BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3784/BCT-HC | Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2012 |
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
Trả lời Công văn số 1984/TCHQ-PC ngày 23 tháng 4 năm 2012 của Tổng cục Hải quan về việc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:
Điều 9 và Điều 19 Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất đã quy định hình thức xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất; vi phạm quy định về khai báo hóa chất.
Theo quy định của Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 thì “thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được xác định căn cứ vào Pháp lệnh quy định chức danh đó có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả; đồng thời căn cứ vào hành vi vi phạm cụ thể có quy định việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước”.
Như vậy, trong trường hợp hành vi vi phạm liên quan đến khai báo xuất nhập khẩu hóa chất sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 9 và Điều 19. Liên quan đến biện pháp khắc phục hậu quả: Tại Điều 25 và Điều 26 Nghị định số 90/2009/NĐ-CP chưa quy định cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Chiếu theo Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Việc chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính là phù hợp với quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Trên đây là ý kiến của Bộ Công Thương về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất để Tổng cục Hải quan tham khảo, tổng hợp./.
Nơi nhận: | TUQ. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 10604/BCT-HC về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất do Bộ Công thương ban hành
- 2Thông tư 190/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị định 71/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp
- 1Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 2Nghị định 128/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 sửa đổi
- 3Nghị định 90/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất
- 4Công văn 10604/BCT-HC về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất do Bộ Công thương ban hành
- 5Thông tư 190/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị định 71/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp
Công văn 3784/BCT-HC về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 3784/BCT-HC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 04/05/2012
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Phùng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/05/2012
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết