- 1Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
- 2Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT về Danh mục các loài động, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 375/CTVN-ĐVHD | Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2016 |
Kính gửi: Các tổ chức, cá nhân có hoạt động buôn bán thương mại các loài thuộc Phụ lục CITES
Ngày 6/12/2016, Ban thư ký Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) có thông báo 2016/064 (bản dịch Thông báo kèm theo), theo đó kể từ ngày 2/1/2016, các Phụ lục CITES chính thức có hiệu lực trên toàn thế giới với một số sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Xóa khỏi phụ lục II những đơn vị phân loại gồm:
- Lớp thú: Bò Bison (Bison bison athabascae);
- Thực vật: Dứa dại mourry (Tillandsia mauryana).
2. Chuyển các đơn vị phân loại sau từ Phụ lục I xuống phụ lục II gồm:
- Lớp thú: Báo florida (Puma concolor coryi); báo bắc mỹ courga (Puma concolor couguar)-, ngựa vằn núi (Equus zabra zebra).
- Lớp chim: Hút mật ức vàng (Lichenostomus melanops cassidix); Cú norfolk (Ninox novaeseelandiae undulata).
- Lớp bò sát: Cá sấu châu mỹ acutus (Crocodylus acutus) quần thể thuộc quận rừng ngập mặn vịnh Cispata, Tinajones, La Balsa và khu vực xung quanh, Córdoba, Colombia; Cá sấu nước mặn (Crocodlus porosus) quần thể của Malaysia, hạn chế khai thác tự nhiên tại bang Sarawak, hạn ngạch bằng không đối với các bang khác của Malaysia (Sabah và bán đảo Malaysia) hạn ngạch bằng không không được thay đổi trừ khi được các nước thành viên Công ước thông qua.
- Lớp lưỡng cư: Nhái bầu antongili (Dyscophus antongilii).
3. Chuyển các đơn vị phân loại sau từ Phụ lục II lên Phụ lục I gồm:
- Lớp thú: các loài tê tê (Manis crassicaudata; Manis culionensis; Manis gigantea; Manis javanica; Manis pentadactyla; Manis temminckii; Manis tetradactyla; Manis tricuspis). Khi barbary (Macaca syhanus).
- Lớp chim: Vẹt xám châu phi (Psittacus erithacus).
- Lớp bò sát: Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus).
- Thực vật: Các loài xương rồng (Sclerocactus blainei, Sclerocactus cloverae, Sclerocactus sileri).
4. Các đơn vị phân loại sau được đưa vào Phụ lục I gồm:
- Lớp bò sát: Các loài họ thằn lằn gồm (Abronia anzuetoi, Abronia campbelli, Abronia fimbriata, Abronia frosti, Abronia meledona); các loài tắc kè gồm (Cnemaspis psychedelica, Lygodactylus williamsi).
- Lớp lưỡng cư: ếch titicaca (Telmatobius culeus).
- Động vật thân mềm, lớp chân đầu: Các loài ốc thuộc giống Polymita spp.
5. Các đơn vị phân loại sau được đưa vào Phụ lục II gồm:
- Lớp thú: Sơn dương tây Caucas (Capra caucasica)
- Lớp bò sát: các loài thằn lằn thuộc giống Abronia spp (Hạn ngạch xuất khẩu mẫu vật đánh bắt từ tự nhiên bằng không với các loài (Abronia aurita, A. gaiophantasma, A. vasconcelosii); các loài thằn lằn thuộc giống Rhampholeon spp giống Rieppeleon spp; loài tắc kè madagasca (Paroedura masobe); Các loài kỳ đà thiếu tai thuộc giống Lanthanotidae spp (hạn ngạch xuất khẩu vì mục đích thương mại đối với mẫu vật đánh bắt từ tự nhiên bằng không); Các loài rắn lục Atheris desaixi và Bitis worthingtoni; Các loài thuộc họ ba ba gồm Cyclanorbis elegans Cyclanorbis senegalensis; Cycloderma aubryi; Cycloderma frenatum; Rafetus euphraticus; Trionyx triunguis.
- Lớp lưỡng cư: Họ nhái bầu gồm các loài Dyscophus guineti, Dyscophus insularis, Scaphiophryne boribory, Scaphiophryne marmorata và Scaphiophryne spinosa; họ kỳ giông, loài cá cóc Hongkong (Paramesotriton hongkongensis).
- Lớp cá sụn: Họ cá mập trắng, loài cá mập lụa (Carcharhinus falciformis) (hiệu lực áp dụng đối với loài này được hoãn 12 tháng đến 4/10/2017); họ cá nhám, toàn bố bộ giống cá nhám đuôi dài mắt to (Alopias spp) (hiệu lực áp dụng đối với các loài này dược hoãn 12 tháng đến 4/10/2017); Bộ cá đuối ó, giống Mobula spp (hiệu lực áp dụng được hoãn 6 tháng đến 4/4/2017). Bộ cá vược, cá thần tiên (Holacanthus clarionensis).
- Động vật thân mềm: Lớp chân đầu, các loài ốc anh vũ thuộc giống Nautilidae spp.
- Thực vật: Họ măng tây, các loài măng tây chân voi thuộc chi Beaucarnea spp.
+ Các loài thuộc chi cẩm lai/trắc Dalbergia spp (trừ các loài đã quy định tại Phụ lục I). Tất cả các bộ phận và dẫn xuất ngoại trừ:
a) Lá, hoa, phấn hoa, quả và hạt.
b) Xuất khẩu phi thương mại với lô hàng không vượt quá 10kg tổng trọng lượng.
c) Các bộ phận và dẫn xuất của trắc Dalbergia cochinchinensis, thuộc hướng dẫn của chú giải # 4.
d) Bộ phận và dẫn xuất của chi Dalbergia spp. Có nguồn gốc và được xuất khẩu từ Mexico, quy định trong chú giải # 6.
+ Loài gỗ Bubinga (Guibourtia demeusei), ngoại trừ:
a) Lá, hoa, phấn hoa, quả và hạt.
b) Xuất khẩu phi thương mại với lô hàng không vượt quá 10kg tổng trọng lượng.
c) Các bộ phận và dẫn xuất của trắc Dalbergia cochinchinensis, thuộc hướng dẫn của chú giải # 4.
d) Bộ phận và dẫn xuất của chi Dalbergia spp. Có nguồn gốc và được xuất khẩu từ Mexico, quy định trong chú giải # 6.
- Loài gỗ Guibourtia pellegriniana, ngoại trừ:
a) Lá, hoa, phấn hoa, quả và hạt.
b) Xuất khẩu phi thương mại với lô hàng không vượt quá 10kg tổng trọng lượng.
c) Các bộ phận và dẫn xuất của trắc Dalbergia cochinchinensis, thuộc hướng dẫn của chú giải # 4.
d) Bộ phận và dẫn xuất của chi Dalbergia spp. Có nguồn gốc và được xuất khẩu từ Mexico, quy định trong chú giải # 6.
- Loài gỗ: Guibourtia tessmannii, ngoại trừ:
a) Lá, hoa, phấn hoa, quả và hạt.
b) Xuất khẩu phi thương mại với lô hàng không vượt quá 10kg tổng trọng lượng.
c) Các bộ phận và dẫn xuất của trắc Dalbergia cochinchinensis, thuộc hướng dẫn của chú giải # 4.
d) Bộ phận và dẫn xuất của chi Dalbergia spp. Có nguồn gốc và được xuất khẩu từ Mexico, quy định trong chú giải # 6.
- Giáng hương tây phi: Pterocarpus erinaceus.
- Họ bông, loài bao báp Adansonia grandidieri (quả, hoa, tinh dầu và cây sống).
- Họ gừng, loài gừng dại tiểu vùng saharan Iphonochilus aethiopicus (quần thể phân bố tại Mozambique, South Africa, Swaziland and Zimbabwe).
6. Chú giải của các đơn vị phân loại sau được thay đổi gồm:
- Lớp thú, lạc đà Vicugna vicugna
Thay thế các chú giải hiện tại đối với quần thể của Argentina, Chile, Ecuador, Peru và Bang Plurinational thuộc Bolivia với đơn vị phân loại trên như sau: sợi vicuñas (Vicugna vicugna) và các sản phẩm có dẫn xuất từ đó, chỉ các sợi đến từ lông cạo sống của các cá thể. Chỉ cho phép buôn bán các sản phẩm từ sợi này khi đáp ứng các điều khoản sau:
Để loại trừ, cho phép buôn bán quốc tế lông len của lạc đà vicuñas (Vicugna vicugna) và các sản phẩm dẫn xuất từ chúng, chỉ lông len được cạo từ cá thể lạc đà vicuñas sống. Hoạt động buôn bán các sản phẩm có nguồn gốc ông len phải thực hiện theo các quy định sau:
a) Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào chế biến lông len vicuñas để sản xuất quần áo, vải vóc phải được sự ủy quyền của cơ quan thẩm quyền liên quan quốc gia xuất xứ (quốc gia xuất xứ là: quốc gia có loài phân bố tự nhiên bao gồm Argentina, Bolivia, Chile, Ecuador và Peru) để được dùng cụm từ, nhãn mác háy lô gô "vicuña quốc gia xuất xứ" được thông qua bởi các nước có loài phân bố là thành viên của Công ước về quản lý và bảo tồn Lạc đà vicuña.
b) Quần áo hoặc vải vóc quảng cáo được đánh dấu hoặc được phân loại phù hợp với các điều khoản sau:
i) Hoạt động buôn bán quốc tế quần áo sản xuất từ lông len vicuña cạo từ các cá thể sống, kể cả sản xuất trong hoặc ngoài quốc gia phân bố của loài thì cụm từ, nhãn mác hoặc lô gô phải được sử dụng để phân biệt quốc gia xuất xứ. Cụm từ, nhãn mác, lô gô VICUÑA [QUỐC GIA XUẤT XỨ] phải được thể hiện theo định dạng sau:
Cụm từ, nhãn mác, lô gô phải được thể hiện trên mặt sau của quần áo. Thêm vào đó, viền quần áo cần được được thể hiện cụm từ VICUÑA [QUỐC GIA XUẤT XỨ]
ii) Hoạt động buôn bán quốc tế vải vóc làm từ lông len lạc đà vicuña cạo từ các cá thể sống, không kể sản xuất trong hay ngoài quốc gia có loài phân bố thì cụm từ, nhãn mác hoặc logo được thể hiện trong khoản b) i) trên phải được sử dụng. Cụm từ, nhãn mác hoặc lô gô này phải được in rõ trên nhãn của bản thân tấm vải. Nếu sản phẩm vải được sản xuất ngoài quốc gia xuất xứ, tên của quốc gia nơi vải được sản xuất phải được chi rõ, thêm vào đó cụm từ, nhãn mác hoặc lô gô phải được thể hiện như quy định tại khoản b) i).
c) Hoạt động buôn bán quốc tế sản phẩm thủ công sản xuất từ lông len lạc đà vicuña cạo từ các cá thể sống được sản xuất tại các quốc gia có loài phân bố, cụm từ, nhãn mác, lô gô VICUÑA [QUỐC GLA XUẤT XỨ] cần được mô tả chi tiết như dưới đây:
d) Nếu lông len lạc đà vicuña cạo từ các cá thể sống có nguồn gốc từ nước xuất xứ khác nhau để sản xuất quần áo, vải có thì cụm từ, nhãn mác, lô gô của mỗi quốc gia xuất xứ cần được chỉ rõ, như mô tả tại khoảng b) i) và ii).
e) Tất cả các mẫu vật khác được coi là mẫu vật của loài thuộc Phụ lục I và việc buôn bán phải tuân thủ theo quy định của loài thuộc Phụ lục I.
- Họ mèo (Felidae)/ Panthera leo (Quần thể châu phi thuộc phụ lục II) giữ ở Phụ lục II đối với đơn vị phân loại trên kèm theo các chú giải sau:
Hạn ngạch xuất khẩu bằng không đối với mẫu vật xương, xương mẫu, các sản phẩm xương, móng, xương sống, sọ và răng khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại. Hạn ngạch xuất khẩu vật xương, xương mẫu, các sản phẩm xương, móng, xương sống, sọ và răng vì mục đích thương mại có nguồn gốc nuôi sinh sản của Nam Phi được thiết lập hàng năm trên cơ sở tham vấn với Ban thư ký CITES
- Lớp bò sát/ Bộ cá sấu/ Họ cá sấu/ loài cá sấu Crocodylus moreletii
Xoá bỏ chú giải "hạn ngạch bằng không đối với mẫu vật từ tự nhiên xuất khẩu vì mục đích thương mại" đối với quần thể của Mexico với đơn vị phân loại trên, chú giải được sửa như sau:
Trừ quần thể cả Beliza, thuộc Phụ lục II với hạn ngạch xuất khẩu mẫu vật từ tự nhiên bằng không vì mục đích thương mại, quần thể của Mexico thuộc Phụ lục I.
- Phần thực vật họ trầm/ chi Aquilaria spp. và Gyrinops spp.
#14. Tất cả các bộ phận và dẫn xuất ngoại trừ:
a) Hạt và phấn hoa;
b) Mầm giống hoặc mô nuôi cấy in vitro trong môi trường lỏng hoặc rắn được vận chuyển trong bình vô trùng;
c) Quả:
d) Lá;
e) Bột trầm hương dã tách tinh dầu; kể cả các sản phẩm tạo hình được nén từ bột và
f) Sản phẩm hoàn chỉnh được đóng gói xuất bán lẻ, miễn trừ này không áp dụng với dăm gỗ, hột tràng hạt, tràng hạt và sản phẩm điêu khắc.
- Họ tật lê/ ZYGOPHYLLACEAE / Bulnesia sarmientoi
Sửa đổi chú giải #11 đối với đơn vị phân loại trên như sau:
# 11 Gỗ tròn, gỗ xẻ, tấm ván lạng, ván ép, bột gỗ và các dẫn xuất. Gỗ thành phẩm có chứa dẫn xuất như nguyên liệu, bao gồm cả nước hoa, không được coi là bao gồm trong chú giải này.
7. Các sửa đổi khác
- Hội nghị các nước thành viên cũng thông qua quyết định sửa đổi danh pháp khoa học một số loài (mô tả trong Phụ lục CITES).
- Một số quốc gia bổ sung thêm loài vào Phụ lục III, việc bổ sung này thực hiện theo đề nghị của quốc gia thành viên để các quốc gia thành viên khác phối hợp kiểm soát buôn bán với quần thể của họ (Thể hiện trong Phụ lục CITES).
Căn cứ Thông báo trên, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thông báo để các tổ chức, cá nhân có hoạt động buôn bán thương mại các loài thuộc Phụ lục CITES biết và thực hiện theo Phụ lục CITES mới kể từ ngày 2/1/2017 cho tới khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2013 về ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
Thông tin chi tiết liên hệ với Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam (điện thoại: 04- 37335676) để được hướng dẫn.
| GIÁM ĐỐC |
- 1Công văn số 4515/TCHQ-GSQL ngày 19/09/2002 của Tổng cục Hải quan về việc xác nhận giấy phép CITES
- 2Công văn số 343/KL-VP CITES ngày 21/04/2003 của Cục Kiểm lâm-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phối hợp thực thi Nghị định 11/2002/NĐ-CP của Chính phủ và Công ước CITES
- 3Công văn 725/TCHQ-GSQL nộp giấy phép của CITES khi làm thủ tục xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Thông báo 296/TB-CTVN-HTQT năm 2019 công bố Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam ban hành
- 1Công văn số 4515/TCHQ-GSQL ngày 19/09/2002 của Tổng cục Hải quan về việc xác nhận giấy phép CITES
- 2Công văn số 343/KL-VP CITES ngày 21/04/2003 của Cục Kiểm lâm-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phối hợp thực thi Nghị định 11/2002/NĐ-CP của Chính phủ và Công ước CITES
- 3Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
- 4Công văn 725/TCHQ-GSQL nộp giấy phép của CITES khi làm thủ tục xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT về Danh mục các loài động, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông báo 296/TB-CTVN-HTQT năm 2019 công bố Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam ban hành
Công văn 375/CTVN-ĐVHD năm 2016 áp dụng tạm thời các Phụ lục CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 375/CTVN-ĐVHD
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 27/12/2016
- Nơi ban hành: Cơ quan quản lý CITES Việt Nam
- Người ký: Hà Thị Tuyết Nga
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực