Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3670/BNN-VP | Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 2013 |
Kính gửi: | - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện có trồng tái canh cà phê; |
Thực hiện Quyết định số 1987/QĐ-BNN-TT, ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó có nội dung triển khai lập đề án trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020 và xây dựng chính sách hỗ trợ trồng tái canh trên đất cà phê già cỗi năng suất thấp theo quy hoạch.
Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-BNN-KH ngày 21/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Danh mục và giao nhiệm vụ quản lý dự án điều tra cơ bản và quy hoạch mở mới năm 2013, trong đó có giao nhiệm vụ lập đề án trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020.
Để tiến hành lập đề án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử đoàn công tác của Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đến làm việc với Sở, Phòng và Doanh nghiệp về các nội dung trồng tái canh cà phê. (Nội dung đăng ký làm việc trình bày ở phụ lục 1 kèm theo công văn)
Đề nghị các Sở, Phòng và Doanh nghiệp liên quan phối hợp hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để đoàn công tác hoàn thành nhiệm vụ./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG ĐĂNG KÝ LÀM VIỆC VỚI SỞ - PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ DOANH NGHIỆP VỀ ĐỀ ÁN TRỒNG TÁI CANH CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Kèm theo công văn số 3670/BNN-VP ngày 13/8/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. NỘI DUNG TRAO ĐỔI THẢO LUẬN
1. Hiện trạng trồng tái canh cà phê, ghép cải tạo trẻ hóa vườn cây cà phê từ năm 2001 đến 2012
a) Tỷ lệ diện tích trồng tái canh trong quy hoạch và ngoài quy hoạch được phê duyệt.
b) Tỷ lệ diện tích trồng tái canh tự phát và diện tích trồng tái canh theo dự án trên địa bàn.
c) Diện tích trồng tái canh và thời gian luân canh
- Diện tích cà phê trồng tái canh thành công trong giai đoạn 2001 - 2012.
+ Tiêu trí vườn cà phê già cỗi phải trồng tái canh của địa phương.
+ Trường hợp nhổ bỏ cây cà phê già cỗi, làm đất trồng lại không luân canh với cây hàng năm (kể cả cây muồng hoa vàng, cây cốt khí).
+ Trường hợp nhổ bỏ cà phê già cỗi, trồng cây hàng năm 1 hoặc 2 năm (kể cả cây muồng hoa vàng, cốt khí) sau đó mới làm đất - đào hố,... trồng cà phê.
+ Trường hợp nhổ bỏ cà phê già cỗi, trồng cây hàng năm 3 năm (kể cả cây muồng hoa vàng, cốt khí) sau đó mới làm đất - đào hố,... trồng cà phê.
+ Nguyên nhân chính dẫn đến trồng tái canh cà phê thành công.
+ Hiệu quả vườn cà phê trồng tái canh;
- Diện tích cà phê trồng tái canh không thành công trong giai đoạn 2001 - 2012
- Nguyên nhân chính dẫn đến trồng tái canh cà phê không thành công.
d) Diện tích cà phê ghép cải tạo và tuổi vườn ghép cải tạo
- Diện tích cà phê ghép cải tạo thành công trong giai đoạn 2001 - 2012.
+ Tiêu trí vườn cà phê năng suất thấp có thể ghép cải tạo.
+ Nguyên nhân chính dẫn đến ghép cải tạo cà phê thành công.
+ Hiệu quả vườn cà phê ghép cải tạo;
- Diện tích cà phê ghép cải tặo không thành công trong giai đoạn 2001 - 2012
- Nguyên nhân chính dẫn đến ghép cải tạo cà phê không thành công.
e) Cơ cấu giống trồng tái canh và ghép cải tạo trên địa bàn
- Cơ cấu giống trồng tái canh:
+ Cơ cấu giống cà phê trồng tái canh trên địa bàn;
+ Diện tích trồng tái canh cây thực sinh;
+ Diện tích trồng tái canh cà phê bằng cây nhân giống vô tính;
+ Năng suất cà phê trồng tái canh khi bước vào kinh doanh năm thứ nhất, năm thứ 2, năm thứ 3... trên địa bàn bằng khi trồng bằng cây thực sinh;
+ Năng suất cà phê trồng tái canh khi bước vào kinh doanh năm thứ nhất, năm thứ 2, năm thứ 3... trên địa bàn khi trồng bằng cây nhân giống vô tính (cây ghép).
+ Những giống cà phê sử dụng cho trồng tái canh có năng xuất, chất lượng cao, chống chịu tốt khi bước vào kinh doanh trên địa bàn.
- Cơ cấu giống cà phê sử dụng cho ghép cải tạo
+ Cơ cấu giống cà phê ghép cải tạo trên địa bàn;
+ Năng suất cà phê già cỗi ghép cải tạo khi bước vào kinh doanh năm thứ nhất, năm thứ 2, năm thứ 3... trên địa bàn.
+ Những giống cà phê sử dụng ghép cải tạo có năng xuất, chất lượng cao, chống chịu tốt khi bước vào kinh doanh được trên địa bàn .
g) Kết quả đào tạo, tập huấn hướng dẫn người sản xuất trồng tái canh và ghép cải tạo.
h) Những mô hình trồng tái canh và ghép cải tạo thành công điển hình trên địa bàn.
i) Thực trạng tổ chức thực hiện trồng tái canh
- Hình thức tổ chức trồng tái canh ở quy mô nông hộ, doanh nghiệp (tỷ lệ diện tích trồng cuốn chiếu hàng năm);
- Công tác chuẩn bị giống cà phê, vật tư nhất là phân hữu cơ;
- Chi phí đầu tư cho tái canh (mô hình không luân canh, luân canh 1 năm, luân canh 2 năm, luân canh 3 năm).
k) Thuận lợi và khó khăn trong trồng tái canh và ghép cải tạo trong thời gian qua.
2. Xác định diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp (<1,5 tấn/ha) có từ năm 2013 đến năm 2020
- Diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp chia theo huyện (TX, TP).
- Trong đó, diện tích cà phê già cỗi năng suất thấp của các doanh nghiệp trên địa bàn (Tổng Công ty cà phê, các Công ty cà phê của địa phương,...).
- Diện tích già cỗi không đủ điều kiện trồng tái canh nằm ngoài quy hoạch phải chuyển sang cây trồng khác trên địa bàn.
3. Xác định diện tích cà phê già cỗi năng suất thấp cần phải trồng tái canh và ghép cải tạo trong giai đoạn 2014 - 2020
- Tổng diện tích và tiến độ trồng tái canh từ kế hoạch năm 2014 đến năm 2020.
- Tổng diện tích và tiến độ ghép cải tạo trẻ hóa vườn cà phê từ kế hoạch năm 2014 đến năm 2020.
- Diện tích cà phê tuổi lớn, nhưng vẫn tiếp tục đầu tư thâm canh có hiệu quả.
4. Cây giống cà phê chất lượng cao phục vụ cho trồng tái canh trong giai đoạn 2014-2020
- Diện tích vườn cà phê đầu dòng được thẩm định trên địa bàn, khả năng cung cấp nguồn giống;
- Các cơ sở nhân giống (ghép, cây thực sinh) tổng công suất, có đủ điều kiện đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật nhân giống, cây giống đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Vấn đề quản lý chất lượng cây giống và phương thức hợp đồng nhân giống.
5. Kế hoạch và chính sách hỗ trợ trồng tái canh, ghép cải tạo cà phê trong vùng quy hoạch
- Kế hoạch trồng tái canh, ghép cải tạo;
- Vay vốn tín dụng trong dài hạn 5-7 năm;
- Hỗ trợ cây giống đạt tiêu chuẩn chất lượng;
- Hỗ trợ lãi suất ưu đãi vay vốn trồng tái canh cà phê;
- Miễn thuế sử dụng đất đối với diện tích trồng tái canh cà phê trong thời gian cải tạo đất + trồng mới + KTCB;
- Các chính sách khác (nếu có)
6. Các kiến nghị (Chính phủ, Bộ ngành trung ương,...)
- Kiến nghị về quy hoạch phát triển liên quan đến trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê
- Kiến nghị về chính sách cho trồng tái canh và ghép cải tạo;
- Kiến nghị về giống cho trồng tái canh và ghép cải tạo;
- Kiến nghị về kỹ thuật trồng tái canh và ghép cải tạo.
- Kiến nghị về tổ chức trồng tái canh và ghép cải tạo.
II. CÁC THÔNG TIN - TÀI LIỆU ĐOÀN CÔNG TÁC XIN ĐƯỢC KẾ THỪA
1. Kết quả điều tra xác định diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp.
2. Các chính sách hỗ trợ trồng tái canh cà phê và ghép cải tạo trẻ hóa cà phê còn hiệu lực thi hành.
3. Các quy trình kỹ thuật trồng tái canh cà phê còn hiệu lực thi hành (không kể quy trình của Bộ Nông nghiệp - PTNT) mới ban hành tháng 7 năm 2013.
4. Suất đầu tư trồng tái canh 01 ha cà phê qua các năm từ 2001 đến 2012 (chi phí cải tạo đất + trồng mới, chăm sóc KTCB).
5. Các báo cáo sơ kết, tổng kết về kết quả trồng tái canh cà phê từ năm 2001 đến 2012.
6. Cam kết của Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nông nghiệp đối với gói tín dụng vay trung - dài hạn trồng tái canh cà phê trên địa bàn và các quy định về lãi suất vay ưu đãi, thời gian vay, thời gian hoàn trả vốn và lãi vay,...
7. Đề án, dự án trồng tái canh cà phê đã xây dựng.
8. Các tài liệu có liên quan khác (nếu có)
Trên đây là một số nội dung chính đoàn công tác xin đăng ký làm việc.
Rất mong lãnh đạo Sở Nông nghiệp - PTNT, Phòng Nông nghiệp - PTNT và Doanh nghiệp quan tâm hỗ trợ, phân công cán bộ chuyên môn chuẩn bị trước các nội dung kể trên./.
Trong quá trình chuẩn bị, nếu gặp khó khăn xin liên hệ:
TS. Hoàng Quốc Tuấn - ĐT: 0913.651.300 - Email: hoangquoctuan@gmail.com.
Ghi chú: Thời gian đăng ký làm việc vào ……..giờ, ngày………. tháng……… năm 2013
- 1Quyết định 254/QĐ-TT-CCN năm 2010 về Quy trình tái canh cà phê vối do Cục trưởng Cục Trồng trọt ban hành
- 2Công văn 1475/BNN-ĐMDN về dự án tái canh cao su trên 1000 ha không thuộc tiêu chí dự án quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 2451/BNN-TT năm 2013 tái cấp vốn thực hiện chương trình tái canh cà phê khu vực Tây Nguyên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 273/QĐ-TT-CCN năm 2013 về Quy trình tái canh cà phê vối do Cục trưởng Cục Trồng trọt ban hành
- 5Công văn 5667/VPCP-KTN năm 2014 tháo gỡ khó khăn trong việc tái canh cà phê do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 254/QĐ-TT-CCN năm 2010 về Quy trình tái canh cà phê vối do Cục trưởng Cục Trồng trọt ban hành
- 2Công văn 1475/BNN-ĐMDN về dự án tái canh cao su trên 1000 ha không thuộc tiêu chí dự án quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 2451/BNN-TT năm 2013 tái cấp vốn thực hiện chương trình tái canh cà phê khu vực Tây Nguyên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 1987/QĐ-BNN-TT năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 273/QĐ-TT-CCN năm 2013 về Quy trình tái canh cà phê vối do Cục trưởng Cục Trồng trọt ban hành
- 6Công văn 5667/VPCP-KTN năm 2014 tháo gỡ khó khăn trong việc tái canh cà phê do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 3670/BNN-VP năm 2013 lập đề án trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 3670/BNN-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 13/08/2013
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Trần Quốc Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra