BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3217/BNN-CN | Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2012 |
Kính gửi: | - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, Khánh Hòa, Hậu Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long; |
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang, Khánh Hòa, Hậu Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long gửi tới kỳ hợp của Quốc hội khóa XIII về kiến nghị Chính phủ thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra để sớm phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm việc sử dụng “Chất cấm, chất tạo nạc” trong chăn nuôi, xin được trả lời như sau:
Câu hỏi số 55:
Đề nghị Chính phủ thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra để sớm phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm việc sử dụng “Chất cấm, chất tạo nạc” trong chăn nuôi, nhằm đảm bảo sức khỏe đối với người tiêu dùng và không ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh?
Trả lời:
1. Tình hình sử dụng chất cấm, chất tạo nạc trong chăn nuôi:
Trong năm 2012, ngay sau khi có thông tin về việc thịt lợn bị phát hiện có tồn dư chất cấm nhóm Beta agonist, Cục Chăn nuôi đã kịp thời chỉ đạo các địa phương thực hiện việc kiểm tra giám sát chất cấm trong chăn nuôi trên phạm vi cả nước:
Tháng 3/2012 Cục Chăn nuôi gửi Văn bản số 230/CN-TĂCN ngày 16/3/2012 chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức kiểm tra lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, nước tiểu lợn và mẫu thực phẩm chăn nuôi (thịt, gan lợn) để kiểm tra chất cấm nhóm Beta agonist. Đồng thời cục cũng ra Văn bản số 229/CN-TĂCN ngày 16/3/2012 chỉ đạo các Phòng thử nghiệm đã được chỉ định kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ nông nghiệp và PTNT tập trung nguồn lực thực hiện phân tích các mẫu do các cá nhân, đơn vị yêu cầu kiểm tra chất cấm và báo cáo kết quả thực hiện phân tích chất cấm trong chăn nuôi trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 gửi về Cục Chăn nuôi.
Bên cạnh việc chỉ đạo các địa phương triển khai công tác kiểm tra, Cục Chăn nuôi đã thành lập gấp 2 đoàn công tác có sự tham gia của các đơn vị phân tích đi lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, mẫu thịt, gan lợn để kiểm tra chất cấm tại 15 tỉnh ở miền Bắc và duyên hải Nam Trung Bộ (từ Bắc Giang đến Quảng Nam).
Tình hình sử dụng chất cấm thuộc nhóm Beta Agonist trong chăn nuôi hiện nay đã cơ bản được kiểm soát do có sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, có quan điểm chỉ đạo đúng là không giấu nhưng phải sát thực tế nhờ vậy đã tranh thủ được dư luận xã hội, nhất là giới truyền thông.
Tuy vậy tình hình quản lý và sử dụng chất cấm thuộc nhóm Beta Agonist trong chăn nuôi vẫn còn nhiều phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát trở lại.
2. Công tác chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong thời gian tới
- Tiếp tục chỉ đạo và phối hợp với các địa phương tăng cường công tác kiểm tra giám sát tình hình kinh doanh sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi ở tất cả các khâu từ nhập khẩu qua biên giới đến các cơ sở kinh doanh TĂCN, thuốc thú y, cơ sở chăn nuôi, giết mổ và buôn bán, chế biến thực phẩm (trong đó có cả thực phẩm nhập khẩu);
- Thời gian tới, tăng cường phối hợp trong quản lý giám sát chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm một cách đồng bộ và toàn diện giữa các Bộ ngành liên quan ở Trung ương, như: Nông nghiệp, Y tế, Công Thương và Công an.
- Các cơ quan, tổ chức khi nghiên cứu khảo sát và kiểm soát các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi chỉ công bố kết quả phân tích khẳng định bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ hoặc sắc ký khí khối phổ để tránh những sai sót do dương tính giả gây nên;
- Cơ quan Trung ương và địa phương tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến nghiệp vụ, chuyên môn trong quản lý giám sát chất lượng và VSATTP trong chăn nuôi và tuyên truyền giáo dục người dân về ATTP trong chăn nuôi;
- Các địa phương cân đối đủ kinh phí và tổ chức thường xuyên hoạt động kiểm soát chất lượng và ATVSTP đối với vật tư, nông sản, trong đó đặc biệt là thực hiện Thông tư 14 và kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi;
Bộ Nông nghiệp và PTNT xin báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, Khánh Hòa, Hậu Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long để trả lời kiến nghị của cử tri./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 3932/BNN-VP năm 2013 về trả lời cử tri đúng hạn theo quy định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 2987/BNN-QLCL năm 2013 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 623/BNV-CQĐP năm 2013 trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII về sửa đổi Nghị định 92/2009/NĐ-CP do Bộ Nội vụ ban hành
- 4Công văn 6052/VPCP-V.I năm 2017 về công tác phòng, chống sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng là vật tư nông nghiệp, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Công văn 3932/BNN-VP năm 2013 về trả lời cử tri đúng hạn theo quy định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 2987/BNN-QLCL năm 2013 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 623/BNV-CQĐP năm 2013 trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII về sửa đổi Nghị định 92/2009/NĐ-CP do Bộ Nội vụ ban hành
- 4Công văn 6052/VPCP-V.I năm 2017 về công tác phòng, chống sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng là vật tư nông nghiệp, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 3217/BNN-CN trả lời kiến nghị của cử tri về thanh tra, kiểm tra việc sử dụng Chất cấm, chất tạo nạc trong chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 3217/BNN-CN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 19/09/2012
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/09/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực