- 1Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 2Quyết định 326/QĐ-TTg năm 2022 về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 499/NQ-UBTVQH15 năm 2022 về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2581/BTNMT-TCQLĐĐ | Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2022 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trong thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự nỗ lực của các cấp chính quyền, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng; đã tạo lập được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai đồng bộ, chặt chẽ; đảm bảo việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở đô thị; thị trường bất động sản dần hồi phục; tạo ra những động lực cho phát triển đô thị, tăng đáng kể nguồn thu cho ngân sách, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn bộc lộ một số tồn tại, bất cập như: Việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất tại một số nơi còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường quyền sử dụng đất ở; còn có trường hợp không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng nhưng chưa được xử lý triệt để; quá tải trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai tại một số địa phương.
Để phát huy các điểm mạnh và khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, đồng thời triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:
1. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong trong công tác quản lý nhà nước về đất đai:
- Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai trên môi trường điện tử. Rà soát, đánh giá, xác định thủ tục hành chính phù hợp triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và công bố danh mục dịch vụ công tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia nhằm đẩy mạnh việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai trực tuyến để người dân, doanh nghiệp vẫn giải quyết được thủ tục hành chính nhưng giảm thiểu việc đến nơi nộp hồ sơ.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai và Bưu điện để trao đổi, thống nhất phương thức triển khai thực hiện về việc tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, tài liệu và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai như: Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích đối với thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; luân chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính giữa các đơn vị Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như việc chuyển phát các công văn, tài liệu về đất đai đến các cơ quan có liên quan đối với trường hợp phải chuyển bản giấy qua dịch vụ Bưu chính công ích.
- Tổ chức quản lý chặt chẽ dữ liệu hình thành trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính theo quy định. Trong trường hợp chưa chuẩn bị được hạ tầng và các điều kiện để vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, căn cứ vào điều kiện thực trạng về hạ tầng, nhu cầu, nguồn lực của địa phương, cần nghiên cứu xây dựng đơn giá cho thuê dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin (giải pháp đồng bộ cả phần cứng phục vụ cài đặt phần mềm, lưu trữ dữ liệu và đường truyền) để các Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện lưu trữ dữ liệu, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, tận dụng nguồn lực của các thành phần kinh tế.
2. Khẩn trương triển khai, hoàn thành việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025 cấp tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện theo tinh thần Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 và tại Nghị quyết số 499/NQ-UBTVQH15 ngày 28 tháng 3 năm 2022 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 9 và đảm bảo các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ cho các địa phương tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022. Công khai, minh bạch thông tin quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất về cơ sở dữ liệu, bản đồ trong hệ thống quy hoạch, bao gồm quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có liên quan; đảm bảo tỉnh đồng bộ, thống nhất về cơ sở dữ liệu, bản đồ giữa quy hoạch sử dụng đất quốc gia với quy hoạch tỉnh, giữa quy hoạch tỉnh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; giữa kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
3. Chấn chỉnh hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, trong đó tập trung vào việc thực hiện đúng quy định các trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất, nhất là những khu đất “vàng” sau khi rà soát, sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất của Nhà nước để chống thất thu cho ngân sách nhà nước và phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai. Chỉ đạo tổ chức lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất chi tiết, để tổ chức theo dõi, kiểm tra. Trong phương án đấu giá quyền sử dụng đất phải quy định rõ điều kiện của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá (năng lực về tài chính, kỹ thuật, ký quỹ, nguồn vốn của chủ đầu tư, thời gian đưa đất vào sử dụng theo đúng tiến độ nếu trúng đấu giá…); làm tốt công tác xác định giá khởi điểm bảo đảm giá khởi điểm phù hợp với giá thị trường. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo công khai minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, không để xảy ra tình trạng thông đồng, móc ngoặc trong các cuộc đấu giá.
Đẩy nhanh tiến độ xác định giá đất cụ thể để thu nghĩa vụ tài chính đối với các dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất. Tăng cường chỉ đạo việc phối hợp và làm rõ trách nhiệm giữa các cơ quan định giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất để tổ chức thực hiện tốt việc quản lý, xác định giá đất cụ thể, bảo đảm tính đúng, tính đủ theo quy định.
Trên đây là một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Chỉ thị 03/CT-BTNMT năm 2010 chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Công văn 3064/BTNMT-TCQLĐĐ về thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Quyết định 1141/QĐ-BTNMT năm 2020 về phê duyệt Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (Dự án VILG) do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Công văn 4507/BTC-QLCS năm 2022 về hoạt động của Quỹ phát triển đất của địa phương do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 1815/BTP-KTrVB năm 2022 về kết quả kiểm tra Quyết định 25/2017/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Bộ Tư pháp ban hành
- 6Công văn 4898/BTNMT-TCQLĐĐ năm 2022 tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Chỉ thị 03/CT-BTNMT năm 2010 chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 3Công văn 3064/BTNMT-TCQLĐĐ về thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Quyết định 1141/QĐ-BTNMT năm 2020 về phê duyệt Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (Dự án VILG) do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Quyết định 326/QĐ-TTg năm 2022 về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 499/NQ-UBTVQH15 năm 2022 về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV
- 7Công văn 4507/BTC-QLCS năm 2022 về hoạt động của Quỹ phát triển đất của địa phương do Bộ Tài chính ban hành
- 8Công văn 1815/BTP-KTrVB năm 2022 về kết quả kiểm tra Quyết định 25/2017/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Bộ Tư pháp ban hành
- 9Công văn 4898/BTNMT-TCQLĐĐ năm 2022 tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Công văn 2581/BTNMT-TCQLĐĐ năm 2022 về giải pháp tăng cường công tác quản lý đất đai trong tình hình hiện nay do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 2581/BTNMT-TCQLĐĐ
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 16/05/2022
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: Lê Minh Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/05/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực