Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3933/BNN-TCLN | Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2012 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tại văn bản số 1851/UBND-KTN ngày 12 tháng 10 năm 2012 về việc đề nghị xét duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:
I. NHẬN XÉT KẾT QUẢ QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH KON TUM
1. Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các nguồn thông tin, tư liệu và phương pháp sử dụng và nội dung giải quyết trong quy hoạch
Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020 có bố cục, nội dung, phương pháp khá hợp lý, được xây dựng trên cơ sở hướng dẫn tại Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các văn bản hướng dẫn hiện hành về lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
2. Sự phù hợp của Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Kon Tum
Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020 đã quan tâm đến các lĩnh vực bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển rừng, khai thác gỗ rừng trồng, chế biến gỗ, dịch vụ môi trường rừng... tương đối phù hợp với định hướng phát triển Lâm nghiệp Việt Nam tại khu vực Tây Nguyên.
3. Về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng và các giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Mục tiêu:
Thiết lập hệ thống quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 631.952 ha rừng hiện có năm 2011. Bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái góp phần tích cực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra. Bảo tồn và tăng cường tính đa dạng sinh học của tài nguyên rừng.
- Về kinh tế: Tăng trưởng ngành lâm nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng bình quân GDP của ngành nông lâm thủy sản của tỉnh đạt 8,7% vào năm 2015 và đến năm 2020 đạt 7,9%. Tăng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp từ 27,9 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và đạt 53,2 triệu đồng/người/năm vào năm 2020. Nâng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng (PFES) khoảng 203,65 tỷ đồng/năm, cơ chế phát triển sạch (CDM) và du lịch sinh thái. Phấn đấu đến năm 2020 địa phương có 30% diện tích rừng sản xuất đạt tiêu chuẩn và được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC).
- Về xã hội: Hàng năm thu hút khoảng 69.828 lao động tham gia sản xuất lâm nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho những hộ gia đình sinh sống trong khu vực lâm nghiệp. Tích cực tham gia công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
- Về môi trường: Nâng độ che phủ của rừng lên 68% vào năm 2015 và đến năm 2020 đạt 70%.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ bản nhất trí với mục tiêu quy hoạch theo báo cáo Quy hoạch của tỉnh. Tuy nhiên, đề nghị tỉnh Kon Tum xem xét, cân nhắc về tính khả thi của mục tiêu kinh tế, cụ thể như sau:
Để đạt được tỷ lệ 30% diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ quản lý rừng bền vững vào năm 2020, đề nghị cần phải xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện cũng như nguồn tài chính để thực hiện trong kỳ kế hoạch 2011-2015 và 2016-2020. Có như vậy mới đảm bảo tính khả thi của mục tiêu.
b) Nhiệm vụ chủ yếu:
- Về bảo vệ rừng: Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có năm 2011 là 631.952 ha và diện tích rừng được trồng mới hết kỳ chăm sóc 47.258 ha, diện tích khoanh nuôi tái sinh tự nhiên thành rừng trong tổng số 9.476 ha địa phương dự kiến thực hiện trong giai đoạn quy hoạch 2011 - 2020.
- Về phát triển rừng
+ Trồng rừng mới tập trung: 47.258ha (đặc dụng: 363 ha; phòng hộ: 1.162 ha; sản xuất: 45.733 ha).
+ Trồng rừng theo biện pháp cải tạo rừng nghèo kiệt: 25.097 ha
+ Trồng lại rừng sau khai thác trắng rừng trồng: 39.324 ha.
+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng: 9.476 ha (đặc dụng: 250 ha; phòng hộ: 9.226 ha).
+ Làm giàu rừng sản xuất: 5.000 ha.
+ Trồng cây phân tán: Trên 9,372 triệu cây.
+ Trồng cao su trên đất lâm nghiệp: 21.875 ha.
+ Bảo tồn và phát triển 1.000 ha Sâm Ngọc Linh.
Bộ Nông nghiệp và PTNT nhất trí với quy hoạch phát triển rừng theo báo cáo Quy hoạch của tỉnh Kon Tum.
- Khai thác gỗ và lâm sản
Trong kỳ quy hoạch 2011-2020 tỉnh Kon Tum dự kiến sản lượng khai thác như sau:
+ Khai thác rừng tự nhiên: 283.833 m3 theo phương án quản lý rừng bền vững được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khai thác tận thu trên những diện tích rừng đã được chuyển mục đích để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu (thủy điện, làm đường, khu công nghiệp, khu tái định cư).
+ Khai thác rừng trồng: 39.323 ha với sản lượng dự kiến 2.634.161 m3.
Chia theo kỳ quy hoạch như sau:
+ Giai đoạn 2011-2015: Khai thác 4.570 ha rừng trồng với sản lượng khai thác dự kiến 587.375 m3.
+ Giai đoạn 2016-2020: Khai thác 34.754 ha với sản lượng khai thác dự kiến 2.046.785 m3.
+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Chủ yếu là khai thác tre nứa với số lượng 1.981.200 cây, khai thác nhựa thông khoảng 1.569 tấn. Khai thác Sâm Ngọc Linh đạt 40 tấn thành phẩm vào năm 2015 và đến năm 2020 địa phương có 1.000 ha Sâm Ngọc Linh (có 500 ha đến tuổi khai thác) với sản lượng khai thác dự kiến 150 tấn.
- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
Hiện tại địa phương có 53 cơ sở chế biến gỗ và lâm sản nhỏ lẻ (06 doanh nghiệp nhà nước; 07 Công ty cổ phần; 39 doanh nghiệp tư nhân và 01 Hợp tác xã). Sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu xây dựng và đồ mộc gia dụng và xuất khẩu, để đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, địa phương chủ động nhập khẩu gỗ.
Nhu cầu tiêu thụ gỗ nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh trong giai đoạn 2011-2020 như sau:
+ Gỗ xây dựng: 350.000 m3
+ Bột giấy: 975.000 tấn
+ Gỗ tinh chế xuất khẩu: 650.000 m3
+ Giấy trang phủ: 1.200.000 tấn
+ Sâm Ngọc Linh: 190 tấn
- Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh thiết yếu:
+ Hệ thống vườn ươm, rừng giống:
Duy trì 14 vườn ươm hiện có với công suất 3,0 triệu cây/năm, địa phương xây dựng mới 01 Trung tâm nghiên cứu phát triển nông lâm nghiệp Tân Mai - Tây Nguyên tại huyện Kon PLong với quy mô 200 ha có công suất 5,0 triệu cây/năm (mỗi huyện trong vùng dự án nguyên liệu xây dựng 01 vườn ươm với diện tích 0.2 ha) đáp ứng đủ cây giống theo nhu cầu trồng rừng, trồng cây phân tán trên địa bàn toàn tỉnh.
Chuyển hóa rừng thông ba lá với quy mô 49,2 ha tại xã Măng Ri huyện Tu Mơ Rông do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô là chủ đầu tư theo đúng lộ trình để được cấp chứng chỉ công nhận để sớm sản xuất cây giống đáp ứng nhu cầu trồng rừng của khu vực và của tỉnh.
+ Xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng như: Mở đường lâm nghiệp, trạm bảo vệ rừng, chòi canh lửa rừng, bảng thông tin cảnh báo cháy rừng, biển báo vv.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ bản nhất trí với quy hoạch khai thác gỗ, quy hoạch chế biến gỗ và lâm sản, xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh thiết yếu theo báo cáo Quy hoạch của tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên trong kỳ quy hoạch 2011 - 2020 tỉnh Kon Tum nên quan tâm:
- Quy hoạch các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản vào khu làng nghề, khu công nghiệp.
- Đầu tư công nghệ, dây chuyền chế biến hiện đại làm tăng giá trị sản phẩm và giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái
c) Các giải pháp thực hiện quy hoạch
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ bản thống nhất với 07 nhóm giải pháp thực hiện theo báo cáo Quy hoạch của tỉnh.
4. Vốn đầu tư
Theo báo cáo Quy hoạch của tỉnh Kon Tum, khái toán vốn đầu tư cho các hoạt động lâm nghiệp trong kỳ quy hoạch 2011-2020 khoảng 11.806.640 triệu đồng, trong đó giai đoạn 2011-2015 cần 5.805.813,6 triệu đồng và giai đoạn 2016-2020 cần 6.000.826,4 triệu đồng.
Cơ cấu các nguồn vốn như sau:
- Vốn ngân sách nhà nước: 187.114 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,6 % tổng vốn đầu tư.
- Vốn vay tín dụng: 7.151.871 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 60,6 % tổng vốn đầu tư.
- Vốn FDI: 131.523 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,2 % tổng vốn đầu tư.
- Vốn thu từ dịch vụ môi trường rừng (PFES): 279.326 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,4 % tổng vốn đầu tư.
- Vốn ODA: 47.500 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,4 % tổng vốn đầu tư.
- Vốn tự có: 2.910.181 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,1 % tổng vốn đầu tư.
- Vốn khác: 1.099.092 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 9,3 % tổng vốn đầu tư
Bộ Nông nghiệp và PTNT cơ bản nhất trí với khái toán vốn đầu tư theo báo cáo quy hoạch của tỉnh, tuy nhiên đề nghị tỉnh Kon Tum xem xét một số vấn đề sau:
+ Căn cứ Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 17/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011- 2015 làm căn cứ để xây dựng dự toán cho sát thực tế.
+ Địa phương cần xây dựng lộ trình thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Để khai thác tối đa nguồn thu từ du lịch sinh thái, địa phương cần quy hoạch và xây dựng dự án cụ thể các khu, các điểm, tuyến du lịch sinh thái thống nhất trên địa bàn tỉnh.
5. Tính khả thi của các mục tiêu, nhiệm vụ, các chương trình dự án ưu tiên và các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Nhìn chung số liệu về chỉ tiêu, nhiệm vụ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, các chương trình dự án ưu tiên và các giải pháp thực hiện theo báo cáo quy hoạch của tỉnh Kon Tum có cơ sở thực tiễn và khoa học, có tính khả thi.
III. ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2020
Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011- 2020 có bố cục, nội dung cơ bản được xây dựng dựa theo hướng dẫn tại (Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Những nội dung trong báo cáo cơ bản được cập nhật tương đối đầy đủ và chặt chẽ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ bản nhất trí với báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Kon Tum, tuy nhiên báo cáo còn một số nội dung chưa hợp lý hoặc cần được chỉnh sửa, bổ sung (được nêu cụ thể tại báo cáo kết quả thẩm định của Tổng cục Lâm nghiệp lại văn bản số 1565/BC-TCLN-KHTC ngày 13 tháng 11 năm 2012 gửi kèm
theo).
Căn cứ các nội dung trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xem xét, chỉ đạo bổ sung những nội dung cần thiết để hoàn chỉnh báo cáo quy hoạch trước khi trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 1765/BNN-TCLN thẩm định Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 – 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 2104/BNN-TCLN thẩm định Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 4292/BNN-TCLN thẩm định Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Thông tư 05/2008/TT-BNN hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
- 3Quyết định 60/2010/QĐ-TTg ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 1765/BNN-TCLN thẩm định Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 – 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 2104/BNN-TCLN thẩm định Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Công văn 4292/BNN-TCLN thẩm định Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 3933/BNN-TCLN về thẩm định Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 3933/BNN-TCLN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 15/11/2012
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Hà Công Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra