Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 2458/LĐTBXH–TT
V/v tăng cường công tác lao động, tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước

Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 1999

 

Kính gửi

- Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Các tổng công ty hạng đặc biệt

 

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước bước đầu triển khai thực hiện chính sách tiền lương doanh nghiệp tương đối phù hợp, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, có hiệu qủa, ổn định được việc làm, thu nhập và đời sống cho người lao động. Tuy nhiên, tổ chức chỉ đạo một số nội dung, như: định mức lao động; xây dựng tiêu chuẩn và tổ chức thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng quy chế trả lương, trong doanh nghiệp; xếp hạng doanh nghiệp tổ chức và củng cố bộ phận chuyên trách làm công tác lao động - tiền lương trong doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, chưa làm tốt nên tác dụng còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc quản lý lao động, nâng bậc lương, trả lương đúng với năng suất lao động, chất lượng và hiệu qủa sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, làm hạn chế nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, tiền lương.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc tổng công ty 91/TTg cần tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai thực hiện những nội dung sau:

1/ Khẩn trương rà soát lại các định mức lao động. Trên cơ sở đó bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới định mức lao động và đăng ký định mức lao động theo quy định tại Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Để làm tốt công tác này, cần lập Tổ hoặc Hội đồng xây dựng định mức giúp Giám đốc hoàn chỉnh hệ thống các định mức lao động trong doanh nghiệp, trong đó coi trọng các định mức lao động tổng hợp. Sau khi hoàn chỉnh các định mức, chậm nhất vào tháng 12/1999 doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký các định mức tổng hợp với cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý. Hồ sơ đăng ký định mức, gồm:

- Công văn đề nghị;

- Hệ thống định mức tổng hợp đăng ký theo mẫu gửi kèm theo công văn này;

- Bản thuyết minh phương pháp và các bước xây dựng định mức lao động tổng hợp.

Cơ quan tiếp nhận đăng ký định mức lao động có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện định mức của doanh nghiệp đã đăng ký.

Từ năm 2000 trở đi, những doanh nghiệp chưa đăng ký định mức lao động với cơ quan có thẩm quyền thì sẽ không giao đơn giá tiền lương và qũy lương thực hiện của doanh nghiệp được quyết toán tối đa trên cơ sở số lao động thực tế có mặt, lương cấp bậc bình quân của công nhân, viên chức và mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước nước quy định (năm 1999 là 144.000 đồng/tháng).

2/ Triển khai việc xây dựng tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quy định tại Thông tư số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 4/4/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm cơ sở cho việc thi nâng ngạch trong doanh nghiệp nhà nước. Các cơ quan quản lý có thẩm quyền không giải quyết việc chuyển ngạch của cán bộ, viên chức theo đề nghị của doanh nghiệp, nếu không có kết qủa thi chuyển ngạch theo tiêu chuẩn đã được đăng ký.

3/ Thực hiện việc xây dựng quy chế trả lương theo hướng dẫn tại văn bản số 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện việc trả lương đúng với kết qủa lao động, Ban Giám đốc doanh nghiệp nhà nước chỉ đạo bộ phận chuyên trách công tác lao động - tiền lương xây dựng quy chế trả lương và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý.

4/ Triển khai xếp hạng doanh nghiệp và phải hoàn thành trong năm 1999 theo quy định tại Thông tư số 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính. Đối với những Bộ, ngành, địa phương có nhiều doanh nghiệp thì phải thành lập Hội đồng xếp hạng doanh nghiệp do Lãnh đạo của Bộ, ngành, địa phương làm Chủ tịch để chỉ đạo việc xếp hạng doanh nghiệp bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ thời gian quy định.

Viên chức quản lý doanh nghiệp (Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) không có quyết định xếp hạng và xếp lương của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam không giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội theo mức lương trái với quy định.

5/ Tiến hành ngay việc xây dựng, bố trí biên chế cho bộ phận chuyên trách làm công tác lao động - tiền lương theo văn bản số 980/LĐTBXH-TL ngày 24/3/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tùy theo quy mô, mức độ phức tạp quản lý, doanh nghiệp cần thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác lao động - tiền lương và bố trí, sắp xếp số viên chức làm công tác lao động, tiền lương cho phù hợp. Những doanh nghiệp đã có Phòng (hoặc Ban) chuyên trách công tác lao động, tiền lương nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thì phải củng cố, bảo đảm đủ số viên chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Căn cứ các nội dung nêu trên, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty 91/TTg chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý triển khai thực hiện và gửi báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31/12/1999. Bộ lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ tình hình thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương và Tổng công ty 91/TTg sẽ tổng hợp, đánh giá để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

 

BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI




Nguyễn Thị Hằng

 

Bộ, ngành

Tỉnh, thành phố

Doanh nghiệp

BIỂU ĐĂNG KÝ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TỔNG HỢP THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH BIÊN CỦA DOANH NGHIỆP
(Kèm theo công văn số 2458/LĐTBXH-TL ngày 20/7/1999 của Bộ LĐTBXH)

Biểu số 1

Số TT

Tên sản phẩm định mức

Khối lượng sản phẩm

Định mức lao động tổng hợp

Lao động bình quân thực tế đang sử dụng năm đăng ký

Đơn vị tính

Năm đăng ký

Đơn vị tính

Tsp

Trong đó:

Tcn

Tpv

Tql

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

- Sản phẩm X:

 

 

 

 

 

 

 

 

2

- Sản phẩm Y:

 

 

 

 

 

 

 

 

3

- ..........:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm quy đổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...., ngày ... tháng ... năm
Người lập biểu
(Ký, họ tên, chức danh)


Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

- Cột 2 Ghi tên các sản phẩm quy đổi ở dòng sản phẩm quy đổi, trường hợp không quy đổi được thì ghi sản phẩm cụ thể.

- Cột 6,7,8,9: được xác định theo quy định tại điểm 2, phần A, mục III Thông tư số 14/LĐTBXH-TT và được giải trình rõ trong bản thuyết minh phương pháp và các bước xây dựng định mức lao động tổng hợp theo đơn vị sản phẩm

- Các doanh nghiệp thành viên của TCTy cũng sử dụng biểu này để đăng ký định mức với TCTy.

 

Bộ, ngành

Tỉnh, thành phố

Doanh nghiệp

BIỂU ĐĂNG KÝ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TỔNG HỢP THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH BIÊN CỦA DOANH NGHIỆP
(Kèm theo công văn số 2458/LĐTBXH-TL ngày 20/7/1999 của Bộ LĐTBXH)

Biểu số 2

Số TT

Tên các đơn vị, bộ phận định biên

Định biên năm đăng ký

Lao động thực tế bình quân đang sử dụng năm đăng ký

Ldb

Trong đó

 

Trong đó

Lyc

Lpv

Lbs

Lql

Ltt

Lyc

Lpv

Lql

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

Đơn vị A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đơn vị B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...., ngày ... tháng ... năm .....
 Người lập biểu
(Ký, họ tên, chức danh)


Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

- Cột 2 Ghi tên các đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp được định biên lao động.

- Cột 3,4,5,6,7: được xác định theo quy định tại điểm 2, phần B, mục III Thông tư số 14/LĐTBXH-TT và được giải trình rõ trong bản thuyết minh phương pháp và các bước xây dựng định mức lao động tổng hợp.

- Các doanh nghiệp thành viên TCTy cũng sử dụng biểu này để đăng ký định mức với TCTy.

 

Bộ, ngành

Tỉnh, thành phố

Doanh nghiệp:

BIỂU ĐĂNG KÝ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TỔNG HỢP THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH BIÊN CỦA DOANH NGHIỆP
(Kèm theo công văn số 2458/LĐTBXH-TL ngày 20/7/1999 của Bộ LĐTBXH)

Biểu số 4

Số TT

Tên các đơn vị thành viên

Định biên năm đăng ký

Lao động thực tế bình quân đang sử dụng năm đăng ký

Ldb

Trong đó

Ltt

Trong đó

Lyc

Lpv

Lbs

Lql

Lyc

Lpv

Lql

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

Đơn vị A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đơn vị B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...., ngày ... tháng ... năm ...
Người lập biểu
(Ký, họ tên, chức danh)


Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

- Cột 2 Ghi định mức định biên của các đơn vị thành viên của TCTy được xây dựng trong biểu số 2, dòng tổng cộng.

- Cột 3,4,5,6,7 được xác định theo quy định tại điểm 2, phần B, mục III Thông tư số 14/LĐTBXH-TT và được giải trình rõ trong bản thuyết minh phương pháp và các bước xây dựng định mức lao động tổng hợp.

- Tổng Công ty gửi đăng ký biểu số 4 kèm theo biểu số 1

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2458/LĐTBXH-TT về tăng cường công tác lao động, tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 2458/LĐTBXH-TT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 20/07/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Nguyễn Thị Hằng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/07/1999
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản