ khác nhau hòa tấu đệm cho bài hát Em vẫn nhớ trường xưa.

Lồng ghép vào tiết 26, kết hợp ôn bài hát Em vẫn nhớ trường xưa.

3

Gõ đệm cho bài TĐN số 8.

- Nhận biết được âm hình tiết tấu; sử dụng nhạc cụ gõ đệm âm hình tiết tấu cho bài TĐN số 8.

Lồng ghép vào vào tiết 30, kết hợp Tập đọc nhạc số 8.

4

Hát kết hợp vận động cơ thể (vỗ tay, giậm chân...)

Biết vận dụng hoặc sáng tạo để vận động cơ thể theo bài hát

Lồng ghép vào các tiết ôn 2 bài hát.

 

VĂN MINH AI CẬP

1. Giới thiệu về Ai Cập và văn minh Ai Cập

Ai Cập là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Đây là một trong 4 nền văn minh phát sinh một cách độc lập và lâu đời nhất trên thế giới này. Nền văn minh Ai Cập mà được hình thành rõ nét là vào năm 3150 TCN.

Vị trí của Ai Cập lược đồ châu Phi

2. Một số câu chuyện về văn minh Ai Cập

Kim tự tháp

Kim tự tháp là lăng mộ của các Pharaon Ai Cập. Kim tự tháp là do người đời sau đặt ra, gọi theo hình dạng của chiếc tháp hình chóp. Còn người Ai Cập cổ đại gọi nó bằng tên khác “ngôi nhà vĩnh cửu bằng đá”, “rực rỡ”,...

Theo tín ngưỡng của người Ai Cập xưa thì chết chỉ là sự chuyển sang một thế giới khác và để người chết có được cuộc sống vĩnh hằng ở “thế giới bên kia” cần phải giữ gìn xác chết không cho thối rữa. Tin vào điều đó, ngay từ khi còn sống, các Pharaon Ai Cập đã lo xây dựng Kim tự tháp - những lăng mộ khổng lồ, cực kỳ kiên cố để giữ gìn thi thể của mình và gọi đó là “thiên đường”.

Ở vùng Hạ Ai Cập, người ta đã thống kê được 67 kim tự tháp, có cái đã đổ nát, có cái làm dở dang. Kim tự tháp được xây dựng đầu tiên là Kim tự tháp của vua Giôse khoảng thiên niên kỷ III TCN. Kim tự tháp Khêốp là kim tự tháp lớn nhất, hiện còn tương đối nguyên vẹn. Theo thiết kế ban đầu, kim tự tháp cao 146,6m (hiện nay đỉnh chóp bị bào mòn còn lại 137,7m), đáy tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 232m, bốn mặt phẳng của tháp là hình tam giác cân. Kim tự tháp trông xa cao như một ngôi nhà 40, 50 tầng. Kim tự tháp Khêốp được đánh giá là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Tài nghệ xây dựng Kim tự tháp của người Ai Cập được thể hiện trước hết ở việc đẽo đá, mài đá và lắp ghép đá khi mà trong tay họ chỉ có những công cụ rất thô sơ bằng đá, gỗ,... Hàng triệu tảng đá được ghè đẽo theo kích thước đã định, rồi được mài nhẵn, xếp chồng lên nhau hàng trăm tầng, không có bất cứ một loại vật liệu kết dính nào mà vẫn đứng vững bốn, năm ngàn năm nay như muốn thách thức với thời gian. Người Ai Cập thường hãnh diện nói: “Bất cứ cái gì cũng đều sợ thời gian, nhưng thời gian thì lại sợ Kim tự tháp”.

Tượng Nhân sư lớn và Quần thể kim tự tháp Giza

Pharaon

Pharaon (phiên âm tiếng Việt: Pharaông; trong tiếng Ai Cập cổ có nghĩa là “ngôi nhà vĩ đại”) là tước hiệu chỉ các vị vua của Ai Cập cổ đại từ Vương triều thứ Nhất cho đến khi bị Đế Quốc La Mã thôn tính năm 30 TCN. Trên thực tế, tước hiệu này chỉ được sử dụng chính thức từ thời kỳ Tân Vương quốc, nhất là Vương triều thứ 18 nhưng đã trở nên thông dụng trong việc dùng để chỉ các vua Ai Cập cổ đại.

Quyền trượng và cây gậy là dấu hiệu chung của quyền lực của vua Ai Cập. Vương miện đội đầu của vua Ai Cập thường là màu đỏ hoặc màu trắng, hoặc có khi là sự kết hợp cả màu đỏ và màu trắng. Vương miện được cho là có phép thuật. Mặc dù rất phổ biến trong những bức chân dung hoàng gia, chưa từng có một chiếc vương miện Ai Cập cổ nào được tìm ra. Một số nhà khoa học phỏng đoán rằng vương miện là những vật dụng tôn giáo, nên rất có thể một vị Pharaon đã chết sẽ không được sở hữu một chiếc vương miện, mà thay vào đó chúng được truyền lại cho người kế vị.

 

VĂN MINH HY LẠP

1. Vị trí địa lý

Hy Lạp là một quốc gia năm ở Đông Nam châu Âu, tại cực nam của bán đảo Bancăng. Người Hy Lạp ngày nay thường tự hào rằng đất nước của họ là cái nôi của văn minh châu Âu.

Lược đồ các nước châu Âu

2. Một số câu chuyện về văn minh Hy Lạp

Thế vận hội Olympic ở Hy Lạp

Thế vận hội Olympic là lễ hội lớn nhất trong sinh hoạt văn hóa - thể thao truyền thống của người Hy Lạp. Thế vận hội cổ đại đầu tiên được tổ chức năm 776 TCN tại thành phố Olympia, nhằm vinh danh thần Zớt (Zeus).

Người Hy Lạp cổ đại tôn thờ thần Zớt, chúa tể của thế giới thần linh và trần tục. Thần Zớt cùng các chư thần chú ngụ trên đỉnh núi Olympia cao ngất, bốn mùa tuyết phủ. Thành phố Olympia mang tên ngọn núi đã lập đền thờ thần Zớt trên một ngọn đồi cao trong thành phố. Cư dân Hy Lạp ở hàng trăm thành bang khác nhau đã chọn thành phố Olympia - nơi có đền thờ thần Zớt để tổ chức lễ hội văn hóa - thể thao to lớn và vui vẻ nhất của mình.

Ở thung lũng dưới chân đền thờ thần Zớt có những khu đất bằng phẳng, rộng rãi. Người Hy Lạp đã tu tạo, xây dựng khu đất này thành những sân vận động lớn, có sức chứa hàng vạn người. Bao quanh sân vận động là những cánh rừng già, thấp thoáng những mái đền thờ thần linh ở khắp nơi. Vì sân vận động ở trung tâm thành phố Olympia nên từ năm cửa ô của thành phố có đường dẫn tới sân vận động. Vào ngày lễ hội, mỗi cửa ô dành cho một loại người đi vào sân vận động. Cửa chính dành riêng cho đám rước có kèm những nhạc công, vũ nữ và các vị bô lão. Hai cửa bên cạnh dành cho các vận động viên, đấu sĩ.

Cứ bốn năm một lần, vào tháng 7 dương lịch - người Hy Lạp gọi là “tháng của thần linh”, đại hội thể thao Olympic được tổ chức. Trong thời gian lễ hội, mọi cuộc chiến tranh, xung đột giữa các thành bang đều phải tạm ngừng. Ngoài các lực sĩ, đấu sĩ đến để tranh giải, còn có các chính khách, các văn nghệ sĩ, các du khách tới tham dự và vãn cảnh. Thành phố Olympia trở nên đông đúc, náo nhiệt. Lễ hội thường kéo dài 5 - 6 ngày. Các môn thi đấu phong phú, như: chạy, nhảy, bơi lội, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật,.... Người chiến thắng được đặt một vòng ô liu lên đầu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng.

Các cuộc đại hội điền kinh ở Olympia không chỉ có tác dụng về mặt tôn giáo, thể dục - thể thao, mà còn có ý nghĩa củng cố tình đoàn kết giữa các thành bang Hy Lạp, thúc đẩy sự thống nhất và phát triển của nền văn hóa Hy Lạp.

Hiện nay, những đại hội thể thao có tính chất quốc tế vẫn gọi là Thế vận hội Olympia theo cách gọi của người Hy Lạp. Ngọn lửa từ thành phố Olympia đã được truyền đến những thành phố đăng cai Thế vận hội Olympic trên thế giới. Thế vận hội hiện đại đầu tiên diễn ra vào năm 1896 tại Athens, gồm 280 người tham gia từ 13 quốc gia. Từ năm 1994, Thế vận hội mùa hè và Thế vận hội mùa đông được tổ chức riêng biệt, luân phiên hai năm một lần.

 

HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

1. Khái quát về khu vực Đông Nam Á

Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á. Phía Bắc giáp với Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladet. Phía Đông là Thái Bình Dương. Phía Tây là Ấn Độ Dương. Phía Nam là Australia.

Đông Nam Á có 11 quốc gia, gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonexia, Brunei, Philippines và Đông Timor.

2. Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Ý nghĩa biểu tượng của lá cờ được mô tả chi tiết trong Hiến chương ASEAN. Màu xanh tượng trưng cho hòa bình và ổn định, màu đỏ thể hiện lòng can trường và tính năng động, màu trắng th hiện sự thuần khiết, và màu vàng th hiện sự phồn vinh. 10 nhánh lúa tượng trưng cho 10 thành viên ASEAN. Màu sắc lá cờ - xanh dương, đỏ, trắng, vàng - đều là các màu chủ đạo trên quốc kỳ 10 nước thành viên ASEAN.

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng cốc - Thái Lan. Khi mới thành lập, ASEAN gồm 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Da-ru-xa-lam làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN. Đông Timo đã gửi đơn xin gia nhập Asean năm 2011 và đến nay Đông Timo là nước duy nhất chưa phải là thành viên chính thức của tổ chức này.

3. Việt Nam gia nhập ASEAN

Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào ngày 28/7/1995.

Việc gia nhập ASEAN đã thể hiện rõ nét chính sách chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam, mở ra một thời kỳ hội nhập sâu vào khu vực của Việt Nam trên các lĩnh vực văn hóa, chính trị - an ninh, kinh tế.

Gia nhập ASEAN năm 1995 của Việt Nam được đánh giá là một quyết định rất quan trọng trong việc gắn kết các nước trong khu vực, cùng với khu vực xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác; tạo cơ hội và tạo đà cho Việt Nam từ hội nhập khu vực đến hội nhập quốc tế, giúp Việt Nam nâng cao vị thế, mở rộng hợp tác với các nước không chỉ trong khu vực mà với cả các nước đối tác lớn.

2. Môn Khoa học

1. Vi khuẩn

Vi khuẩn (Bacteria) là vi sinh vật đông đảo nhất trong thế giới sinh vật. Vi khuẩn là có kích thước vô cùng nhỏ bé, đa số chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học. Đơn vị đo kích thước của vi khuẩn là micromet (1 µm=1/1000 mm). Vi khuẩn có mặt khắp mọi nơi: trong đất, nước, suối nước nóng, chất thải phóng xạ, chất thải của động vật và ở dạng cộng sinh, ký sinh với các sinh vật khác. Vi khuẩn có cấu trúc đơn giản và hình thái khác nhau: hình cầu, hình que, hình xoắn,... và kích thước vi khuẩn thay đổi tùy theo hình thái. Vi khuẩn có 2 loại: vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại.

Trong cơ thể người, một số vi khuẩn có lợi cùng chung sống và giữ vai trò quan trọng. Ví dụ: vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa của người giúp hấp thu các chất dinh dưỡng. Chúng chuyển hóa thức ăn thành những dạng để cơ thể có thể sử dụng được. Trong ngành thực phẩm người ta sử dụng vi khuẩn để chế biến nhiều loại thực phẩm; Vi khuẩn được nghiên cứu trong bào chế thuốc kháng sinh chữa bệnh cho người.

Có vi khuẩn gây hại cho con người do khả năng gây bệnh của chúng. Do cấu trúc cơ thể đơn giản vi khuẩn có thể dễ dàng bám vào và sống chung với vật chủ. Gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công gây nên hiện tượng nhiễm khuẩn ở cơ thể người, biểu hiện như: hiện tượng sưng tấy, viêm, nhiễm trùng,...các bộ phận trên cơ thể. Một số loại vi khuẩn gây bệnh nghiêm trọng ở người như: bệnh tả, bạch hầu, kiết lỵ, dịch hạch, viêm phổi, lao, thương hàn,....

Để chống lại vi khuẩn gây hại, con người đã tạo nên thuốc kháng sinh, là loại thuốc để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên đây không phải là biện pháp tốt do nhiều loại vi khuẩn đã biến đổi và vô hiệu hóa các kháng sinh (kháng kháng sinh). Vì vậy biện pháp phòng bệnh tốt nhất là sử dụng thực phẩm hợp vệ sinh, rửa tay đúng cách, vệ sinh cơ thể sạch sẽ thường xuyên.

2. Đt

Đất là thành phần vật chất nằm trên bề mặt của Trái Đất có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và là môi trường sống của các động vật từ vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ bé. Đất chia làm nhiều lớp, cơ bản gồm 3 lớp: Lớp đất trên cùng nhiều mùn (do xác động, thực vật phân hóa tạo thành), lớp đất ở giữa nhiều đất sét hoặc cát (chứa nhiều khoáng), lớp đất sâu chứa nhiều đá.

Đất trồng có 3 thành phần:

Phần khí: khí các-bô-níc, khí ô-xi, khí ni-tơ.

Phần rắn: chất vô cơ (ni-tơ, phốt pho, kali,... và thành phần khác như cát, sét,...), chất hữu cơ (xác sinh vật: động vật, thực vật, vi sinh vật và chất thải của người, động vật)

Phần lỏng: cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng

Sự hình thành đất là quá trình lâu dài và phức tạp. Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Đá gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa hình, thời gian. Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bề mặt Trái đất còn chịu sự tác động của nhiều hiện tượng tự nhiên khác (như động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nước mưa, sóng biển, gió, băng hà) và hoạt động của con người.

Ngoài sự thay đổi do yếu tố tự nhiên, từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất hằng ngày, con người đã tác động đáng kể vào môi trường đất, tạo ra một lượng chất thải gồm chất thải rắn và chất thải lỏng, gây ô nhiễm, xói mòn và thoái hóa đất. Một số hoạt động được coi là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất có thể kể ra như:

- Tạo ra chất thải công nghiệp từ các hoạt động như sử dụng than để chạy máy nhiệt điện, khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, ni-lông,... thải ra một lượng lớn chất độc hại tồn đọng trong không khí, nước và ngấm vào lòng đất gây ô nhiễm, thoái hóa đất; Hoạt động khai thác rừng bừa bãi mất cân bằng sinh thái, gây xói mòn, sạt lở đất.

- Tạo ra chất thải nông nghiệp trong chăn nuôi như chất thải của động vật, xác súc vật chết do nhiều nguyên nhân; trong trồng trọt như các sản phẩm hóa học (phân bón, chất điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ,...). Các chất thải chăn nuôi không được xử lý đúng cách gây ô nhiễm môi trường, nguồn lây nhiễm bệnh cho con người và các sinh vật khác. Các chất thải trồng trọt gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng.

- Tạo ra chất thải sinh hoạt trong hoạt động hằng ngày của con người như hóa chất tẩy rửa, phân, nước thải, phế thải rắn, phế thải thực phẩm, phế thải bệnh viện,...Các chất thải không được xử lý đúng cách lưu tồn trong môi trường đất, nước, không khí (thấm vào đất) và là môi trường cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Ngoài ra lượng lớn chất thải, khí thải từ các động cơ, phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí, thấm vào đất gây ô nhiễm;...

3. Môn Kỹ thut

Bài: Sử dụng điện thoại

1. Tác dụng điện thoại

Điện thoại (điện thoại cố định hoặc điện thoại di động) là một phương tiện giúp liên lạc nghe- gọi với người khác khi họ không ở gần.

Điện thoại di động còn có tác dụng nhắn tin, xem ngày giờ, tìm kiếm thông tin....

2. Bộ phận cơ bản của điện thoại

Các bộ phận cơ bản của điện thoại là: bộ phận nghe (loa), bộ phận nói (micro), bộ phận thân (phím số, màn hình) nối giữ phần nghe và nói.

3. Các biểu tượng trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại

4. Các số điện thoại cần nhớ

- Số điện thoại người thân trong gia đình như số điện thoại của: bố, mẹ, ông, bà, người giám hộ,... (ít nhất 2 số điện thoại).

- Một số số điện thoại khẩn cấp:

111       Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em

112       Yêu cầu trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc

113       Gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh trật tự

114       Gọi cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn

115       Gọi cấp cứu về y tế.

5. Thực hành gọi điện tình huống giả định

- Gọi điện đến tổng đài 111 khi cần tư vấn hoặc tố giác hành vi xâm hại trẻ em.

- Gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà, bạn thân...

- Trả lời cuộc gọi đến từ số điện thoại lạ.

 

Bài: Sử dụng tủ lạnh

1. Tác dụng của tủ lạnh

- Bảo quản các thực phẩm sống (như thịt, cá, rau hoa quả..) giữ được tươi, để lâu dài và không bị mất chất dinh dưỡng.

- Bảo quản thức ăn đã chế biến nhưng chưa sử dụng hết...

2. Vị trí, vai trò các khoang khác nhau trong tủ lạnh

Tủ lạnh thường có nhiều ngăn chứa thực phẩm với nhiệt độ làm lạnh khác nhau:

- Ngăn làm đá (1): giúp tạo ra những viên đá lạnh, để riêng tách với khu chứa thực phẩm sống.

- Ngăn tủ đá (2) (8): bảo quản thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản dài ngày.

- Ngăn tủ mát:

• Ngăn mát thực phẩm sống (3): bảo quản thực phẩm tươi sống sử dụng trong ngày.

• Ngăn mát (4): bảo quản thực phẩm đã chế biến sử dụng ngắn ngày hoặc thức ăn sử dụng cho bữa ăn sau...

- Ngăn đựng rau cũ (5): giúp bảo quản rau củ quả được tươi lâu.

- Ngăn đựng trứng (7): bảo quản các loại trứng gia cầm.

- Ngăn đựng chai lọ ở khay cửa ngăn mát (7): thường xuyên lấy như nước, sữa.

3. Sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn

• Sắp xếp lượng thực phẩm, đồ ăn vừa phải trong tủ lạnh.

• Tùy loại thực phẩm và thời gian sử dụng (dài hay ngắn) mà bảo quản chúng trong các khoang khác nhau của tủ lạnh.

• Nên để thực phẩm trong hộp kín có nắp hoặc dùng màng bọc thực phẩm để tránh bị lẫn mùi rối mới sắp xếp gọn gàng vào những khu vực riêng.

• Tránh đóng mở cửa tủ lạnh nhiều lần khi không có nhu cầu sử dụng.

• Tủ lạnh phải vệ sinh thường xuyên.

4. Môn Đạo đức

1. Nội dung Sử dụng tin hợp lý

- Học sinh đã được học nội dung tiết kiệm tiền của ở lớp 4. Do vậy, khi dạy bài này chỉ nên khai thác những yếu tố khác của chi tiêu hợp lý:

Ưu tiên chi tiêu những khoản thực sự cần thiết (những thứ cần chứ không phải những thứ muốn);

Chọn nơi có giá bán hợp lý và mua với số lượng vừa đủ dùng;

Chi tiêu phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình và số tiền mình hiện có;

- Tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập: trò chơi Đi chợ/Đi siêu thị, nghiên cứu trường hợp, xử lý tình huống, đóng vai,... trong giờ học

- Chú trọng tăng cường cho học sinh thực hành lập kế hoạch sử dụng tiền hợp lý.

2. Nội dung Phòng tránh xâm hại

- Cần liên hệ với những kiến thức, kỹ năng học sinh đã được học ở môn Khoa học lớp 5 (học kỳ I).

- Các biểu hiện của xâm hại trẻ em: xâm hại về thể xác, xâm hại về tinh thần, lạm dụng sức lao động, xâm hại tình dục,...

- Các hậu quả của xâm hại trẻ em

Gây hậu quả nặng nề đến thân thể, tính mạng, sức khỏe, tinh thần, học tập và tương lai hạnh phúc của trẻ em

Gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế, hạnh phúc gia đình

Gây mất an toàn xã hội

- Các kỹ năng phòng, tránh xâm hại:

Kỹ năng nhận biết tình huống nguy cơ;

Kỹ năng tránh xa tình huống nguy cơ;

Kỹ năng ứng phó khi bị xâm hại;

Kỹ năng tố cáo sau khi bị xâm hại.

- Một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em: Luật Trẻ em, Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em, Luật Hình sự...

- Tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập: chơi trò chơi, kể chuyện, nghiên cứu trường hợp, xử lý tình huống, đóng vai... trong giờ học

- Chú trọng tăng cường cho học sinh thực hành các kỹ năng phòng, tránh xâm hại.

3. Nội dung Bảo vệ cái đúng, cái tốt

- Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ

Cái đúng, cái tốt là những thái độ, hành vi, việc làm, ý kiến phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Bảo vệ cái đúng, cái tốt là những thái độ, hành vi, việc làm, ý kiến ủng hộ, đồng tình, bênh vực, đề cao cái đúng, cái tốt khi cái đúng, cái tốt bị chỉ trích, phê phán, đe dọa, kỳ thị...

- Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt

Để cái đúng, cái tốt không bị cái sai, cái xấu lấn át;

Để cái đúng, cái tốt được phát huy, được nhân rộng;

Để cuộc sống xã hội thêm an toàn, lành mạnh và tốt đẹp.

- Thực hiện việc bảo vệ cái đúng cái tốt phù hợp với khả năng của mình.

- Tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập: chơi trò chơi, nghiên cứu trường hợp, kể chuyện, xử lý tình huống, đóng vai,... trong giờ học



1 Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 405/BGDĐT-GDTH năm 2021 thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5 học kỳ II năm học 2020-2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 405/BGDĐT-GDTH
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 28/01/2021
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Nguyễn Hữu Độ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/01/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản